
Làm thế nào để xe của bạn luôn vận hành tốt nhất????

Mình muốn hỏi câu hỏi cho ô tô ....!

Ngày nay, chất lượng và độ tin cậy của xe ngày càng được cải thiện, đặc biệt, các nhà sản xuất trang bị đi kèm rất nhiều tính năng đảm bảo an toàn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, về mặt lý thuyết, có thể nói những sản phẩm này có độ an toàn tuyệt đối mà bạn có thể yên tâm sử dụng.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn xem nhẹ việc bảo dưỡng bảo trì định kỳ cho chiếc xe của mình vì qua quá trình sử dụng, chắc chắn chất lượng và hiệu quả vận hành của xe sẽ ngày một hao mòn và kém đi. Và tai nạn hoặc rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi xe có một lỗi nhỏ hoặc hỏng hóc mà bạn không biết.
Chính vì vậy, nhà sản xuất luôn cung cấp dịch vụ sau bán hàng và chế độ bảo hành cho khách hàng để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả của máy móc và thiết bị. Ngoài ra, chất lượng và tuổi thọ của xe phụ thuộc vào mức độ quan tâm và chăm sóc của người sử dụng.
Việc kiểm tra độ an toàn và trạng thái của xe một cách thường xuyên là rất cần thiết. Rất nhiều bộ phận trên xe cần phải được bảo trì, vệ sinh, bôi trơn, sửa chữa hoặc thay mới định kỳ. Và những gì bạn cần làm trước hết đó là tham khảo và thực hiện theo quy trình bảo dưỡng do nhà sản xuất khuyến nghị. Ngoài ra, trong bài viết này, sẽ trình bày một số điều lưu ý để tối ưu chất lượng và độ an toàn trước khi khởi hành cho chiếc xe của bạn.
Trước khi khởi động bắt đầu một ngày mới, bạn cần phải kiểm tra một số chi tiết và bộ phận quan trọng để đảm bảo xe vận hành tốt nhất.
Lốp xe
Đối với chuyến đi dài ngày, bạn nên có lốp dự phòng, đây không phải là lời khuyên mới mẻ, nhưng bạn không nên bỏ qua, phòng trường hợp xe bạn bị nổ lốp hoặc bị vật nhọn bằng kim loại xuyên thủng thì bạn có thể thay ngay trước khi lốp cũ bị hỏng nặng hơn.
Nếu bạn sử dụng thường xuyên, thì việc kiểm tra áp suất lốp là điều rất quan trọng, tốt nhất là kiểm tra mỗi tuần 1 lần, để đảm bảo áp suất đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Đồng thời bạn phải chú ý xem độ mòn mặt lốp để đảm bảo độ bám đường tốt nhất khi vận hành.
Gai lốp sau nhanh bị mòn hơn lốp trước, đặc biệt đối với tay lái hay drift lốp sau hoặc biểu diễn chạy xe 1 bánh sau, thì bạn càng phải kiểm tra thường xuyên hơn và thay mới khi cần. Còn đối với lốp trước, để đảm bảo chất lượng và độ bền thì bạn cần hạn chế sử dụng phanh trước đột ngột.
Vành xe
Đây là bộ phận mà bạn hay bỏ qua. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền và vận hành tốt, bạn cũng nên kiểm tra xem có bất kỳ vết nứt hay rạn nào không và lau chùi xe để tránh bị bùn đất bám lâu ngày có thể gây rỉ sét, đồng thời kiểm tra các điểm tiếp xúc với lốp.
Để kiểm tra kỹ hơn, bạn nên nâng xe lên, sau đó quay bánh xe và để ý xem có âm thanh lạ phát ra không. Đó là dấu hiệu cho biết vành xe của bạn còn hoạt động tốt hay không.
Hệ thống treo
Hay hệ thống giảm xóc của xe rất quan trọng, nó đảm bảo độ êm ái và ổn định cho xe khi vận hành, vì thế, bạn cần bảo trì bảo dưỡng bộ phận này thường xuyên để độ đàn hồi của hệ thống hoạt động tốt nhất có thể.
Hãy học cách điều chỉnh hệ thống treo để phù hợp với nhu cầu đi lại của bạn
Dầu và dung dịch làm mát
Với mỗi loại xe và động cơ sẽ có loại dầu động cơ hoặc dầu làm mát máy tương thích cho hiệu quả làm mát cao nhất và thời gian thay định kỳ cũng khác nhau, chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về chiếc xe của mình, thường xuyên kiểm tra mức nước làm mát, dầu bôi trơn để xem có bị rò rỉ hay không. Chế độ làm mát động cơ rất quan trọng, vì đây là yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ cho chiếc xe.
Các chi tiết và bộ phận nhỏ
Có thể bạn nghĩ rằng chân phanh, tay phanh, chân ga, hay các chi tiết phụ nhỏ nhặt khác thì không cần quá chú trọng bảo trì kiểm tra, nhưng bạn cũng nên chăm sóc các bộ phận này để chúng hoạt động chính xác và bền lâu hơn.
Điều chỉnh tay phanh, tay ga đúng vị trí sẽ cho hiệu quả vận hành tối ưu
Hệ thống phanh
Nếu nhân viên kỹ thuật đề nghị bạn thay dây phanh, thì bạn nên làm vậy. Đồng thời, dầu phanh cũng nên kiểm tra và thay mới theo lịch bảo dưỡng định kỳ.
Thường thì khi thay mới một chi tiết trên xe, bạn luôn có ý định tìm kiếm loại chất lượng hơn. Đặc biệt là đối với bộ phận đảm bảo an toàn như hệ thống phanh thì bạn đừng ngại ngần khi lựa chọn loại tốt nhất và hiện đại nhất để trang bị cho xe.
Hệ thống điện
Bạn phải thường xuyên kiểm tra xe đèn phanh (cả đèn trước và sau), đèn báo rẽ, đèn pha và một số thiết bị chiếu sáng hỗ trợ khác trang bị cho xe của bạn. Đây là thao tác rất quan trọng, vì hệ thống chiếu sáng giúp bạn di chuyển an toàn hơn trong bóng đêm.
Để làm được như vậy, trước hết bạn cần phải tìm hiểu kỹ nguyên tắc hoạt động của hệ thống điện trên xe và công suất sử dụng cho hệ thống chiếu sáng trên xe bạn. Thông tin về hệ thống điện trên xe bạn rất quan trọng khi bạn ứng dụng một số thiết bị di động khác sử dụng nguồn điện ngay trên chiếc xe của mình như Bluetooth, GPS, …
Lời kết
Lái xe mô tô luôn cho bạn cảm giác tự do, lý tưởng và nhiều trải nghiệm thú vị. Dù là xe đường phố nhẹ nhàng, xe thể thao hầm hố hay xe địa hình mạnh mẽ thì việc hiểu rõ chiếc xe của bạn là rất quan trọng. Hơn nữa, mỗi dòng xe, mỗi thương hiệu xe sẽ có những đặc trưng khác nhau vì việc khám phá chiếc xe bạn sở hữu cũng sẽ cho bạn những thông tin bất ngờ và bổ ích.
Ví dụ, bạn biết rõ mức tiêu thụ nhiên liệu, dung tích bình xăng, hay bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng xe, thì chắc hẳn bạn sẽ tự tin và yên tâm cầm lái chiếc xe của mình. Vì vậy, đừng ngần ngại khám phá và tìm hiểu từng chi tiết nhỏ trên chiếc xe của mình.

1. Sử dụng số hợp lý
Một trong những tật xấu thường gặp nhất của lái xe là không về số thấp khi dừng đỗ tạm thời, dừng đèn đỏ, hoặc điều khiển xe tốc độ thấp trong khi vẫn để số cao. Thới quen này sẽ làm xe bạn “ngốn” xăng nhiều hơn và động cơ phải hoạt động trong tình trạng yếu, máy ì, nhanh lão hóa hơn.
Thông thường, nếu để ý trên các bảng đồng hồ côngtơmét của các dòng xe số, nhà sản xuất thường chỉ định rõ ràng tốc độ hợp lý nhất. Chẳng hạn, trong khoảng từ số 1 đến số 2 tốc độ là 20 km/h, từ số 2 – 3: 20 – 40 km/h, số 3 – 4: 40 – 60 km/h… Do đó, bạn hãy sử dụng số hợp lý để xe luôn được vận hành trong điều kiện tốt nhất, luôn về số thấp khi đi chậm hay dừng đèn đỏ hoặc sau khi phanh.
2. Phanh đúng cách
Tất cả xe máy đều có 2 phanh nằm ở bánh trước và bánh sau, vì thế, bạn nên nhớ hãy luôn giữ chân phải lên bàn đạp phanh khi điều khiển xe và tay phải đặt trên cần phanh tay. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước là rất cao. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt.
Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.
3. Không ép côn
Tật ép côn để rồ ga, tăng độ vọt ở xe số thường gặp ở các bạn trẻ, tuy nhiên bạn không nên làm điều này nếu không muốn phải thay côn thường xuyên hoặc luôn phải nghe tiếng hú khó chịu của ly hợp khi vận hành. Thông thường đối với các xe côn tự động hoặc côn tay, bộ ly hợp được sử dụng vào mục đích cho xe chuyển tốc độ theo từng bước số. Việc giữ chân, tay để thực hiện thao tác ép côn rồi thả mạnh đột ngột nhằm tăng tốc cho xe sẽ khiến cho hệ thống ly hợp phải hoạt động với cường độ mạnh, dễ gây hỏng.
4. Thay lọc gió, lọc dầu đúng hạn
Lọc gió có tác dụng ngăn mọi bụi bẩn, tạp chất lọt vào động cơ, nếu chúng bị rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí, dẫn tới các hiện tượng như: xe ăn xăng nhiều hơn, khó nổ vào buổi sáng, không thể đạt được công suất tối đa. Còn nếu để lọc dầu tắc, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng bó máy.
5. Không đấu nối thêm đèn điện, dùng phụ gia ngoài
Gần đây, nhiều vụ cháy xe khi đang vận hành có nguyên nhân từ việc chủ xe đấu nối thêm các thiết bị điện từ ngoài vào. Các thiết bị như: còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí… lắp thêm đều là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí gây cháy xe. Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.