Câu hỏi

21/05/2013 10:42
Hỏi về những nét mới trong Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mới được ban hành
Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mới được ban hành có gì mới so với Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) năm 1994 ?
kaiba000
21/05/2013 10:42
Danh sách câu trả lời (1)

So với Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) năm 1994, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003 có những điểm mới cơ bản như sau:
1. Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể hơn theo yêu cầu thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng để bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tăng so với quy định tại Luật 1994, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân phản ánh rõ hơn tính đại diện cho cộng đồng dân cư, thành phần xã hội, đơn vị hành chính.
3. Số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ, đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số đối với địa phương có nhiều dân tộc thiểu số được quy định trong Luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng tỷ lệ đại biểu là phụ nữ và người dân tộc thiểu số trong Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Số lượng cử tri ở mỗi khu vực bỏ phiếu được quy định từ 300 đến 4.000 người (tăng 2.000 người so với Luật 1994), tạo cơ sở pháp lý để không tăng số khu vực bỏ phiếu ở các địa phương có dân cư sống tập trung.
5. Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được phân định rõ hơn, cụ thể như sau:
- Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến và điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới đối với cấp tỉnh, cấp huyện hoặc thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (sau đây gọi chung là tổ dân phố) trên địa bàn đối với cấp xã.
- Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Uỷ ban Mặt trận các cấp tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và tham gia giám sát cuộc bầu cử.
6. Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử tăng từ tối đa ba đại biểu (theo quy định tại Luật 1994) lên tối đa năm đại biểu;
Số người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó ít nhất là hai người.
7. Thôn, tổ dân phố được giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trên cơ sở cơ cấu, thành phần, số lượng được phân bổ; quy trình thực hiện do Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn.
8. Số lượng thành viên Hội đồng bầu cử các cấp tăng so với quy định của Luật (sửa đổi) 1994, tạo điều kiện để việc chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức bầu cử ở địa phương được tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
9. Việc lập danh sách cử tri và các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri được quy định rõ và cụ thể hơn.
10. Thời gian chuẩn bị cho ngày bầu cử dài hơn trước do thời điểm công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định là “chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử”; vì vậy việc chuẩn bị cơ sở vật chất và hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử được tiến hành chu đáo, đảm bảo để cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi, thành công.
1. Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể hơn theo yêu cầu thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng để bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tăng so với quy định tại Luật 1994, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân phản ánh rõ hơn tính đại diện cho cộng đồng dân cư, thành phần xã hội, đơn vị hành chính.
3. Số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ, đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số đối với địa phương có nhiều dân tộc thiểu số được quy định trong Luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng tỷ lệ đại biểu là phụ nữ và người dân tộc thiểu số trong Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Số lượng cử tri ở mỗi khu vực bỏ phiếu được quy định từ 300 đến 4.000 người (tăng 2.000 người so với Luật 1994), tạo cơ sở pháp lý để không tăng số khu vực bỏ phiếu ở các địa phương có dân cư sống tập trung.
5. Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được phân định rõ hơn, cụ thể như sau:
- Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến và điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới đối với cấp tỉnh, cấp huyện hoặc thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (sau đây gọi chung là tổ dân phố) trên địa bàn đối với cấp xã.
- Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Uỷ ban Mặt trận các cấp tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và tham gia giám sát cuộc bầu cử.
6. Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử tăng từ tối đa ba đại biểu (theo quy định tại Luật 1994) lên tối đa năm đại biểu;
Số người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó ít nhất là hai người.
7. Thôn, tổ dân phố được giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trên cơ sở cơ cấu, thành phần, số lượng được phân bổ; quy trình thực hiện do Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn.
8. Số lượng thành viên Hội đồng bầu cử các cấp tăng so với quy định của Luật (sửa đổi) 1994, tạo điều kiện để việc chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức bầu cử ở địa phương được tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
9. Việc lập danh sách cử tri và các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri được quy định rõ và cụ thể hơn.
10. Thời gian chuẩn bị cho ngày bầu cử dài hơn trước do thời điểm công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định là “chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử”; vì vậy việc chuẩn bị cơ sở vật chất và hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử được tiến hành chu đáo, đảm bảo để cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi, thành công.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Bầu cử
Rao vặt Siêu Vip