
Hỏi về bệnh viêm phổi cấp ?
Xin cho hỏi, bạn gái tôi năm nay 23t, hiện đang có triệu chứng sốt nhiều lần trong ngày, nhiệt độ trung bình giao động từ 37 - 38 độ.
Tôi đã đưa đi khám, xét nghiệm, và chụp XQuang, kết quả bác sỹ chuẩn đoán là viêm phổi cấp với các dấu hiệu: Bạch Cầu tăng, nhịp tim nhanh và đặc biệt có 1 cái viêm ở gần cuống phổi (phía bên trái). Bạn tôi đã truyền dịch và uống thuốc đến hnay là 5 ngày nhưng không thấy đỡ.
Ngày trước hay sốt vào buổi chiều (5h -6h) là thời điểm đi làm về, nhưng bây giờ hay sốt vào buổi sáng, có hôm lại buổi tối. Trước khi đi khám, bạn tôi đã có triệu chứng tức ngực trong 1 tuần gần về cuối mới hay bị sốt.
Đặc biệt là bị viêm phổi nhưng k bị ho chỉ bị tức ngực.
Xin hỏi, triệu chứng như vậy có phải viêm phổi cấp tính không? và thường điều trị nó trong bao lâu mới khỏi?tôi thấy lo vì đã uống thuốc 5 ngày rồi mà không có dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
Xin cảm ơn.

Điều trị bệnh viêm phổi
Nguyên tắc điều trị
Nên điều trị kháng sinh sớm cho các BN viêm phổi do vi khuẩn.
Dùng kháng sinh có tác dụng với căn nguyên gây bệnh, lưu ý tới tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn tại địa phương.
Chú ý khai thác tiền sử dị ứng thuốc, tương tác thuốc.
Thời gian dùng kháng sinh thông thường khoảng 10 ngày, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Tuân thủ theo đúng các nguyên tắc dược lực học, dược động học của các kháng sinh. Đối với các thuốc kháng sinh loại phụ thuộc thời gian cần duy trì thời gian nồng độ thuốc cao trong máu kéo dài để đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn.
Lúc mới vào viện, chưa xác định được căn nguyên
Bệnh nhân điều trị ngoại trú:
Các thuốc ưa dùng (không bắt buộc): doxycycline, macrolide hay fluoroquinolone. Những thuốc này có hoạt tính chống lại hầu hết các vi khuẩn bao gồm: S. pneumoniae, M. pneumoniae, và C. pneumoniae.
Với những bệnh nhân người lớn hoặc có bệnh mạn tính kèm theo, fluoroquinolone có thể là thuốc thích hợp hơn.
Đánh giá hiệu quả kháng sinh sau 2-3 ngày điều trị. Nếu không đỡ phải khám lại. Đặc biệt là khi khó thở tăng lên, sốt cao quá 4 ngày, rối loạn ý thức hoặc không ăn uống được cần đến bệnh viện ngay.
Bệnh nhân điều trị tại viện:
Khoa điều trị: (Nội – Hô Hấp): Cephalosporin phổ rộng kết hợp với 1 thuốc macrolide hoặc ß- lactam/ức chế men ß-lactamase kết hợp với macrolide, hoặc fluoroquinolone.
Khoa điều trị tích cực:
Cephalosporin phổ rộng hoặc ß- lactam/ức chế men ß-lactamase kết hợp với macrolide, hoặc fluoroquinolone.
Có bệnh cấu trúc phổi: thuốc kháng pseudomonas (piperacillin, piperacillin-tazobactam, carbapenem, hay cefepim), thêm 1 thuốc fluoroquinolone (liều cao ciprofloxacin).
Dị ứng ß-lactam: fluoroquinolone có kèm hay không clindamycin.
Nghi ngờ viêm phổi do hít phải: fluoroquinolone, có kèm hay không clindamycin, metronidazole, hay 1 ß-lactam/ức chế men ß-lactamase.
Khi xác định được căn nguyên gây bệnh
Theo phác đồ hướng dẫn của Hội lồng ngực Anh (2004)
Bảng 2: Phác đồ điều trị viêm phổi theo căn nguyên của Hội lồng ngực Anh (2004)
Vi khuẩn | Kháng sinh ưu tiên | Kháng sinh thay thế |
S. pneumoniae | Amoxicilina 500mg- 1g/ lần x 3 lần/ ngày (uống), hoặc | Erythromycin 500mg/lần x 4 lần/ ngày (uống), hoặc |
Benzylpenicillin 1,2 g/ lần x 4 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch) | Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (uống), hoặc | |
(a): Có thể dùng với liều cao hơn 3g/ ngày ở những trường hợp VK nhạy cảm trung gian. | Cefuroxime 0,75g-1,5 g/ lần x 3 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch), hoặc | |
Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 lần/ ngày (tĩnh mạch), hoặc | ||
Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm tĩnh mạch 1 lần duy nhất) | ||
M. pneumoniae | Erythromycin 500mg/lần x 4 lần/ ngày (uống, tiêm TM), hoặc | Tetracycline 250-500mg/ lần x 4 lần ngày (uống), hoặc |
C. pneumoniae | Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (uống, tiêm tĩnh mạch) | Fluoroquinoloneb (uống, tiêm tĩnh mạch) |
(b) Các quinolone thay thế khác: ciprofloxacin, ofloxacin, moxifloxacin, levofloxacin | ||
C. psittaci | Tetracycline 250-500mg/ lần x 4 lần ngày (uống), hoặc 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch) | Erythromycin 500mg/lần x 4 lần/ ngày (uống) hoặc |
C. burnetii | Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch) | |
Legionella spp | Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày (uống, tiêm tĩnh mạch) | Fluoroquinolone (uống, tiêm tĩnh mạch) |
Thời gian dùng kháng sinh: 3 tuần | Có thể kết hợp với RifampicineC 600mg/ lần x 1-2 lần/ ngày (uống hoặc tiêm TM) | |
H. influenza | VK không tiết ß lactamase | Cefuroxime 1,5 g/ lần x 3 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch), hoặc |
Amoxicilin 500mg/ lần x 3 lần/ ngày (uống), hoặc | Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 lần/ ngày (tĩnh mạch), hoặc | |
Ampicillin 0,5 g/lần x 4 lần/ ngày (tĩnh mạch) | Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm tĩnh mạch 1 lần duy nhất) | |
VK có tiết ß lactamase | ||
Amoxi- clavulanic 625 mg/ lần x 3 lần/ ngày (uống), hoặc 1,2 g/lần x 3 lần/ ngày (tiêm TM) | Fluoroquinoloneb (uống, tiêm tĩnh mạch) | |
Trực khuẩn gram âm đường ruột | Cefuroxime 1,5 g/ lần x 3 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch), hoặc | Fluoroquinoloneb (uống, tiêm tĩnh mạch), hoặc |
Cefotaxime 1-2 g/ lần x 3 lần/ ngày (tĩnh mạch), hoặc | Imipenem 500mg/ lần x 4 lần /ngày (tĩnh mạch), hoặc | |
Ceftriaxone 2g/ ngày (tiêm tĩnh mạch 1 lần duy nhất) | Meropenem 0,5- 1g/ lần x 3 lần/ ngày (tĩnh mạch) | |
P. aeruginosa | Ceftazidime 2g/ lần x 3 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạh) | Ciprofloxacin 400mg/ lần x 2 lần ngày (tĩnh mạch), hoặc |
Thời gian dùng kháng sinh: 2 tuần | Kết hợp với gentamycin hoặc tobramycin | Piperacillin 4g/ lần x 3 lần /ngày (tĩnh mạch) |
Kết hợp với Gentamycin hoặc tobramycin | ||
Staphylococcus aereus | Nhạy cảm Methicillin | Teicoplanin 400mg/ lần x 2 lần/ ngày (tĩnh mạch). Có thể kết hợp với RifampicineC 600mg/ lần x 1-2 lần/ ngày (uống hoặc tiêm TM) |
Flucloxacin 1-2g/ lần x 4 lần/ ngày (tĩnh mạch). Có thể kết hợp với RifampicineC 600mg/ lần x 1-2 lần/ ngày (uống hoặc tiêm TM) | ||
Kháng Methicillin | Linezoid 600mg/ lần x 2 lần/ ngày (tĩnh mạch hoặc uống) | |
Vancomycin 1g/ lần x 2 lần/ ngày (tĩnh mạch) |
Điều trị viêm phổi do virút
Tuỳ theo từng căn nguyên mà dùng các thuốc kháng virút thích hợp. Chú ý điều trị bội nhiễm vi khuẩn nhất là ở các BN viêm phổi nặng phải can thiệp thở máy không xâm nhập hoặc xâm nhập.
~> Để cần thêm thông tin về bệnh viêm phổi, mời bạn vào đây!

Thời gian gần đây ở Hồng Kông (Trung Quốc) có một số ca bệnh viêm phổi do một loài vi khuẩn gây nên, với bệnh cảnh nguy hiểm, có khả năng gây chết người và lây lan nhanh. Tác nhân gây bệnh viêm phổi cấp tính được xác định là vi khuẩn Legionella.
Một số nét về vi khuẩn Legionella
Vào tháng giêng năm 1976 xảy ra một vụ dịch viêm phổi trong quân đội ở TP. Philadenphia nước Mỹ, vụ dịch có tới 4.400 lính bị mắc bệnh do vi khuẩn Legionella gây nên, với số người tử vong khá cao (28 người). Từ vụ dịch này người ta đặt tên cho loại bệnh đó với các tên khác nhau như: Philly Killer, Legion Fever, Legion Malady và cuối cùng là tên Legionnaires. Vi khuẩn Legionella có thể sống ở nhiệt độ từ 29 - 40oC (nhiệt độ tối ưu là 35oC). Tuy vậy, nó cũng có thể tồn tại được ở nhiệt độ 50oC trong thời gian 30 phút. Một đặc điểm cần lưu ý là vi khuẩn Legionella có khả năng sinh sản rất nhanh trong nước ấm.
Hình ảnh viêm phổi cấp tính do Legionella.
Tuy nhiên để gây bệnh thì vi khuẩn phải hội đủ 3 yếu tố chính, đó là độc lực của vi khuẩn phải mạnh, số lượng vi khuẩn vào cơ thể phải đủ lớn (thường phải có số lượng lớn hơn 102 vi khuẩn/ ml) và sức đề kháng của cơ thể yếu, kém. Đặc biệt vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người thì chúng sinh sản trong đại thực bào và thuộc loại gây bệnh nội bào.
Ai dễ bị nhiễm bệnh?
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Legionella. Sau khi vào cơ thể vi khuẩn Legionella có khả năng gây viêm phổi cấp tính, nặng. Vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người, gây bệnh và rất có thể lây theo đường hô hấp do bản thân người bệnh làm nhiễm nguồn nước như vòi nước, khăn, chậu rửa mặt. Người ta cũng đề cập đến khả năng sẽ có nhiều người bị bệnh do vi khuẩn này khi sử dụng chung điều hòa trung tâm trong nhà máy hoặc trong bệnh viện. Tuy vậy cho đến nay người ta chưa thấy vi khuẩn Legionella lây trực tiếp từ người sang người. Ngoài gây viêm phổi thì Legionella có thể gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhẹ. Người ta thấy rằng khi gặp viêm phổi do Legionella thường bệnh nặng, xuất hiện nhanh với bất kỳ người nào khi chưa có miễn dịch với vi khuẩn Legionella thì đều có khả năng mắc bệnh do Legionella. Người ta thấy rằng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, sức đề kháng kém, người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và những đối tượng suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS, suy dinh dưỡng, trẻ còi xương, tiêu chảy kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hoặc bệnh nhiễm khuẩn kéo dài, nằm viện dài ngày…
Tiêu bản vi khuẩn Legionella.
Biểu hiện khi bị viêm phổi do Legionella
Bệnh diễn biến rất nhanh, biểu hiện là sốt cao có khi lên đến 39 - 40oC. Sốt cao kèm theo rét run. Sau một thời gian ngắn xuất hiện ho và khạc ra đờm. Đờm giai đoạn đầu đặc sau đó lỏng dần và số lượng cũng càng tăng lên do niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương và kích thích mạnh. Một triệu chứng khá điển hình của viêm phổi cấp tính do vi khuẩn Legionella gây nên là đau, tức ngực và có biểu hiện của triệu chứng thần kinh rất điển hình như nhức đầu, lú lẫn, nhiều khi mê sảng. Không chỉ gây tổn thương ở tổ chức phổi mà có hơn quá nửa số bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận. Chụp Xquang phổi sẽ thấy hình ảnh đông đặc ở thùy hoặc phân thùy hoặc có thể có nốt mờ rải rác lan tỏa khắp hai phổi. Nếu có thể thực hiện thêm kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (city scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) thì việc xác định tổn thương ở phổi càng có giá trị hơn giúp cho chẩn đoán xác định bệnh.
Vừa qua, một quan chức ngành giáo dục làm việc tại trụ sở chính của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông được phát hiện mắc căn bệnh chết người Legionnaires. Đây là một dạng viêm phổi nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng do vi khuẩn Legionella gây ra. Các chuyên gia y tế cho biết, mật độ vi khuẩn trong tòa nhà cao gấp 14 lần mức cho phép, tập trung ở vòi nước trong bếp ăn tập thể, phòng ăn, phòng làm việc… Tuy nhiên, loại vi khuẩn này không lây lan trực tiếp từ người sang người và có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh nguồn nước và đường hô hấp trên.
Về điều trị: Trong điều trị bệnh do vi khuẩn Legionella người ta khuyên không dùng kháng sinh loại bêta lactam vì vi khuẩn này đã đề kháng tự nhiên với các loại kháng sinh thuộc họ này (vì vi khuẩn Legionella có men bêta lactamase). Người ta cũng khuyên nên xem xét, cân nhắc điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn Legionella bằng kháng sinh erythromyxin vì loại kháng sinh này ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn Legionella còn có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh đường hô hấp như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae… Bên cạnh đó cần dựa vào hướng dẫn của phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Điểm khó khăn trong giai đoạn hiện nay là vi khuẩn khó nuôi cấy cho nên chưa thực hiện được kỹ thuật kháng sinh đồ để giúp bác sĩ lâm sàng có cơ hội lựa chọn kháng sinh thích hợp.
Phòng bệnh do vi khuẩn Legionella gây ra như thế nào?
Trước hết phải thường xuyên vệ sinh nguồn nước, nhất là các nguồn nước có nguy cơ nhiễm Legionella như bể bơi, ao, hồ và nguồn nước bệnh viện. Các bệnh viện, nhà máy dùng điều hòa trung tâm cần định kỳ lấy mẫu không khí để kiểm tra bằng cách xét nghiệm tìm vi khuẩn Legionella. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, không nên uống rượu. Cần vệ sinh hằng ngày đường hô hấp trên như đánh răng, súc họng bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn… để tránh mắc các bệnh về phổi. Khi nghi ngờ bị bệnh hệ thống hô hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, kịp thời.

Chào bạn
Bạn gái cứ uống hết thuốc theo lời khuyên của bác sĩ nhé , sau khi hết thuốc mà ko đỡ thì nên đi khám lại bạn ạ, nên vào bv lớn như Bạch Mai, Việt Đức, v.v....
1. Viêm phế quản cấp tính là gì?
Phế quản là những ống nhỏ dẫn khí vào trong buồng phổi. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh & ngắn hạn ở các phế quản. Viêm phế quản cấp tính gây ra sưng & tăng tiết dịch (đàm) gây ra khó thở. Có thể có ho và thở khò khè do lượng dịch xuất tiết nhiều trong phế quản.
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp:
Viêm phế quản cấp thường xảy ra do nguyên nhân siêu vi (virus) tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Những triệu chứng như sưng, tiết dịch là hậu quả của những phản ứng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Cần phải có thời gian để cơ thể giết chết siêu vi & làm lành các tổn thương ở phế quản.
Trong hầu hết các trường hợp, các virus thường gây ra cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Những nhà nghiên cứu cho biết các viêm phế quản gây ra bởi vi khuẩn ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Rất hiếm khi viêm phế quản cấp gây ra do nấm.
Bạn bị viêm phế quản như thế nào?
Virus gây ra viêm phế quản cấp bay lơ lững trong không khí hay dính vào tay của người đã bị nhiễm, ..., khi họ ho. Bạn có thể bị viêm phế quản cấp khi tiếp xúc với các virus (hít, tiếp xúc da trực tiếp với virus, ...).
Nếu Bạn có hút thuốc hay môi trường xung quanh nhiều bụi bậm thì Bạn dễ bị viêm phế quản cấp hơn và bị kéo dài hơn. Điều này có thể do các phế quản đã bị tổn thương trước đó và nhiễm siêu vi lần này chỉ là nguyên nhân để bùng phát cơn viêm phế quản cấp.
Vấn đề điều trị:
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần. Do hầu hết các viêm phế quản đều có nguyên nhân virus nên các kháng sinh không có vai trò điều trị ở đây. Ngay cả khi ho có đàm đặc & có màu đi chăng nữa, kháng sinh hầu như cũng không có tác dụng cải thiện bệnh nếu như nguyên nhân là virus.
Nếu Bạn hút thuốc, hãy ngưng thuốc lá hoặc chí ít là giảm thiểu lượng thuốc hít trong thời gian hồi phục viêm phế quản cấp.
Ở một số trường hợp, BS có thể kê toa các thuốc thường thấy trong điều trị hen suyển nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản.
Triệu chứng ho trong viêm phế quản cấp kéo dài bao lâu?
Ho trong viêm phế quản cấp có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Ho kéo dài là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.
Nên đi BS trong các trường hợp sau:
Ho, khò khè kéo dài hơn một tháng, đặc biệt nhiều hơn khi ngủ hay khi vận động nhiều
Ho hơn một tháng và ho khạc ra dịch đàm hôi.
Ho, mệt, sốt cao liên tục
Ho ra máu
Khó thở khi nằm
Sưng phù chân
Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp?
Nếu Bạn hút thuốc thì đây là một lý do để bỏ thuốc. Hút thuốc gây ra tổn thương các cấu trúc phế quản và virus dễ dàng tấn công gây bệnh và làm cho vết thương ở phế quản lâu lành. Ngoài ra thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Viêm phế quản mãn tính
-Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)
- Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể
Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm
Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Điều trị
- Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp
Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong
- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
- Giảm uống rượu
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.