
Kinh nghiệm vượt qua rào cản để hòa nhập khi du học Mỹ?

Mình đang là sinh viên năm ba trường Oklahoma State University - bang Oklahoma, miền trung nước Mỹ. Một năm về trước, cũng như những bạn đang chuẩn bị lên đường đi du học. Sau tâm trạng vui mừng hãnh diện khi nhận được tấm Visa từ tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ là những lo lắng, băn khoăn về việc chuẩn bị cho chuyến đi.
Hành trang chuẩn bị : Mỗi du học sinh sẽ được mang theo hai hành lý ký gửi tổng cộng 46kg cùng với một va ly và một ba lô xách tay. Như vậy tổng cộng các bạn có thể mang theo tối đa là khoảng 56-60kg, một khối lượng không ít mà cũng chẳng quá nhiều.
Hành lý ký gửi : mình không đề cập nhiều vì điều này tùy thuộc từng cá nhân với những sở thích, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có những thứ các bạn nên mang theo:
Quần áo: đừng quá nhiều vì phong cách của Mỹ có đôi chút khác biệt với châu Á. Họ cũng mặc áo thun quần jean hoặc quần đùi. Tuy nhiên xét về kiểu dáng, thiết kế đến chất liệu đều có sự khác biệt. Do đó đừng nên mang quá nhiều quần áo. Hơn nữa, ở Mỹ thường giặt xong là sấy nóng nên vải Việt Nam sẽ bị rút. Tốt nhất là qua Mỹ hãy mua, vừa hợp gu vừa không bị hư hỏng.
Mì gói và một số đồ ăn khô: Đây là một sự chuẩn bị cần thiết vì khi mới qua, mọi thứ còn khá lạ lẫm. Mì gói và đồ khô sẽ giải quyết chuyện ăn uống trong khoàng một tuần đầu.
Thuốc: Nên mang theo một số thuốc cảm, nhức đầu, tiêu chảy và một ít trụ sinh. Điều này rất quan trọng vì khi mới qua Mỹ, chưa có bảo hiểm, chưa quen khu vực sinh sống. Nếu có bị gì thì khó xoay sở kịp. Thêm nữa thuốc ở Mỹ rất mắc. Muốn mua phải có toa thuốc của bác sỹ chứ không chạy ra tiệm thuốc mua như Việt Nam được.
Một số đồ cá nhân: máy tính, kim từ điển, laptop (nếu có sẵn thì nên mang theo, không thì để qua Mỹ mua sẽ rẻ hơn), đồ chuyển đổi giữa điện 220v (hai chấu) và 110v (ba chấu). Nếu ai dùng kính thuốc thì nên làm sẵn ít nhất hai cái vì bên Mỹ gọng kính rất rẻ nhưng tiền làm tròng kính và khám mắt thì rất mắc.
Phần trọng lượng dư còn lại tùy các bạn, cần gì và có sẵn gì thì cứ mang theo, đỡ tốn tiền mua. Nếu muốn sử dụng đồ mới thì không nên mua ở Việt Nam. Sản phẩm bên Mỹ xài điện 110v ba chấu và rẻ hơn, tốt hơn nhiều.
Bên cạnh những thứ cần mang thì có những thứ không được mang theo: thịt động vật đi trên cạn và bay trên trời. Chỉ có những thịt động vật bơi dưới nước (tôm cá mực khô) được mang theo. Đồ ăn dọc đường cũng vậy, nếu bạn mang theo xôi, cơm hay bánh mỳ thì nên giài quyết trước khi xuống sân bay Mỹ vì sẽ không được phép vào Mỹ.
Nếu bạn mang theo mì gói hay hủ tiếu gói thì hãy chọn mua những sàn phẩm có bao bì hình con cua, tôm. Đừng chọn hình hay chữ quảng cáo liên quan đến thịt. Đó là kinh nghiệm xương máu của mình khi đi qua Mỹ. Hành lý bị giữ lại kiểm tra ở Chicago nên sau khi tới Oklahoma gần một tuần mới nhận lại được.
Hành lý xách tay gồm một valy xách tay và một ba lô cá nhân.
Chuyện bị thất lạc hành lý là chuyện như cơm bữa ở Mỹ. Do đó, va ly xách tay là tối cần thiết trong những trường hợp như vậy. Trong valy xách tay nên có một hoặc hai bộ quần áo, đồ dùng cá nhân như bàn chải, một ít mì gói, thuốc và những thứ quan trọng khác.
Đối với ba lô thì bạn sẽ mang theo những vật dụng có giá trị cùng hai thứ vô cùng quan trọng: Giấy tờ và tiền bạc.
Giấy tờ: theo kinh nghiệm của mình, mang theo tất cả những gì liên quan tới nhân thân cá nhân và lưu lại một bản sao y hệt như vậy ở Việt Nam cho gia đình. Những giấy tờ bằng tiếng Việt nên đi dịch sang tiếng Anh và công chứng.
Hộ chiếu, visa và I-94: Đây là bộ giấy tờ sẽ dính liền đến nhau và có giá trị quyết định đến việc bạn được hợp pháp ra vào nước Mỹ trong suốt một năm đầu kể từ ngày được cấp visa.
I-94 là giấy tờ nhập cảnh bạn khai trên máy bay trước khi bước chân lên đất Mỹ và do nhân viên an ninh hàng không tại sân bay đầu tiên ở Mỹ bạn bước xuống đóng dấu và xác nhận. I-94 cực kỳ quan trọng.
Visa dù có ghi là một năm nhưng đó là thời gian bạn được phép ở Mỹ thôi. Còn lưu trú bao lâu là do I-94 quyết định. Trên I-94 sẽ cho biết thời gian bạn được ở lại Mỹ (thường là bằng với thời gian trên Visa, có khi ít hơn). Tuy nhiên sẽ có thêm một dòng đó là F1 D/S (F1 Duration Status), có nghĩa là khi hết thời gian trên I-94, bạn sẽ không bị trục xuất nếu bạn còn giữ được tình trạng Visa F1 (phụ thuộc I-20).
I-20: Sau khi Visa hết hạn thì I-20 sẽ là tấm giấy thông hành cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ. Điều quan trọng để làm được điều này là duy trì I-20 có hiệu lực (F1 status còn hiệu lực). Khi đó bạn sẽ được ở Mỹ hợp pháp miễn là không rời nước Mỹ dưới mọi hình thức.
Giấy khai sinh, khám sức khỏe, chứng minh nhân dân, giấy nhập học, v.v. Những giấy tờ này không nhất thiết là bản chính (ngoại trừ khám sức khỏe bằng tiếng anh) mà chỉ cần sao y, có dịch sang tiếng Anh và công chứng. Những loại này cũng quan trọng không kém vì khi ở cửa khầu sân bay, nhân viên an ninh có thể yêu cầu bạn xuất trình cho họ xem (đặc biệt là giấy khám sức khỏe).
Bộ giấy tờ Passport, Visa, I-94, I-20 nên được để chung với nhau vì chúng sẽ liên tục được yêu cầu xuất trình trong suốt chặng đường bay của bạn.
Tiền bạc: theo quy định của nhà nước Việt Nam thì công dân Việt Nam khi xuất cảnh có thể mang theo tối đa là 5000 đô la Mỹ. Nên để tiền chung một chỗ, đừng chia nhỏ ra. Công nghệ an ninh ở sân bay rất cao, do đó họ chỉ cần soi qua độ dày xấp tiền là biết được bạn mang theo bao nhiêu. Đừng chia nhỏ vì sẽ khiến họ không chắc được số lượng và bạn sẽ bị giữ lại để kiểm tra riêng, rất phiền phức. Bên cạnh đó, trước khi đi nên đổi khoảng 100 đô là sang tiền lẻ mệnh giá 1 hoặc năm đô la đề dùng dọc đường
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng, hành lý, các bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với những tình huống có thể gặp phải trên đường đi. Những tình huống hay gặp nhất:
1. Bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi đi qua máy quét anh ninh sân bay: Điều này là hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng nhiều. Bạn nên bình tĩnh, làm theo yêu cầu của nhân viên an ninh. Thông thường họ sẽ trực tiếp mở hành lý của bạn. Họ không xóc tung hành lý lên, máy soi đã chỉ chính xác vị trí vật dụng khả nghi của bạn. Do đó, hành lý xách tay phải do chính bạn sắp xếp để bạn biết được trong va ly của mình có gì và trả lời câu hỏi của nhân viên an ninh. Điều quan trọng là bình tĩnh và tự tin.
2. Thất lạc hành lý ký gửi: Lại một điều rất ư bình thường ở hệ thống sân bay Mỹ. Việc bạn cần làm đó là đi tới khu vực "Lost and Found" (Thất lạc và tìm thấy) ở sân bay. Làm theo những yêu cầu của họ để mô tả hành lý và cung cấp thông tin cá nhân. Khoảng một tuần sau hành lý sẽ được gửi trả lại cho bạn (hoàn toàn miễn phí).
3. Không tìm được cổng để thực hiện check-in chuyến bay kế tiếp hay bị lạc đường: Sân bay ở Mỹ khá lớn nhưng bạn chỉ cẩn để ý thông tin trên vé máy bay. Nhìn những bảng chỉ dẫn là có thể dễ dàng tìm được đường đi. Nếu không chắc thì không nên tự ý đi, hãy hỏi bất kỳ nhân viên sân bay nào (thậm chí là cả nhân viên lau dọn vệ sinh), họ sẽ vui vẻ chỉ cho bạn, nếu cần, họ sẽ trực tiếp dẫn bạn đi. Một điều hữu ích khi hỏi những nhân viên này là khi bạn gần trễ chuyến bay, họ có thể thông báo cho bộ phận bay chờ bạn thêm một chút.
Nhìn chung, nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào thì hãy mạnh dạn hỏi nhân viên sân bay. Họ được huấn luyện và được trả lương để trợ giúp bạn. Một điều quan trọng nữa là đừng nói chuyện với người lạ, đừng giữ đồ hay nhờ người lạ giữ đồ. Luôn để mắt đến hành lý và an toàn chính mình. Đừng để chuyện xảy ra rồi mới giải quyết. Bạn nên nhớ là bạn đang ở nơi xứ người, và thời gian là điều quý nhất.
Hơn một năm trước cũng khoảng thời gian cận kề tháng tám này, mình và gia đình đang tất bật chuẩn bị hành trang cho chuyến đi du học sang Mỹ. Mọi sự chắc chắn không đơn giản nhưng không cũng không quá khó khăn để chuẩn bị chu đáo. Điều quan trọng nhất trong suốt chuyến bay là bình tĩnh và một chút nhạy bén.
Mình hy vọng với bài viết này sẽ giúp một phần nào cho những bạn đang chuẩn bị đi du học Mỹ.

Mình đang là sinh viên năm ba trường Oklahoma State University - bang Oklahoma, miền trung nước Mỹ. Một năm về trước, cũng như những bạn đang chuẩn bị lên đường đi du học. Sau tâm trạng vui mừng hãnh diện khi nhận được tấm Visa từ tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ là những lo lắng, băn khoăn về việc chuẩn bị cho chuyến đi.
Hành trang chuẩn bị : Mỗi du học sinh sẽ được mang theo hai hành lý ký gửi tổng cộng 46kg cùng với một va ly và một ba lô xách tay. Như vậy tổng cộng các bạn có thể mang theo tối đa là khoảng 56-60kg, một khối lượng không ít mà cũng chẳng quá nhiều.
Hành lý ký gửi : mình không đề cập nhiều vì điều này tùy thuộc từng cá nhân với những sở thích, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có những thứ các bạn nên mang theo:
Quần áo: đừng quá nhiều vì phong cách của Mỹ có đôi chút khác biệt với châu Á. Họ cũng mặc áo thun quần jean hoặc quần đùi. Tuy nhiên xét về kiểu dáng, thiết kế đến chất liệu đều có sự khác biệt. Do đó đừng nên mang quá nhiều quần áo. Hơn nữa, ở Mỹ thường giặt xong là sấy nóng nên vải Việt Nam sẽ bị rút. Tốt nhất là qua Mỹ hãy mua, vừa hợp gu vừa không bị hư hỏng.
Mì gói và một số đồ ăn khô: Đây là một sự chuẩn bị cần thiết vì khi mới qua, mọi thứ còn khá lạ lẫm. Mì gói và đồ khô sẽ giải quyết chuyện ăn uống trong khoàng một tuần đầu.
Thuốc: Nên mang theo một số thuốc cảm, nhức đầu, tiêu chảy và một ít trụ sinh. Điều này rất quan trọng vì khi mới qua Mỹ, chưa có bảo hiểm, chưa quen khu vực sinh sống. Nếu có bị gì thì khó xoay sở kịp. Thêm nữa thuốc ở Mỹ rất mắc. Muốn mua phải có toa thuốc của bác sỹ chứ không chạy ra tiệm thuốc mua như Việt Nam được.
Một số đồ cá nhân: máy tính, kim từ điển, laptop (nếu có sẵn thì nên mang theo, không thì để qua Mỹ mua sẽ rẻ hơn), đồ chuyển đổi giữa điện 220v (hai chấu) và 110v (ba chấu). Nếu ai dùng kính thuốc thì nên làm sẵn ít nhất hai cái vì bên Mỹ gọng kính rất rẻ nhưng tiền làm tròng kính và khám mắt thì rất mắc.
Phần trọng lượng dư còn lại tùy các bạn, cần gì và có sẵn gì thì cứ mang theo, đỡ tốn tiền mua. Nếu muốn sử dụng đồ mới thì không nên mua ở Việt Nam. Sản phẩm bên Mỹ xài điện 110v ba chấu và rẻ hơn, tốt hơn nhiều.
Bên cạnh những thứ cần mang thì có những thứ không được mang theo: thịt động vật đi trên cạn và bay trên trời. Chỉ có những thịt động vật bơi dưới nước (tôm cá mực khô) được mang theo. Đồ ăn dọc đường cũng vậy, nếu bạn mang theo xôi, cơm hay bánh mỳ thì nên giài quyết trước khi xuống sân bay Mỹ vì sẽ không được phép vào Mỹ.
Nếu bạn mang theo mì gói hay hủ tiếu gói thì hãy chọn mua những sàn phẩm có bao bì hình con cua, tôm. Đừng chọn hình hay chữ quảng cáo liên quan đến thịt. Đó là kinh nghiệm xương máu của mình khi đi qua Mỹ. Hành lý bị giữ lại kiểm tra ở Chicago nên sau khi tới Oklahoma gần một tuần mới nhận lại được.
Hành lý xách tay gồm một valy xách tay và một ba lô cá nhân.
Chuyện bị thất lạc hành lý là chuyện như cơm bữa ở Mỹ. Do đó, va ly xách tay là tối cần thiết trong những trường hợp như vậy. Trong valy xách tay nên có một hoặc hai bộ quần áo, đồ dùng cá nhân như bàn chải, một ít mì gói, thuốc và những thứ quan trọng khác.
Đối với ba lô thì bạn sẽ mang theo những vật dụng có giá trị cùng hai thứ vô cùng quan trọng: Giấy tờ và tiền bạc.
Giấy tờ: theo kinh nghiệm của mình, mang theo tất cả những gì liên quan tới nhân thân cá nhân và lưu lại một bản sao y hệt như vậy ở Việt Nam cho gia đình. Những giấy tờ bằng tiếng Việt nên đi dịch sang tiếng Anh và công chứng.
Hộ chiếu, visa và I-94: Đây là bộ giấy tờ sẽ dính liền đến nhau và có giá trị quyết định đến việc bạn được hợp pháp ra vào nước Mỹ trong suốt một năm đầu kể từ ngày được cấp visa.
I-94 là giấy tờ nhập cảnh bạn khai trên máy bay trước khi bước chân lên đất Mỹ và do nhân viên an ninh hàng không tại sân bay đầu tiên ở Mỹ bạn bước xuống đóng dấu và xác nhận. I-94 cực kỳ quan trọng.
Visa dù có ghi là một năm nhưng đó là thời gian bạn được phép ở Mỹ thôi. Còn lưu trú bao lâu là do I-94 quyết định. Trên I-94 sẽ cho biết thời gian bạn được ở lại Mỹ (thường là bằng với thời gian trên Visa, có khi ít hơn). Tuy nhiên sẽ có thêm một dòng đó là F1 D/S (F1 Duration Status), có nghĩa là khi hết thời gian trên I-94, bạn sẽ không bị trục xuất nếu bạn còn giữ được tình trạng Visa F1 (phụ thuộc I-20).
I-20: Sau khi Visa hết hạn thì I-20 sẽ là tấm giấy thông hành cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ. Điều quan trọng để làm được điều này là duy trì I-20 có hiệu lực (F1 status còn hiệu lực). Khi đó bạn sẽ được ở Mỹ hợp pháp miễn là không rời nước Mỹ dưới mọi hình thức.
Giấy khai sinh, khám sức khỏe, chứng minh nhân dân, giấy nhập học, v.v. Những giấy tờ này không nhất thiết là bản chính (ngoại trừ khám sức khỏe bằng tiếng anh) mà chỉ cần sao y, có dịch sang tiếng Anh và công chứng. Những loại này cũng quan trọng không kém vì khi ở cửa khầu sân bay, nhân viên an ninh có thể yêu cầu bạn xuất trình cho họ xem (đặc biệt là giấy khám sức khỏe).
Bộ giấy tờ Passport, Visa, I-94, I-20 nên được để chung với nhau vì chúng sẽ liên tục được yêu cầu xuất trình trong suốt chặng đường bay của bạn.
Tiền bạc: theo quy định của nhà nước Việt Nam thì công dân Việt Nam khi xuất cảnh có thể mang theo tối đa là 5000 đô la Mỹ. Nên để tiền chung một chỗ, đừng chia nhỏ ra. Công nghệ an ninh ở sân bay rất cao, do đó họ chỉ cần soi qua độ dày xấp tiền là biết được bạn mang theo bao nhiêu. Đừng chia nhỏ vì sẽ khiến họ không chắc được số lượng và bạn sẽ bị giữ lại để kiểm tra riêng, rất phiền phức. Bên cạnh đó, trước khi đi nên đổi khoảng 100 đô là sang tiền lẻ mệnh giá 1 hoặc năm đô la đề dùng dọc đường
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng, hành lý, các bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với những tình huống có thể gặp phải trên đường đi. Những tình huống hay gặp nhất:
1. Bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi đi qua máy quét anh ninh sân bay: Điều này là hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng nhiều. Bạn nên bình tĩnh, làm theo yêu cầu của nhân viên an ninh. Thông thường họ sẽ trực tiếp mở hành lý của bạn. Họ không xóc tung hành lý lên, máy soi đã chỉ chính xác vị trí vật dụng khả nghi của bạn. Do đó, hành lý xách tay phải do chính bạn sắp xếp để bạn biết được trong va ly của mình có gì và trả lời câu hỏi của nhân viên an ninh. Điều quan trọng là bình tĩnh và tự tin.
2. Thất lạc hành lý ký gửi: Lại một điều rất ư bình thường ở hệ thống sân bay Mỹ. Việc bạn cần làm đó là đi tới khu vực "Lost and Found" (Thất lạc và tìm thấy) ở sân bay. Làm theo những yêu cầu của họ để mô tả hành lý và cung cấp thông tin cá nhân. Khoảng một tuần sau hành lý sẽ được gửi trả lại cho bạn (hoàn toàn miễn phí).
3. Không tìm được cổng để thực hiện check-in chuyến bay kế tiếp hay bị lạc đường: Sân bay ở Mỹ khá lớn nhưng bạn chỉ cẩn để ý thông tin trên vé máy bay. Nhìn những bảng chỉ dẫn là có thể dễ dàng tìm được đường đi. Nếu không chắc thì không nên tự ý đi, hãy hỏi bất kỳ nhân viên sân bay nào (thậm chí là cả nhân viên lau dọn vệ sinh), họ sẽ vui vẻ chỉ cho bạn, nếu cần, họ sẽ trực tiếp dẫn bạn đi. Một điều hữu ích khi hỏi những nhân viên này là khi bạn gần trễ chuyến bay, họ có thể thông báo cho bộ phận bay chờ bạn thêm một chút.
Nhìn chung, nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào thì hãy mạnh dạn hỏi nhân viên sân bay. Họ được huấn luyện và được trả lương để trợ giúp bạn. Một điều quan trọng nữa là đừng nói chuyện với người lạ, đừng giữ đồ hay nhờ người lạ giữ đồ. Luôn để mắt đến hành lý và an toàn chính mình. Đừng để chuyện xảy ra rồi mới giải quyết. Bạn nên nhớ là bạn đang ở nơi xứ người, và thời gian là điều quý nhất.
Hơn một năm trước cũng khoảng thời gian cận kề tháng tám này, mình và gia đình đang tất bật chuẩn bị hành trang cho chuyến đi du học sang Mỹ. Mọi sự chắc chắn không đơn giản nhưng không cũng không quá khó khăn để chuẩn bị chu đáo. Điều quan trọng nhất trong suốt chuyến bay là bình tĩnh và một chút nhạy bén.
Mình hy vọng với bài viết này sẽ giúp một phần nào cho những bạn đang chuẩn bị đi du học Mỹ.

Chúng ta là sinh viên quốc tế, chúng ta phải biết ta là ai. Chúng ta khác với họ. Để xóa bức tường thành kiến đó, chúng ta phải cởi mở hơn với người Mỹ và với chính mình.
Mình là sinh viên năm 3 đang du học ở Mỹ. Mình muốn chia sẻ với những bạn sắp qua Mỹ du học về suy nghĩ của người Mỹ và những kinh nghiệm làm thế nào để thích nghi với cuộc sống ở đây.
Một tâm lý phổ biến với những người đi du học và mới qua Mỹ là sợ và nhút nhát, khép kín. Tuy nhiên cơ hội ở Mỹ không từ chối ai.
Nhiều người nói rằng người Mỹ phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế. Điều đó đúng và hợp lý.
Nhưng hãy tưởng tượng nhé, bạn đang học ở trường đại học ở Việt Nam, một nhóm ngoại quốc ở đâu tới học chung với bạn, nói lơ lớ tiếng Việt, hành xử khác người Việt, không thèm chơi với người Việt, rồi nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng lạ hoắc, bạn có khó chịu không?
Người Mỹ cũng như thế. Rào cản bước đầu là vô cùng lớn. Đó là một bức tường thành kiến về sự khác biệt trong văn hóa, ngôn ngữ và hành vi. Muốn đập bức tường đó không hề dễ dàng. Làm được điều đó cần phải đến từ hai phía, bạn và người bạn Mỹ.
Đối với người Mỹ, bản chất họ cũng như chúng ta. Có người tốt, người xấu, người cởi mở và khép kín. Người mà khép kín thì dù bạn là ai đi nữa cũng khó gần với họ.
Bên cạnh đó cần phải hiểu văn hóa ứng xử của người Mỹ. Họ rất lạnh lùng, thực dụng và rất bảo thủ. Một ví dụ dễ thấy, bạn vào một lớp mới, làm quen với một cô bạn Mỹ. Trong suốt quá trình học môn đó, ngày nào hai bạn cũng gặp nhau, trao đổi với nhau về học tập, thậm chí giúp cô ấy rất nhiều. Sau đó, hết học môn, bạn chẳng thấy cô bạn kia liên lạc với mình thì trách họ là vô tâm, lợi dụng mình.
Thật ra người Mỹ rất thực tế, bạn là bạn học (study partner) chứ chưa phải bạn (friend). Muốn xây dựng một tình bạn (friendship) thì cần nhiều thứ hơn là giao tiếp (sở thích, tính cách v.v). Đừng trách họ, đó là văn hóa của họ.
Chúng ta là sinh viên quốc tế, chúng ta phải biết ta là ai. Chúng ta khác với họ. Để xóa bức tường thành kiến đó, chúng ta phải cởi mở hơn với người Mỹ và với chính mình.
Bạn nên chủ động làm quen với bạn học Mỹ, nói chuyện với họ, bắt đầu với những vấn đề về học tập. Lần đầu tiên chắc chắn sẽ rất ngượng và khó khăn nhưng đừng nản chí. Vấn đề không phải là chúng ta phải kết bạn cho bằng được với người Mỹ.
Như đã nói, người Mỹ có người này người kia, nhưng nhìn chung họ cũng dễ thương lắm. Bên cạnh đó, cố gắng đừng co rú suốt ngày ở lớp rồi về nhà. Rất chán. Hãy tìm một công việc làm thêm nào đó hay tìm một hội nhóm nào đó tham gia.
Theo kinh nghiệm bản thân mình thì một công việc làm thêm vừa giúp bạn kiếm thêm một món tiền khá khá vừa giúp bạn dễ dàng làm quen với nhiều người và giúp cho công việc của bạn sau này rất nhiều. Không nên đi làm chui, vừa nguy hiểm mà chẳng có ích gì cho công việc sau này ra trường.
Một điều nên lưu ý khi xin việc đó là nó không hề dễ dàng, yêu cầu bạn phải năng động, kiên trì và một chút lỳ lợm khôn khéo.Khi nộp đơn xin việc ở trường, chắc chắn số lượng đơn và vị trí công việc chênh nhau rất lớn. Nếu bạn chỉ đơn giản nộp chỗ người ta yêu cầu bạn thì cũng được nhưng xác suất không cao. Theo kinh nghiệm của mình cũng như các bạn mình đó là :
1. Biết cách viết đơn xin việc : những chỗ quan trọng nhất là kinh nghiệm và giờ làm việc cùng mức lương yêu cầu. Với kinh nghiệm, bạn đừng sợ mà 'nổ' một chút (nên nhớ một chút thôi). Không ai có thể kiểm tra bạn được, mà nếu có thì bạn dễ dàng nói rằng chỗ tôi làm hồi đó nó khác (tùy khả năng ứng biến của mỗi người).
Kế đến là giờ làm và mức lương, bạn cứ chọn sao cho dễ dàng cho người tuyển dụng nhất. Nhắc lại, bạn phải nhớ bạn là ai, người tuyển bạn hiểu bạn là sinh viên, họ sẽ xếp cho bạn giờ làm tốt thôi.
2. Vấn đề nộp đơn : Sau khi nộp đơn, đừng ngồi đó mà chờ họ gọi mình lên phỏng vấn. Hãy chủ động hơn. Bạn có thể yêu cầu xin gặp quản lý ở chỗ làm. Họ không phải là người quyết định thuê bạn hay không nhưng họ có thể giúp bạn nhắc nhở ban quản lý về hồ sơ của bạn.
Nên nhớ đây là trường học, họ tạo ra việc làm là để tạo điều kiện cho sinh viên của họ. Rất nhiều người bạn của mình, sau khi nộp đơn đã chủ động lên gặp quản lý rồi nói chuyện thằng thắng với họ, họ sẽ rất vui vẻ giúp bạn.
3. Nhận được việc chưa phải là tất cả. Nhìn chung, các quản lý cũng rất dễ thương. Họ sẽ huấn luyện bạn rồi giao công việc cho bạn. Bạn sẽ không thể làm tốt công việc ngay từ đầu được nhưng đừng lo. Cái gì không hiều, không biết thì phải hỏi, đừng sợ người khác nghĩ mình dở.
Người Mỹ rất xem trọng việc bạn có tiến bộ hay không. Với họ, mọi người đều khởi đầu như nhau. Một vấn đề quan trọng là bạn phải chịu học hỏi. Thông thường công việc sẽ được phân công ra cho mỗi nhân viên. Bạn nên để ý việc của người khác, xem họ làm thế nào, lúc rảnh thì tới phụ họ.
Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều và khi bạn nắm hết việc ở chỗ làm, quản lý sẽ coi trọng bạn hơn và dĩ nhiên bạn sẽ có những sự ưu ái nhất định. Quan trọng là đừng sợ cực, chịu khó học hỏi. Đừng tưởng trong trường là không có chuyện người mới bị ăn hiếp, bị bắt làm nhiều hơn.
Các hội nhóm (nổi bật nhất trường là các hội Greek Fraternity hay Sorority) cũng được nhưng nhớ chọn cho kỹ vì một số hội thật ra chả làm gì ngoài ăn nhậu chơi bời (dân Mỹ nhậu cũng không thua dân Việt Nam mình đâu).
Một điều quan trọng nữa là vấn đề nhà ở. Khi sang Mỹ du học, chắc chăn nhiều bạn sẽ phân vân khi chọn giữa sống trong ký túc xá hay thuê nhà ở ngoài. Ở ký túc xá thì không được nấu nướng, mắc hơn và không tiện nghi bằng ở ngoài. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ kết bạn rất nhiều, rất vui.Trường nào cũng tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa và chắc chắn ký túc xá sẽ là nơi đầu tiên được phổ biến.
Nhìn chung, năm đầu sang Mỹ, hội nhập là rất khó nhưng không phải là không làm được. Mọi thứ tùy ở bạn. Bên cạnh tập trung vào chuyện học, phải biết chấp nhận những thứ không thể có và phải có được những thứ không thể thiếu trong môi trường giáo dục ở Mỹ : giao tiếp và hoạt động. Chỉ có lăn ra hoạt động, chịu giao tiếp thì bạn mới có được những cơ hội, những người bạn mới mà thôi.