
Không truy cập được mạng Wi-Fi ở nhà ?
Thưa các anh, chị. Nhà tôi dùng ADSL của EVN Telecom qua đường truyền hình cáp VCTV với Modem Motorola.
Tôi lắp thêm một router TP-Link để tạo mạng Wi-Fi trong nhà và vẫn dùng bình thường với 2 chiếc laptop và một số smartphone.
Gần đây tôi mang một chiếc laptop đến cơ quan và truy cập vào mạng không dây ở đó. Khi mang máy về nhà dùng Wi-Fi ở nhà thì không thể kết nối trở lại.
Giao diện kết nối wireless của máy luôn báo đang trong tình trạng Acquiring address... mà không thể Connected.
Tôi chọn disconnect khỏi mạng Wi-Fi ở nhà và connect lại thì thấy ô nhập password vẫn hiện pass mạng Wi-Fi ở cơ quan. Tôi xóa đi và nhập đúng pass của mạng ở nhà và connect thì vẫn lặp lại tình trạng Acquiring address liên tục và không thể kết nối được.
Trong khi đó chiếc laptop còn lại và các điện thoại của tôi vẫn kết nối Wi-Fi trong nhà bình thường.
Tôi đã thử rút nguồn điện và khởi động lại modem và router nhưng vẫn không có kết quả.
Rất mong anh, chị nào đã từng gặp trường hợp tương tự chỉ giúp cho cách xử lý.
Trân trọng cảm ơn mọi người.

Với lôĩ như của bạn htViet phẩn nhiêù là do bộ phát sóng DLink. Có thể đã bị chặn bằng địa chỉ MAC trong con DLink đó hoặc bạn đã tắt DHCP đi.
Cái Laptop của bạn vẫn dùng được có thễ là do bạn gán IP tĩnh. Như thông báo lôĩ "no gateway reply" có nghĩa là không có gateway - không có cửa để vào đường Internet hay nói cách khác là không tìm thấy địa chỉ của Modem để truy cập Internet.
Bây giờ hãy đăng nhập vào Modem bằng máy Laptop và kiểm tra lại cấu hình, nêú bật MAC thì bỏ đi, chọn chức năng DHCP là Enable và thử kết nối vơí máy điện thoại xem.

Theo tôi máy bạn đang chạy HĐH Vista chứ không phải XP vì:
- XP mã hóa mật khẩu của WIFI, nếu bạn nhập sai mật khẩu thì XP yêu cầu bạn nhập lại mật khẩu và bạn không thấy được mật khẩu bạn đánh là gì. Vista, Win 7 thì khác bạn có thể thấy mật khẩu, có thể nhập mật khẩu và mã pin ( code ) của thiết bị phát WIFI.
- Ở Cty bạn và nhà bạn WIFI trùng tên nhau, nên Vista nhớ mật khẩu WIFI ở công ty bạn, khi bạn về nhà Vista vẫn lấy mật khẩu đó mà dùng. Dẫn đến máy bạn không connect được chỉ Acquiring address liên tục.
Nếu máy của bạn chạy XP thì có thể sử lí như sau:
- Gán IP tự động cho máy bạn, start -> settings -> network connections nhấn chuột phải vào biểu tượng card WIFI chọn properties chọn internet Protocol (TCP/IP) chọn properties chọn obtain an IP address automatically và obtain DNS server address automatically. chọn ok, ok. ( Đa số các IT đều cầu hình IP các thiết bị router, Access Point đều là 192.168.1.x phù hơp với nhà cung cấp mạng FPT, VNN, .. nhưng với medianet bây giờ là SCTV VNN IP các thiết bị đó là 1 dãy số rất khó nhớ).
Nếu không được thì cả XP, Win 7, Vista đều làm như sau:
- Dùng máy khác nối mạng với Wifi ở nhà bạn, truy cập vào router TP-Link chọn manually wireless đặt lại Password wifi giống như password cũ ( nếu bạn muốn ), đổi tên SSID ( network name ) khác với tên SSID ở công ty bạn. Bạn save và reboot router TP-Link lúc này máy của bạn sẽ nối được Wifi ở nhà của bạn

Nếu chỉ dùng mạng Wifi ở nhà để lướt web, giải trí,... chứ không truyền dữ liệu giữa các máy hoặc ít khi truyền dữ liệu thì bạn nên chọn chuẩn là g thay vì chuẩn N. Nếu cái AP TP-Link kia đang đặt phát theo chuẩn G mà máy thu đặt chuẩn N hoặc ngược lại thì nó cũng không truyền nhận được tín hiệu. Bây giờ bạn vào kiểm tra cái AP TP-Link kia đang đặt chuẩn gì bằng cách đăng nhập vào AP, chọn mục Wireless/Advanced chọn Mode là 54Mbps (802.11g) và trên máy Laptop cũng chọn là chuẩn G. Chắc bạn cũng nhận thấy rằng, hiện nay các điểm phát wifi công cộng chủ yếu phát theo chuẩn G.
Bây giờ mới là lúc thay đổi các thông số của Wifi. Bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng máy thu wifi ở system tray, chọn mục View available Wireless Networks, cửa sổ hiển thị bấm vào mục Change the order of preffered networks bên trái của cửa sổ. Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy danh sách các máy phát sóng Wifi đã được máy của bạn ghi nhớ trong mục Preffered networks, chọn tên AP của cơ quan và bấm vào nút remove, lặp lại thao tác với cái AP ở nhà. Xong thì ấn OK để thóat ra và lại vào mục View available Wireless Networks, chọn Refresh network list và kết nối với AP ở nhà xem có vào được mạng không? Thử một vài lần không được có thể chọn mục Status cũng bằng thao tác nhấp chuột phải vào biểu tượng máy thu wifi ở system tray, chọn thẻ Support và bấm vào nút Repair, thử kiểm tra xem giải địa chỉ IP và Default gateway ở mục này có trùng với địa chỉ của Modem không?
Nếu không lại bấm vào repair để sửa vài lần xem sao. Trong trường hợp vẫn không kết nối được thì gán trực tiếp bằng cách vào mục Change the order of preffered networks lần nữa và chọn nút Add gõ tên AP của bạn trong ô Network name (SSID), bỏ dấu tick trong ô the key is provided for me automatically, chọn kiểu mã hóa đã đặt trong AP và điền mật khẩu vào ô Network key cuối cùng ấn OK và chọn cái vừa thiết lập để vào mạng. Nếu không vào được thì tiếp tục gán địa chỉ IP tĩnh của Wifi trùng với giải địa chỉ của Modem, riêng phần Default gateway thì gõ đúng địa chỉ của Modem vào. phần dưới (DNS) có thể đặt auto