Câu hỏi

29/10/2013 01:19
Làm gì khi bị chồng ngược đãi
Danh sách câu trả lời (2)

Hãy báo cáo lên chính quyền, hội phụ nữ nơi bạn ở, họ sẽ có biện pháp ngăn chặn tình trạng này !

Bị chồng ngược đãi là một phần của bạo lực gia đình. Theo thống kê thì khoảng ¼ các bà vợ trên thế giới từng đã ít nhất một lần bị chồng ngược đãi trong suốt quãng đời làm vợ của mình. Ở một số nước nơi người chồng được coi là người chủ trong gia đình, con số các bà vợ bị ngược đãi lên đến 50 đến 60%. Các bà vợ có thể bị chồng ngược đãi về thể chất; tình dục; lời nói; tinh thần; tôn giáo; kinh tế; hay xã hội.
Ngược đãi về thể xác thường là bị chồng đánh (dùng tay, chân), ném đồ đạc vào người, dùng vũ khí. Đây cũng là hình thức ngược đãi phổ biến nhất.
Ngược đãi về tình dục thường bao gồm: đòi quan hệ tình dục khi không có sự đồng ý của vợ, bắt vợ sinh con khi vợ không muốn, cưỡng hiếp vợ, bắt vợ quan hệ tình dục với người khác.
Ngược đãi về lời nói là chửi bới vợ, dùng những lời nói coi thường vợ, nhiếc móc vợ là kẻ bất tài, vô dụng.
Ngược đãi về tâm lý/tình cảm là tìm cách làm cho vợ mất thể diện, phá hoại những vật dụng cá nhân mang tính chất tinh thần của vợ, phá hoại những đồ vật mà vợ yêu thích, gián tiếp làm cho vợ đau khổ.
Ngược đãi về niềm tin/tôn giáo là làm cho vợ có cảm giác bị phản bội với tín ngưỡng mà mình theo đuổi, không ủng hộ để vợ có thể theo đuổi tín ngưỡng riêng của mình đặc biệt ở trong một cộng đồng mà tín ngưỡng của người vợ không phổ biến.
Ngược đãi về kinh tế ví dụ như bắt vợ ở nhà không cho đi làm, khiến vợ bị phụ thuộc vào tài chính của chồng, coi thường vợ, không cho vợ tham gia vào các quyết định tài chính trong gia đình, sai khiến vợ làm việc quá sức, làm việc như nô lệ trong gia đình chồng, để vợ phải sống trong tình trạng thiếu thốn vật chất.
Ngược đãi về mặt xã hội như nói xấu vợ trước bàn dân thiên hạ, cách ly vợ khỏi các hoạt động xã hội, kiểm soát bạn bè, người thân của vợ, kiểm soát các hoạt động xã hội của vợ.
Nếu người chồng lặp đi lặp lại một trong các hành vi nêu trên thì có nghĩa là anh ta đã ngược đãi vợ mình. Sự ngược đãi có thể bắt đầu từ lời nói nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến sự ngược đãi về thể chất, tinh thần hay tình dục, dẫn đến những tổn thương thể chất hay tinh thần vĩnh viễn, nguy cơ xấu đến tính mạng của người phụ nữ.
Thường khi người chồng đã có biểu hiện ngược đãi, anh ta sẽ tìm mọi cách chứng tỏ quyền lực của mình trong gia đình, dẫn đến tình trạng được đằng chân lân đằng đầu. Tuy nhiên người phụ nữ thường hay âm thầm chấp nhận và không dám tiết lộ với ai về việc mình bị ngược đãi.
Nguyên nhân có thể do người vợ sợ sự phản kháng của mình sẽ dẫn đến các hành vi ngược đãi tiếp theo; sợ ảnh hưởng xấu đến con cái; do cảm thấy mình thấp kém hơn chồng, thiếu tự tin, thấy mình bất lực; do không tìm được sự trợ giúp từ xã hội; do sợ cảm giác bị kỳ thị từ những người xung quanh nếu thông báo việc chồng lạm dụng.
Đối với những phụ nữ lấy chồng là người nước ngoài còn có thêm một vài nguyên nhân khiến họ không dám khai báo tình trạng bị ngược đãi như do không hiểu tiếng bản địa, cảm giác thiếu vắng gia đình, người thân, bạn bè, lo sợ vì mình đơn độc, và do không biết tìm nguồn trợ giúp từ đâu.
Các bà vợ nên làm gì để tránh những điều xấu xảy ra:
1. Nên tránh các cuộc cãi vã không đáng có.
Tránh mang những chuyện phiền toái trút lên đầu các ông chồng, tránh phàn nàn hay đổ lỗi lên chồng một cách vô lý. Nếu có chuyện gì khúc mắc nên nói chuyện thẳng thắn với chồng, lựa chọn những lúc thích hợp, khi hai vợ chồng cùng trong tâm trạng vui vẻ.
Khi chồng nóng giận, hãy xem liệu có phải anh chồng đang có những chuyện không vui? Liệu anh ấy có đang trong tình trạng có hơi men? Liệu anh ấy có đạng bị ốm (bệnh)? Hãy tự dành cho mình một khoảng thời gian để phán xét lại sự việc.
Nếu bạn chuẩn bị phản kháng lại những gì bạn cho rằng chồng bạn đã cư xử không phải, nên chuẩn bị sẵn trong đầu những gì cần phải nói, sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào, sẽ xử trí thế nào nếu chồng bạn nổi giận không muốn nghe, làm sao để thuyết phục chồng nghe và làm theo những điều hay lẽ phải.
2. Nếu bạn thật sự cố gắng mà chồng bạn vẫn tiếp tục đối xử tệ với bạn. Bạn thật sự cho rằng mình đã bị ngược đãi. Lúc ấy không nên đỗ lỗi cho chính bản thân mình. Đó là tính cách xấu của người chồng mà bạn không thể kiểm soát được, bạn không thể làm gì để có thể thay đổi người chồng của mình. Bạn cũng nên nhớ rằng, một trong các quyền cơ bản nhất của con người đó là sống mà không phải chịu bất kỳ sự sợ hãi nào. Dưới đây là một số biện pháp để giúp bạn được an toàn trong trường hợp bị ngược đãi:
· Chia sẻ lo lắng của bạn với người thân, bác sĩ tâm lý, hay những tổ chức xã hội chuyên giúp đỡ phụ nữ
· Gọi cảnh sát trong trường hợp bạn cho rằng hành vi của chồng bạn có thể làm nguy hiểm đến tính mạng bản thân bạn
· Ghi nhớ những số điện thoại của những người mà bạn cần trong các tình huống khẩn cấp: điện thoại của người thân, cảnh sát, nhà thờ, các tổ chức xã hội
· Biết những nơi mà bạn có thể tạm thời trú ẩn trong những tình huống xấu
· Nghĩ đến việc ly dị và tiến hành thủ tục ly dị để tránh những nguy cơ xấu đến tính mạng của bạn trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng các ông chồng ngược đãi sẽ tiếp tục những hành vi của mình ở mức nguy hiểm hơn nêu không có sự can thiệp của pháp luật
Ngược đãi về thể xác thường là bị chồng đánh (dùng tay, chân), ném đồ đạc vào người, dùng vũ khí. Đây cũng là hình thức ngược đãi phổ biến nhất.
Ngược đãi về tình dục thường bao gồm: đòi quan hệ tình dục khi không có sự đồng ý của vợ, bắt vợ sinh con khi vợ không muốn, cưỡng hiếp vợ, bắt vợ quan hệ tình dục với người khác.
Ngược đãi về lời nói là chửi bới vợ, dùng những lời nói coi thường vợ, nhiếc móc vợ là kẻ bất tài, vô dụng.
Ngược đãi về tâm lý/tình cảm là tìm cách làm cho vợ mất thể diện, phá hoại những vật dụng cá nhân mang tính chất tinh thần của vợ, phá hoại những đồ vật mà vợ yêu thích, gián tiếp làm cho vợ đau khổ.
Ngược đãi về niềm tin/tôn giáo là làm cho vợ có cảm giác bị phản bội với tín ngưỡng mà mình theo đuổi, không ủng hộ để vợ có thể theo đuổi tín ngưỡng riêng của mình đặc biệt ở trong một cộng đồng mà tín ngưỡng của người vợ không phổ biến.
Ngược đãi về kinh tế ví dụ như bắt vợ ở nhà không cho đi làm, khiến vợ bị phụ thuộc vào tài chính của chồng, coi thường vợ, không cho vợ tham gia vào các quyết định tài chính trong gia đình, sai khiến vợ làm việc quá sức, làm việc như nô lệ trong gia đình chồng, để vợ phải sống trong tình trạng thiếu thốn vật chất.
Ngược đãi về mặt xã hội như nói xấu vợ trước bàn dân thiên hạ, cách ly vợ khỏi các hoạt động xã hội, kiểm soát bạn bè, người thân của vợ, kiểm soát các hoạt động xã hội của vợ.
Nếu người chồng lặp đi lặp lại một trong các hành vi nêu trên thì có nghĩa là anh ta đã ngược đãi vợ mình. Sự ngược đãi có thể bắt đầu từ lời nói nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến sự ngược đãi về thể chất, tinh thần hay tình dục, dẫn đến những tổn thương thể chất hay tinh thần vĩnh viễn, nguy cơ xấu đến tính mạng của người phụ nữ.
Thường khi người chồng đã có biểu hiện ngược đãi, anh ta sẽ tìm mọi cách chứng tỏ quyền lực của mình trong gia đình, dẫn đến tình trạng được đằng chân lân đằng đầu. Tuy nhiên người phụ nữ thường hay âm thầm chấp nhận và không dám tiết lộ với ai về việc mình bị ngược đãi.
Nguyên nhân có thể do người vợ sợ sự phản kháng của mình sẽ dẫn đến các hành vi ngược đãi tiếp theo; sợ ảnh hưởng xấu đến con cái; do cảm thấy mình thấp kém hơn chồng, thiếu tự tin, thấy mình bất lực; do không tìm được sự trợ giúp từ xã hội; do sợ cảm giác bị kỳ thị từ những người xung quanh nếu thông báo việc chồng lạm dụng.
Đối với những phụ nữ lấy chồng là người nước ngoài còn có thêm một vài nguyên nhân khiến họ không dám khai báo tình trạng bị ngược đãi như do không hiểu tiếng bản địa, cảm giác thiếu vắng gia đình, người thân, bạn bè, lo sợ vì mình đơn độc, và do không biết tìm nguồn trợ giúp từ đâu.
Các bà vợ nên làm gì để tránh những điều xấu xảy ra:
1. Nên tránh các cuộc cãi vã không đáng có.
Tránh mang những chuyện phiền toái trút lên đầu các ông chồng, tránh phàn nàn hay đổ lỗi lên chồng một cách vô lý. Nếu có chuyện gì khúc mắc nên nói chuyện thẳng thắn với chồng, lựa chọn những lúc thích hợp, khi hai vợ chồng cùng trong tâm trạng vui vẻ.
Khi chồng nóng giận, hãy xem liệu có phải anh chồng đang có những chuyện không vui? Liệu anh ấy có đang trong tình trạng có hơi men? Liệu anh ấy có đạng bị ốm (bệnh)? Hãy tự dành cho mình một khoảng thời gian để phán xét lại sự việc.
Nếu bạn chuẩn bị phản kháng lại những gì bạn cho rằng chồng bạn đã cư xử không phải, nên chuẩn bị sẵn trong đầu những gì cần phải nói, sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào, sẽ xử trí thế nào nếu chồng bạn nổi giận không muốn nghe, làm sao để thuyết phục chồng nghe và làm theo những điều hay lẽ phải.
2. Nếu bạn thật sự cố gắng mà chồng bạn vẫn tiếp tục đối xử tệ với bạn. Bạn thật sự cho rằng mình đã bị ngược đãi. Lúc ấy không nên đỗ lỗi cho chính bản thân mình. Đó là tính cách xấu của người chồng mà bạn không thể kiểm soát được, bạn không thể làm gì để có thể thay đổi người chồng của mình. Bạn cũng nên nhớ rằng, một trong các quyền cơ bản nhất của con người đó là sống mà không phải chịu bất kỳ sự sợ hãi nào. Dưới đây là một số biện pháp để giúp bạn được an toàn trong trường hợp bị ngược đãi:
· Chia sẻ lo lắng của bạn với người thân, bác sĩ tâm lý, hay những tổ chức xã hội chuyên giúp đỡ phụ nữ
· Gọi cảnh sát trong trường hợp bạn cho rằng hành vi của chồng bạn có thể làm nguy hiểm đến tính mạng bản thân bạn
· Ghi nhớ những số điện thoại của những người mà bạn cần trong các tình huống khẩn cấp: điện thoại của người thân, cảnh sát, nhà thờ, các tổ chức xã hội
· Biết những nơi mà bạn có thể tạm thời trú ẩn trong những tình huống xấu
· Nghĩ đến việc ly dị và tiến hành thủ tục ly dị để tránh những nguy cơ xấu đến tính mạng của bạn trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng các ông chồng ngược đãi sẽ tiếp tục những hành vi của mình ở mức nguy hiểm hơn nêu không có sự can thiệp của pháp luật
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Rao vặt Siêu Vip