VicoTas
Câu hỏi
Chip chip chipchip
21/04/2013 16:06

Kinh doanh kiốt nhỏ phục vụ ăn uống thì cần thực hiện thủ tục hành chính, nghĩa vụ gì với cơ quan địa phương?

moi nguoi chi minh giup minh voi: kinh doanh kiot, kieu ho gia dinh thi can lam nhung thu tuc hanh chinh gi voi co quan dia phuong, nghia vu dong thue nhu the nao, khi thuc hien thi can den co quan nao? thoi gian de hoan thanh co lau khong?
Ai biet thi giup minh nhe. Ai co kinh nghiem trong loai hinh nay thi truyen dat cho minh vai kinh nghiem nhe?
Chan thanh cam on cac ban!

Danh sách câu trả lời (1)
avatar ZiMaNo1 21/04/2013 16:06
Liên quan đến các vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm, chúng tôi xin có một số ý kiến trả lời như sau:

Thứ nhất, vì bạn có kế hoạch thành lập chuỗi cửa hàng nên bạn không thể áp dụng hình thức hộ kinh doanh cá thể. Theo quy định pháp luật, hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm (tức là không được mở chi nhánh, văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện...) và chỉ được sử dụng không quá mười lao động;

Thứ hai, để đáp ứng yêu cầu phát triển thành chuỗi cửa hàng trong tương lai, bạn nên quan tâm đến hình thức kinh doanh là doanh nghiệp và các cửa hàng sẽ là những địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp đó.
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp, có mô hình doanh nghiệp với một số đặc điểm chủ yếu như sau:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một cá nhân và/hoặc tổ chức đủ kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và thành viên sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty không được phát hành bất kỳ
 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do tối thiểu là 2 và tối đa là 50 cá nhân và/hoặc tổ chức đủ kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và các thành viên sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
 Công ty cổ phần: do tối thiểu là 3 cá nhân và/hoặc tổ chức đủ kiện luật định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và các cổ đông sáng lập chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty có quyền phát hành chứng khoán (theo quy định của pháp luật).
 Công ty hợp danh: do tối thiểu là 2 thành viên hợp danh là cá nhân thành lập, ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn là cá nhân và/hoặc tổ chức đủ kiện luật định. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với các khoản nợ của công ty còn các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
 Doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân bỏ vốn thành lập, không có tư cách pháp nhân, có con dấu, được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với các khoản nợ của công ty.
- Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm:
 Hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu của từng loại doanh nghiệp);
+ Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc giấy phép thành lập của tổ chức sáng lập viên;
+ Điều lệ doanh nghiệp (phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp);
+ Danh sách sáng lập viên (theo mẫu của từng loại doanh nghiệp).
 Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ, xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi đặt địa điểm kinh doanh.
 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 8 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Thứ ba, đối với hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh thông thường phải nộp những loại thuế sau:
- Thuế môn bài (mức nộp thông thường từ 1.000.000 đến 3.000.000đ/1năm tuỳ thuộc vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: trong trường hợp không được ưu đãi thì mức thuế suất thông thường là 20% trên lợi nhuận trước thuế (doanh thu trừ chi phí hợp lý);
- Thuế nhập khẩu (nếu có hoạt động nhập khẩu): mức thuế suất tuỳ thuộc từng loại hàng nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có giao dịch liên quan đến đối tượng nộp thuế của loại thuế này (ví dụ như mua ô tô dưới 7 chỗ…): mức thuế suất tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá được tiêu dùng;
- Thuế VAT (nếu là chủ thể trực tiếp tiêu dùng hàng hoá/ dịch vụ): mức thuế suất (0%, 5% hoặc 10%) tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá/ dịch vụ được tiêu dùng. Xin lưu ý rằng, đối với hàng hoá doanh nghiệp bán cho chủ thể khác (người mua) thì người mua là người phải nộp thuế VAT và doanh nghiệp là người thu hộ (VAT mang tính chất của thuế gián thu).

Thứ tư, đối với ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu phải có. Vì vậy, bạn hoàn toàn chủ động quyết định về mức vốn này tuỳ theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của bạn.

Thứ năm, pháp luật không quy định về số lao động ban đầu mà mỗi chủ thể kinh doanh phải có. Vấn đề này thuộc toàn quyền quyết định của bạn tuỳ theo quy mô và kế hoạch kinh doanh dự kiến. Tuy nhiên, nếu lựa chọn mô hình hộ kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) thì số lao động của bạn không được vượt quá 10 người.

Ngoài ra, chúng tôi hy vọng bạn sẽ nhận được lời phúc đáp thoả đáng từ các chuyên gia chuyên ngành bảo quản thực phẩm. Chúng tôi rất tiếc đã không thể cùng bạn làm rõ nội dung vấn đề này.

Trên đây là một số ý kiến trả lời bước đầu của chúng tôi về nội dung mà bạn quan tâm. Nếu có vấn đề gì còn chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ lawyer@svnlaw.com để được các luật sư giải đáp và nhận miễn phí các biểu mẫu hồ sơ.

Chúc bạn thành công.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Rao vặt Siêu Vip