
Hỏi về trình tự thành lập công ty cổ phần?

Quy trình tư vấn Thành lập doanh nghiệp
Để Quý khách hình dung được nội dung công việc chúng tôi tiến hành, xin giới thiệu quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tư vấn
Sau khi nhận được thông tin của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu và xác nhận yêu cầu. Trong giai đoạn này, bộ phận chuyên môn của Newvision Law có thể làm việc với khách hàng qua điện thoại, email hoặc gặp gỡ trực tiếp để trao đổi các nội dung có liên quan;
Bước 2: Tư vấn và ký kết hợp đồng dịch vụ
Sau khi xác nhận yêu cầu tư vấn, bộ phận chuyên môn của Newvision Law tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung cần triển khai và lên bản mô tả yêu cầu. Ở bước này, chúng tôi sẽ cử chuyên viên có kinh nghiệm, đồng thời là người phụ trách chính trong việc tư vấn trực tiếp gặp gỡ khách hàng.
Sau khi tư vấn và thống nhất được nội dung công việc và biểu phí dịch vụ, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Lên phương án thực hiện công việc
Sau khi tư vấn và tiếp nhận đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết, chúng tôi tiến hành các công việc sau:
Xây dựng hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
Chuyển hồ sơ cho khách hàng ký xác nhận;
Thông báo tiến độ thực hiện công việc cho khách hàng;
Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền;
Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty;
Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế cho Doanh nghiệp;
Thanh lý hợp đồng.
Bước 4: Tư vấn sau thành lập
Sau khi chúng tôi hoàn thành các thủ tục, các giấy tờ khách hàng nhận được gồm có:
a. Các giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;
Dấu pháp nhân;
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
b. Các giấy tờ chúng tôi soạn thảo cho khách hàng:
Điều lệ Công ty;
Sổ đăng ký thành viên/cổ đông;
Giấy chứng nhận góp vốn;
Các mẫu giấy tờ phục vụ cho hoạt động quản lý:
o Biên bản, Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị;
o Quyết định của Giám đốc;
o Giấy giới thiệu;
o Giấy uỷ quyền;
o Hợp đồng lao động;
o Bản chỉ dẫn pháp lý cho hoạt động của Doanh nghiệp;
c. Đồng thời với việc bàn giao các giấy tờ nêu trên, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng các thủ tục sau:
Tư vấn các quy định về góp vốn, thông báo tiến độ góp vốn với Sở kế hoạch và Đầu tư;
Thời điểm phải đăng bố cáo thành lập Công ty, thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính;
Hướng dẫn thủ tục mua hoá đơn, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
Hướng dẫn nộp thuế Môn bài và kê khai các loại thuế có liên quan;
Cung cấp các mẫu biểu kê khai và nộp thuế;
Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;

Thưa bạn!
Trình tự thành lập CTY Cổ phần gồm các thủ tục sau:
Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị thành lập công ty CP
Danh sách cổ đông của công ty cổ phần
Dự thảo điều lệ
CMND chứng thực của các cổ đông sáng lập
các giấy tờ khác có liên quan
Bạn tham khảo nội dung này để hiểu rõ hơn nhé:
Thành lập công ty cổ phần
Coeus chuyên tư vấn thủ tục Thành lập công ty cổ phần, cung cấp hồ sơ xin Thành lập công ty cổ phần, đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin Thành lập công ty cổ phần cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Dịch vụ tư vấn Thành lập công ty cổ phần của Coeus đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Coeus cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
1. Tư vấn hành lang pháp lý trước khi thành lập công ty:
Coeus sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng một số vấn đề liên quan đến việc Thành lập công ty cổ phần như:
- Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty;
- Tư vấn về vốn vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty, …;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, tên viết tắt phù hợp với quy định của pháp luật, với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên công ty;
- Tư vấn về ngành nghề Đăng ký kinh doanh (những điều kiện trước và sau khi thành lập công ty đối với ngành nghề Đăng ký kinh doanh; lựa chọn, sắp xếp ngành nghề, dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới của công ty);
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự; quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.
2. Soạn thảo Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cho khách hàng:
Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Coeus sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng, cụ thể chúng tôi sẽ soạn thảo:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ Công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
3. Coeus sẽ đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục thành lập công ty cổ phần:
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ cho khách hàng, Coeus sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất các thủ tục hành chính cho việc Thành lập công ty cổ phần như:
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ Thành lập công ty cổ phần;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT;
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận Thành lập công ty cổ phần tại sở KH-ĐT;
- Công chứng giấy tờ cho khách hàng để tiến hành thủ tục tiếp theo;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp;
4. Dịch vụ ưu đãi sau khi thành lập công ty:
Khi công ty cổ phần của khách hàng được thành lập, Coeus vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí như:
- Hướng dẫn miễn phí và cung cấp bộ hồ sơ mua hóa đơn lần đầu;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu;
- Tư vấn thiết kế website;
- Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động;
- Tư vấn quảng cáo phát triển thương hiệu trên môi trường internet;
- Tư vấn về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
b) Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Anh có thể truy cập vào trang Thông tin doanh nghiệp để có thể tham khảo các biểu mẫu và thủ tục (http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=8&tabid=198&docid=712).
Trân trọng.