Câu hỏi

30/05/2013 09:41
Hỏi về Hiện tượng cận thị giả?
Hiện tường này gặp ở lứa tuổi nào?
taimuoi
30/05/2013 09:41
Danh sách câu trả lời (1)

Khi phải làm việc quá nhiều, mắt bị điều tiết quá mức, gây nên hiện tượng “cận thị giả” khi nhìn xa. Nghĩa là nhìn xa không rõ nhưng thực chất là không bị cận thị. “Cận thị giả” hay gặp ở lứa tuổi học đường, với tỷ lệ khoảng 20%.
Theo Tiến sĩ Vũ Bích Thủy, Trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt TƯ, rất nhiều em học sinh có hiện tượng cận thị giả và không ít trong số đó phải đeo kính oan.
Bình thường, khi được xác định là cận thị giả, bác sĩ chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân cho mắt nghỉ ngơi khoa học, sau một thời gian mắt sẽ tự điều tiết lại như bình thường. Trong một số trường hợp, vì mắt vẫn không tự trở lại điều tiết bình thường dù đã được nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính mắt chuyên dụng, đó là đeo kính hai tròng, với tròng trên (nhìn xa) không có độ và tròng dưới (nhìn gần, đọc sách) để giúp bệnh nhân đỡ phải điều tiết khi nhìn gần. Sau một thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ quyết định khi nào ngừng đeo kính trên cơ sở khám mắt.
Tuy nhiên, phát hiện cận thị giả không đơn giản, nhất là nếu khám mắt ở ngay các cửa hàng vừa bán kính, vừa đo mắt miễn phí. “Để xác định độ cận thị, cần phải thực hiện đúng quy trình khám mới đánh giá chính xác”, TS Thuỷ cho biết. Cụ thể mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc liệt điều tiết và chọn thời điểm thích hợp để khám.
Ngoài ra, BS Thuỷ cũng cảnh báo, hiện chỉ định đeo kính cận khá tràn lan. Trên thực tế, không phải ai bị cận thị cũng cần đeo kính. Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính khi đọc gần. Nhất là ở lứa tuổi học sinh, cận dưới 0,75 đi ốp bác sĩ chuyên khoa mắt thường không chỉ định đeo kính mà hướng dẫn cho bệnh nhân cách tập luyện, nghỉ ngơi cho mắt để mắt tự điều tiết trở về bình thường.
Theo Tiến sĩ Vũ Bích Thủy, Trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt TƯ, rất nhiều em học sinh có hiện tượng cận thị giả và không ít trong số đó phải đeo kính oan.
Bình thường, khi được xác định là cận thị giả, bác sĩ chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân cho mắt nghỉ ngơi khoa học, sau một thời gian mắt sẽ tự điều tiết lại như bình thường. Trong một số trường hợp, vì mắt vẫn không tự trở lại điều tiết bình thường dù đã được nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính mắt chuyên dụng, đó là đeo kính hai tròng, với tròng trên (nhìn xa) không có độ và tròng dưới (nhìn gần, đọc sách) để giúp bệnh nhân đỡ phải điều tiết khi nhìn gần. Sau một thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ quyết định khi nào ngừng đeo kính trên cơ sở khám mắt.
Tuy nhiên, phát hiện cận thị giả không đơn giản, nhất là nếu khám mắt ở ngay các cửa hàng vừa bán kính, vừa đo mắt miễn phí. “Để xác định độ cận thị, cần phải thực hiện đúng quy trình khám mới đánh giá chính xác”, TS Thuỷ cho biết. Cụ thể mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc liệt điều tiết và chọn thời điểm thích hợp để khám.
Ngoài ra, BS Thuỷ cũng cảnh báo, hiện chỉ định đeo kính cận khá tràn lan. Trên thực tế, không phải ai bị cận thị cũng cần đeo kính. Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính khi đọc gần. Nhất là ở lứa tuổi học sinh, cận dưới 0,75 đi ốp bác sĩ chuyên khoa mắt thường không chỉ định đeo kính mà hướng dẫn cho bệnh nhân cách tập luyện, nghỉ ngơi cho mắt để mắt tự điều tiết trở về bình thường.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip