VicoTas
Câu hỏi
Vinh tranquangvinh
21/05/2013 14:08

Hỏi về thành lập công ty?

Toi hien dang co mot xuong san xuat gio xach, nay toi muon thanh lap cong ty de phan phoi hang ra thi truong sau rong hon vay toi can chuan bi nhung thu tuc gi?
Hien nay nha nuoc co yeu cau giam doc cong ty phai can co nhung bang cap gi khong?
De thanh lap cong ty TNHH nha nuoc yeu cau von toi thieu la bao nhieu?, bao nhieu thanh vien?...
Nhung quy dinh ve cach dat ten cho mot cong ty?

Danh sách câu trả lời (5)
Xuân Trọng xuantrong 21/05/2013 14:08

 

 

Dịch vụ tư vấn và tiến hành thủ tục thành lập Công ty cổ phần

Written by admin | 05.09.2012 | Phản hồi đã bị khóa
[Facebook]  [Google]  [Twitter]

Cùng với Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty TNHH, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần được chuyên nghiệp hoá với quy trình tư vấn thành lập công ty có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận tư vấn.

 

1. Tư vấn các quy định của pháp luật đối với loại hình Công ty Cổ phần:

-          Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức;

-          Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành;

-          Tư vấn về mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;

-          Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông;

-          Tư vấn về Tỷ lệ và phương thức góp vốn;

-          Tư vấn về phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

-          Các nội dung khác có liên quan.

2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh:

-              Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước thành lập;

-              Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

-              Soạn thảo Điều lệ Công ty;

-              Soạn thảo danh sách cổ đông;

-              Giấy ủy quyền;

-              Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Đại diện thực hiện các thủ tục:

-              Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh;

-              Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;

-              Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

-              Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp;

-              Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty;

4. Cam kết sau thành lập:

-              Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho Doanh nghiệp;

-              Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;

-              Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty;

-              Giảm 10% phí dịch vụ lần tiếp theo…..

=============================

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LUẬT NEWVISION

Điện thoại: 04.6682.7986/ 6682.8986

Fax: 04.7300 5720

Mobile: Phone: 0918 368 772 – 0985 928 544 (Luật sư Tuấn)

Liên hệ dịch vụ Luật của chúng tôi:

Công ty TNHH Newvision Law – Tu van luat | Tu van dau tu | Tu van giay phep con | dich vu ke toan |huong dan ke khai thue | dich vu dat in hoa don | luat doanh nghiep | tu van so huu tri tue | giay phep kinh doanh | Dang ky nhan hieu | Kieu dang cong nghiep | Ban quyen tac gia

 
E-mail: contact@newvisionlaw.com.vn

            hanoi@newvisionlaw.com.vn

            hcm@newvisionlaw.com.vn

Trụ sở chính tại TP.Hà Nội

Địa chỉ:_Số 26/16 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:_Phòng 606, Block B, Tòa nhà IndoChina Park,

Số 4 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn phòng tại Thái Nguyên

Số 22, Tổ 12, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 028.03755509 – 028.02222549 – 028.03855077

(Luật sư - Nguyễn Mạnh Cường)

Website: 

http://www.newvisionlaw.com.vn

http://www.dichvuketoanvn.com

http://www.luatdoanhnghiepvn.com

http://dangkithuonghieu.org

http://dichvuluat.org

http://thutucvisa.org

http://thanhlapdoanhnghiepviet.com

 

 

avatar 01668686303 21/05/2013 14:08

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Các thương nhân khi muốn thành lập một doanh nghiệp, đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình nào, xin hãy tham khảo một số thông tin sau đây để giúp cho mình lựa chọn dễ dàng hơn.Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình Doanh nghiệp là

- Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;

- Khả năng huy động vốn;

- Rủi ro đầu tư;

- Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;

- Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp Luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Luật về tổ chức và Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.

Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1. Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm:

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:


- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh.

Ưu điểm:

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.


Ưu điểm

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

5. Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:

Ưu điểm:

- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Nhược điểm: Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như.

- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.

6. Hợp tác xã.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Nhưng ưu điểm, nhược điểm của Hợp tác xã.

Ưu điểm

- Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

- Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;

- Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như.

- Không khuyến khích được người nhiều vốn;

- Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã;

- Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông;

Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.


Đào Thị Hằng - Chuyên viên tư vấn luật

Mobile : 01656299087

Email : lienhe@sunlaw.com.vn

PHÒNG DOANH NGHIỆP - CÔNG TY LUẬT SUNLAW 

 

avatar phongtho 21/05/2013 14:08

chào bạn!

bạn hãy tập trung vào công việc kinh doanh để sinh lợi còn nhưng việc không phải chuyên môn của mình nên để cho các côngty luật họ làm(chỉ cần mất chút ít phí là được thôi).bạn sẽ được tư vấn cụ thể và có cả dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói nữa.

Bạn có thể vào đây tham khảo:Công ty luật LawPro Hotline: (+84) 942 66 88 22

Goodluck!

avatar phongtho 21/05/2013 14:08

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh tốt, đang muốn thành lập doanh nghiệp để hoà nhập vào thương trường năng động và đầy hấp dẫn!

1. Chuẩn bị trước thành lập:
-Chuẩn bị chứng minh nhân dân bản chính (hoặc giấy tờ tương đương khác), kèm theo 01 bản photo có trị thực CMND trong thời gian không quá 03 tháng.
-Lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó), có thể tra cứu tên công ty tại đây!
-Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp(Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
-Tư vấn tên công ty : (Lựa chọn tên và tra cứu tên) ;
-Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
-Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
-Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2.Quy trình thành lập doanh nghiệp:
-Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp tại cơ quan công an.


3.Thủ tục sau thành lập:
-Tiến hành đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế chuyên quản trong thời hạn quy định ghi trong phiếu chuyển mã số thuế.
-Tiến hành mua hoá đơn GTGT với cơ quan thuế.
-Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

avatar hiep00 21/05/2013 14:08
Thủ tục thành lập doanh nghiệp anh có thể tham khảo tại Phần III trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên trang web http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=8&tabid=198&docid=712 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Các quy định của pháp luật về thành lập Công ty TNHH đề nghị anh tham khảo tại Chương 3 Luật Doanh nghiệp 2005.
Điểm a Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vưởt quá 50.
Các quy định về đặt tên doanh nghiệp được quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34 Luật Doanh nghiệp 2005.
Chúc thành công!
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
nophoto Hỏi: Đúng ngày đi đăng ký kết hôn thì tôi bị tai nạn, chỉ một mình vợ chưa cưới của tôi có mặt. Vậy chính quyền có đăng ký kết hôn cho chúng tôi không

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp đăng ký khai sinh cho trẻ em?.................................. Giàng A Tính (huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên)?.....

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

vietnamconnection Câu hỏi: Những trường hợp nào có thể sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Xin cho biết thủ tục (quy trình và các giấy tờ cần thiết) và địa chỉ cơ quan quản lý nhà nước cho đăng ký bảo hộ logo của công ty mới thành lập.?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Câu hỏi: Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký có những quyền gì?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Câu hỏi: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có những tài liệu gì?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Câu hỏi: Có thể gộp nhiều kiểu dáng công nghiệp vào một đơn đăng ký hay không?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Xuân Trọng Câu hỏi: Cách lập tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Câu hỏi: Quá trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp kéo dài bao lâu?

Đăng lúc: 14:08 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Câu hỏi: Có thể sửa đổi đơn đã nộp hay không?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Đức Cảnh Hỏi về làm thừa kế?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

dang duc thang Hỏi: Xin Luật sư cho biết quy định của pháp luật về việc cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam? (Vũ Ngọc Mai – Cầu Giấy, Hà Nội)

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hỏi: Tôi có quốc tịch Mỹ, muốn lập di chúc để lại cho con gái có quốc tịch Việt Nam, đang sống tại Tp.HCM, một căn hộ tại Mỹ đã được cấp giấy chủ quyề

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hỏi: Tôi có ngôi nhà trên đất thổ cư, đã được cấp "sổ đỏ", nay tôi muốn di chúc cho con tôi đang định cư ở nước ngoài có được không?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Các trường hợp Giải Thể Hộ Cá Thể như thế nào?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cổ đông sáng lập nhưng chiếm dụng tiền của công ty có được tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không? (CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG THANH HÓA -

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Lê Văn Tùng Hội đồng Quản trị

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Người nộp đơn cần phải làm gì khi tiến hành đăng ký sáng chế không suôn sẻ?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Có con với người có vợ có phạm luật ko?

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Trường hợp Công ty TNHH Newlondon Việt Nam

Đăng lúc: 14:07 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Rao vặt Siêu Vip