
Khối cơ quan nhà nước VS Các Công ty cổ phần và tư nhân làm ở đâu?
Qua bài tham khảo ý kiến làm giữa Viettel VS VMS sôi nổi và khá hay. Hiện nay hẳn với mọi người trong diễn đàn, có người đã đi làm, có người đang tìm kiếm cơ hội, và cũng có các thành viên còn là SV tìm hiểu hướng đi cho riêng mình qua sự tham khảo nhận xét và đánh giá của mọi người với các lĩnh vực khác nhau.
Vậy để mở rộng vấn đề này mình mạn phép làm topic giữa khối cơ quan nhà nước ( ví dụ : Bộ tư lệnh thông tin của quân đội, cục thông tin liên lạc của Tổng cục kỹ thuật thuộc công an, hay các viện nghiên cứu, sở bưu điện các tỉnh thành..) VS với các công ty cổ phần và doanh nghiệp nước ngoài ( Viettel, VMS....hay Acatel, Nokia, ZTE...)
Làm ở đâu thì hay?
Những cơ quan khối nhà nước thì ổn định, tương đối nhàn và cứ túc tắc lĩnh lương theo hệ số x 650k = khoảng 2->3t với những anh em mới vào (có thể theo quân hàm, theo hệ số lương). Sau về hưu lương trợ cấp khá cao, cứ túc tắc hưởng lương đại tá giống thầy Bình ý
Những công ty cổ phần hay liên doanh thì lương cao (gấp 3-4 lần khối nhà nước), làm việc hết mình, nhưng anh có thể bị đá đi bất kỳ lúc nào...còn về hưu thì ko biết.
Vậy theo mọi người có ý kiến sao với vấn đề này?

1) Ở các công ty tư nhân, cổ phần, người ta vẫn ký với bạn một hợp đồng với hệ số bậc lương thấp. Người ta sẽ dựa trên hợp đồng này để nộp bảo hiểm cho bạn (theo luật lao động). Điều này có lợi trước mắt với cả 2 bên vì mức bảo hiểm phải đóng sẽ thấp đi.
2) Bên cạnh hợp đồng chính thức đó có thể sẽ có một bản phụ lục ghi mức lương theo bậc riêng của công ty (cao hơn nhiều lương ghi trong hợp đồng chính thức).
Tổng 2 loại lương trên là lương chính thức (chưa tính thưởng) của bạn.
Như vậy nếu làm trong nhà nước thì cái số 1 ngày càng tăng lên -> bạn sẽ được hưởng bảo hiểm hưu trí nhiều hơn khi về hưu.
Nếu làm trong công ty tư nhân thì cái 1 không tăng hoặc tăng rất chậm. Bạn sẽ chịu thiệt thòi về lâu dài.
Biết rõ điều này, khi ký hợp đồng lao động, các bạn có thể trao đổi thẳng thắn với công ty.

_CNTT trong điều kiện nước ta hiện nay thì khả năng thiết kế, làm ra sản phẩm là khả thi. Thực tế ở nhà mình đang phát triển khá mạnh đấy bạn ạ
_Tích lũy những thứ bạn liệt ra có phải ai cũng có điều kiện kinh tế, thời gian đâu? Có phải ks ĐTVT nào cũng đặc biệt với kỹ năng lập trình? Nếu không phục vụ cho chuyên môn thì tại sao không dành thời gian đó tích lũy cho chuyên môn? Mấy cái bạn nói đến thì ngoại ngữ là đúng và hiện nay là quan trọng hàng đầu ngoài chuyên môn.
_Ổn định đi kèm với phát triển ai chả muốn, kiểu ổn định sống mòn thì khác
_Điều nữa là quan niệm lương cao thấp là trong 1 thị trường lao động thôi. Chứ cao ở nhà mà bạn đánh giá từ tokyo thì

Vấn đề bạn đặt ra rất quan trọng với mỗi sinh viên. Mình bắt đầu qua 30t nhưng thấy những lựa chọn này rất khó với bản thân, hàng ngày hàng giờ luôn thường trực toan tính "hướng đi" sắp tới, trong khi tuổi trôi qua rất nhanh.
1) Hiện nay khối cơ quan hành chính sự nghiệp (các bộ, cục, sở, ban, ngành...), đại học dân sự mới ra trường trúng tuyển viên chức, công chức sau 1 năm tập sự lương = 2,34*650-6%bh=1tr429 chứ không được 2-3tr đâu, sau 3 năm lên 1 bậc khoảng 0,33*650. Đơn vị không có thu và bạn nghiêm chỉnh, nguyên tắc không nghe lời sếp làm liều thì k có gì thêm hết.
Bên QĐ, CA thì hơn 1,7 lần thì phải.
100% các cơ quan này đều có những nguồn thu "theo nguyên tắc tài chính" nếu không muốn có thu nhập thêm thì đứng ngoài cuộc chơi. Bạn "phấn đấu" lên được "lãnh đạo" (=>trưởng phó phòng, ban...) thì tương lai chờ đón bạn (có thể bao gồm rủi ro, lao lý...).
Chân trong chân ngoài để duy trì mác cán bộ nhà nc thì tùy thuộc điều kiện riêng mới làm được.
2) Lao động cho các doanh nghiệp năng động, lương cao, có BHXH (đảm bảo độ ổn định) nhiều bạn đang độ tuổi lao động sung mãn nhất vẫn kêu ca áp lực, thời gian... Liệu sau độ tuổi đó bạn còn đủ sức khỏe, tri thức, ý chí để tồn tại trong môi trường đó. Nếu sau khi thi đấu đỉnh cao, rút về sân chơi chiếu dưới mà không tích lũy đc đủ "vốn", cựu kỹ sư sẽ ra sao?
1) thì tôi đang trải qua. 2) tôi đang tính đến. Vẫn biết mỗi ngày thời gian lại trôi qua, khi sau lưng là gia đình, con nhỏ hay một sức ép kinh tế thường nhật... Một thay đổi là một bước ngoặt dù tốt hay không tốt cũng chiếm một quỹ thời gian không nhỏ của cuộc đời lao động mỗi người.
Rất mong muốn được lắng nghe những phân tích, chia sẻ của mọi người.

Hãy lựa chọn cho mình một hướng đi riêng và phù hợp với khả năng mình. Theo mình thấy, sv Vnam mình học xong ra trường thì khả năng thiết kế và chế tạo rất kém, khác với các ngành xây dựng, cơ khí. Khi sv ra trường có thể tự thiết kế được sản phẩm, còn CNTT và Telecom thì có lẽ là thiểu số, chính vì vậy muốn thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc của ngành viễn thông đòi hỏi ae phải nỗ lực hơn rất nhiều lần. Bản chất kỹ sư của các nước như Nhật, Mĩ hay châu Âu thì công việc chính là thiết kế ra sản phẩm từ những máy soát vé tàu, các bo mạch cho robot, mạch điều khiển trong oto...Lên lương của kỹ sư thực thụ bên các nước này rất cao, theo đúng nghĩa một kỹ sư thiết kế. Còn ở mình chủ yếu là đi khai thác và vận hành các máy nhập từ nước ngoài, lên có chạy đi vào nhà nước hay mấy công ty Viettel, Acatel cũng khó có lương cao được.
Và tính chất ổn định lâu dài thì tùy quan niệm mỗi người, trong các LLVT nếu không làm được việc với đồng lương họ trả thì cũng sớm về hưu non, ngược lại trong các doanh nghiệp tư nhân bạn có thể kiếm được rất nhiều với khả năng của mình, bản chất kỹ sư viễn thông là đi làm cu ly trí tuệ cho mấy công ty nước ngoài rồi, thế nên theo mình bây giờ:
+Hãy tích lũy thật nhiều kiến thức, đặc biệt kỹ năng lập trình và ngoại ngữ (tiếng Anh, Nhật). Thi thêm 1 vài cái bằng CCNA, CCNP...và nhiều chứng chỉ nghề nghiệp khác.
+Không nghĩ đến chuyện ổn định vội và càng không lên nghĩ đến về hưu thế nào.
Bản thân mình thì cũng chưa là cái gì, chỉ đóng góp một vài ý kiến cá nhân, vì mình biết nhiều người hoành tráng lắm, cũng vẫn long đong vất vả, chấp nhận làm công nghệ là chấp nhận vất vả rồi. Chúc ae khỏe để chiến đấu tiếp.

Bây giờ khối các cơ quan tư nhân hoặc liên doanh cũng cho đóng bảo hiểm xã hội mà bác. Cứ đóng BHXH như bình thường thì về hưu cũng có luơng như những người làm ở cơ quan nhà nước thôi. Có điều hệ số ra sao, có được cao bằng trong nhà nước không thì em không rõ lắm. Có ai biết thì giải thích cụ thể để mọi người cùng rõ với?