Câu hỏi

08/05/2013 10:02
Hỏi về bệnh đổ mồ hôi trộm?
Tôi bị bệnh mồi hôi trộm (đặc biệt hay ra mồ hôi ở vùng tay, chân và vào những ngày nồm); khi bắt đầu chảy mồ hôi tay có thể chảy thành giọt. Tôi có nghe bệnh viện Việt Ðức có thể chữa được. Vậy xin cho tôi biết phương pháp chữa của bệnh viện và có ảnh hưởng gì sau khi chữa không (đặc biệt là các tác dụng phụ)?.
ChinaGirl
08/05/2013 10:02
thang_star
08/05/2013 10:02
Danh sách câu trả lời (2)

Tôi có thể điều trị được ra mồ hồi nhiều. Nếu ở TPHCM bạn liên hệ 0934 068 468. YM: nghiauapz. Điều trị bằng thuốc bắc, không tác dụng phụ

Bệnh viện Việt Đức và nhiều trung tâm y tế lớn của Hà Nội có thể thực hiện được phương pháp này. Đó là dựa trên nguyên lý hệ thống hạch giao cảm nằm cạnh cột sống ngực có liên quan đến điều tiết mồ hôi. Trường hợp bị ra mồ hôi nhiều quá mức ở tay chân; người ta diệt hạch giao cảm này bằng phương pháp phẫu thuật, hiện nay thực hiện nhiều bằng phẫu thuật nội soi. Sau mổ, có một số trường hợp có thể bị tái phát lại, hoặc ra nhiều mồ hôi bù như ra nhiều mồ hôi đầu, nách,...
Hiện nay, ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp mới để điều trị bệnh này: phương pháp điện phân.: Phương pháp Ionophorese không đòi hỏi bệnh nhân phải phẫu thuật, không cần dùng thuốc và cho hiệu quả rất cao. Phương pháp này khá phổ biến trên thế giới, nhưng hiện mới chỉ được áp dụng tại bệnh viện Việt - Pháp, Hà Nội. Để điều trị, bệnh nhân ngâm chân, tay vào trong một dung dịch ion, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện cường độ 10 miliampe sẽ làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít hơn. Đầu tiên, bệnh nhân được điều trị tích cực trong khoảng 1 tháng, với 3 buổi/tuần và mỗi buổi kéo dài 20 phút (với tay), 20 phút (với chân). Đến buổi điều trị thứ 6-7, chân tay bệnh nhân đã gần như khô hẳn. Sau đó, tùy từng người, sẽ tiếp tục được điều trị 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần. Khi điều trị, bệnh nhân chỉ thấy hơi tê tê ở cánh tay hoặc chân, chứ không có tác dụng phụ nào đặc biệt.
Cũng lưu ý những trường hợp không áp dụng được phương pháp này là trẻ em dưới 12 tuổi (vì các cháu thường sợ, không hợp tác với bác sĩ), người đang đeo máy tạo nhịp tim, người bị chấn thương có đóng nẹp, đinh vít kim loại trong người và phụ nữ có mang.
Hiện nay, ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp mới để điều trị bệnh này: phương pháp điện phân.: Phương pháp Ionophorese không đòi hỏi bệnh nhân phải phẫu thuật, không cần dùng thuốc và cho hiệu quả rất cao. Phương pháp này khá phổ biến trên thế giới, nhưng hiện mới chỉ được áp dụng tại bệnh viện Việt - Pháp, Hà Nội. Để điều trị, bệnh nhân ngâm chân, tay vào trong một dung dịch ion, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện cường độ 10 miliampe sẽ làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít hơn. Đầu tiên, bệnh nhân được điều trị tích cực trong khoảng 1 tháng, với 3 buổi/tuần và mỗi buổi kéo dài 20 phút (với tay), 20 phút (với chân). Đến buổi điều trị thứ 6-7, chân tay bệnh nhân đã gần như khô hẳn. Sau đó, tùy từng người, sẽ tiếp tục được điều trị 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần. Khi điều trị, bệnh nhân chỉ thấy hơi tê tê ở cánh tay hoặc chân, chứ không có tác dụng phụ nào đặc biệt.
Cũng lưu ý những trường hợp không áp dụng được phương pháp này là trẻ em dưới 12 tuổi (vì các cháu thường sợ, không hợp tác với bác sĩ), người đang đeo máy tạo nhịp tim, người bị chấn thương có đóng nẹp, đinh vít kim loại trong người và phụ nữ có mang.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip