
Làm thế nào để hạ nhiệt cho máy tính vậy ạ

Một trong những điều khó chịu nhất khi sử dụng laptop là máy thường xuyên bị nóng, điều này cũng góp phần làm giảm tuổi thọ của máy. Điều lo ngại không phải là số tuổi của laptop bạn, mà là nó có thể sẽ chạy ì ạch hoặc kêu ầm ĩ.
Hãy cùng đi theo những bước sau để khắc phục vấn đề này.
1. Lau dọn bên trong laptop
Đây là điều đầu tiên nên làm. Laptop có một chiếc quạt giúp làm mát những sử dụng lâu ngày có thể làm bụi bám và chặn luồng không khí. Hãy thử lau chùi nó nhưng chỉ trong trường hợp bạn đủ khả năng để mở và lắp lại máy thôi nhé.
2. Hãy để không khí có thể luồn vào laptop
Khi bạn sử dụng laptop trên trường hoặc một số bề mặt khác, có thể vô tình bạn đã bịt mất các khe hở của quạt tản nhiệt. Điều này sẽ làm máy nóng lên trong nháy mắt. Hãy thử ngồi trên bạn hoặc một bề mặt phẳng, hoặc tốt hơn hết là chú ý tới khoảng trống để không khí có thể ra vào làm mát máy.
3. Thổi không khí với áp lực mạnh.
Thổi không khí thật mạnh vào từ bên ngoài cũng có thể giúp gạn bớt bụi trên quạt tản nhiệt. Bạn sẽ không phải mở bung máy ra, nhưng độ hiệu quả của cách này còn tùy thuộc vào độ bụi của quạt.
4. Sử dụng bộ tản nhiệt chạy bẳng cổng USB
Cách này thực sự cải thiện tình hình rất nhiều. Nguyên nhân chính làm laptop nóng lên chính là không tản nhiệt được cho CPU. Thế nên cách tốt nhất là bạn hãy dùng một bộ tản nhiệt phụ.
5. Để máy trước quạt một lúc
Nếu bạn quá lười hoặc không thể mua một bộ tản nhiệt, thì đây là giải pháp tạm thời cho bạn. Bạn có thể lặp lại nó nhiều lần, nó cũng đã thực sự rất hiệu quả với máy của tôi. Bất cứ khi nào laptop của bạn quá nóng, chỉ việc bưng nó ra đặt trước quạt. Laptop của bạn sẽ được làm mát chỉ trong vài phút.
6. Sử dụng máy trong phòng lạnh.
Nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ của máy, hãy thử dùng laptop trong những nơi có nhiệt độ mát. Những chiếc máy tính dùng trong kĩ thuật thường phải làm việc liên tục và bị nóng lên nhanh chóng. Hãy thử tìm một nơi có nhiệt độ thích hợp cho nó.

Tự kiểm tra và sửa chữa máy tính - Chống cháy nổ cho máy tính ngày hè
Tự kiểm tra và sửa chữa máy tính - Chống cháy nổ cho máy tính ngày hè
Nổ chân RAM và khe cắm trên mainboard vì bụi bẩn
Mainboard đời mới đều giành riêng một mục trong ROM-BIOS để cài đặt quản lý nhiệt độ. Tuỳ theo model và hãng sản xuất mà số cảm biến được "cài" trên mainboard khác nhau. Loại sản phẩm phổ thông cho phép người dùng biết được số vòng quay của quạt chip, quạt VGA và nhiệt độ chip. Những loại đắt tiền hơn cho phép người dùng thiết lập kịch bản nhiệt độ (thermal scheme) đến từng chi tiết để cảnh báo và tắt máy khi quá nóng. Nhiệt độ chip thường mặc định ở mức cảnh báo 60 độ C và ngừng hoạt động ở 65 độ C. Loa trên main sẽ liên tục phát ra âm thanh giống còi cứu hoả khi đến ngưỡng.
Cùng giá tiền, chip do AMD sản xuất có hiệu năng cao hơn nhưng khi vận hành cũng nóng hơn so với chip Intel. Dân mê game và đồ hoạ kỹ thuật vì thế chuộng AMD hơn, nhưng cũng phải bỏ nhiều tiền hơn cho bộ tản nhiệt.
Máy tính tại cửa hàng game hoặc Internet công cộng hay bị bụi bám rất nhiều vì nằm ngay mặt đường, không được che đậy cẩn thận như máy cá nhân tại gia đình hoặc công sở. Chúng cần được vệ sinh mỗi tuần 1 lần để đảm bảo không bị những trục trặc bất ngờ.
Người dùng tại gia đình có thể kiểm soát nhiệt độ máy tính của mình qua phần Setup của ROM BIOS và các tiện ích đi kèm mainboard. Nếu chỉ là tay ngang, bạn có thể download tiện ích kiểm tra phần cứng như Everest của hãng Lavalys để theo dõi cảm biến nhiệt trên bo mạch chủ. Nhiệt độ chip được duy trì dưới 55 độ C là tình trạng tốt nhất. Nếu nhiệt độ tăng nhanh sau một thời gian ngắn vận hành là dấu hiệu hệ thống tản nhiệt cần được nâng cấp.