
Laptop thường xuyên bị treo máy, màn hình xanh, tự reset
Như tiêu đề, e đang sử dụng con ASUS K42JA - Cấu hình đây ak?
Dạo này này nó hay bị treo, bluescreen, tự reset lại máy lắm ak? Nó xảy ra hên xui lắm, lúc thì đơ lun, lúc thì BC, lúc thì tự reset
Thươngf lúc bị là đang lướt web, dùng office hay các ứng dụng nhẹ là bị treo. Nhưng chơi game (CS 1.6) cả ngày lại ko sao, chỉ bị lúc dùng mấy ứng dụng kia là bị treo thôi.
Khi dùng safe mode with networking cũng ko bị gì.
Em đã vệ sinh, nhiệt độ khoảng 40-50 thôi, cài lại win mấy lần rùi vẫn ko ăn thua, HDD thì check ko có bad.
Lúc máy đơ thì đèn báo HDD ko sáng
Các thím có thể tư vấn giúp em nó bị bệnh gì ko ak?





Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc các dòng thông báo trên màn hình xanh và sử dụng công cụ Debug của Windows để phát hiện lỗi một cách chính xác hơn.

Lỗi do pin:
80% lỗi tự động shutdown hoặc khởi động lại là do pin. Pin laptop cũng giống như pin điện thoại di động - dĩ nhiên là nó không thể xài hoài được và nó sẽ có tuổi thọ nhất định. Nếu là pin zin theo máy, và bạn sử dụng pin đúng cách thì 1 hay 2 năm đầu thì pin hoàn toàn hoạt động tốt. Còn sau thời gian đó có thể pin đã bị “lão hóa” và không còn “ổn định” như trước nữa. Để xác định lỗi có phải là do pin hay không hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách xác định lỗi có phải do pin hay không:
Tháo bỏ pin ra khỏi máy laptop, cắm adapter và dùng máy chỉ với adapter nếu tình trạng “tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại” không còn nữa thì hãy nghĩ ngay đến việc mua một pin mới đi nhé.
Một tình huống khá phổ biến, không thể mua pin mới:
Nếu bạn đang dùng 1 loại laptop không thông dụng trên thị trường (các nhãn hiệu không nổi tiếng) có thể bạn sẽ rất khó khăn trong việc tìm mua 1 pin mới cho laptop thì biện pháp tình thế là sẽ “độ” lại pin. Từ chuyên môn gọi là “thay cell pin”. Việc thay cell này đơn giản là thay thế các cell pin bị lão hóa bằng các cell pin mới nhằm kéo dài tuổi thọ còn lại của pin cũng như thời gian sử dụng còn lại.
Lỗi do adapter:
Lỗi này khó xác định hơn, vì biểu iện của nó có thể trùng lắm với các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể thử như sau:
Kiểm tra xem lỗi có phải do adapter:
Tương tự như các xác định pin, ta tháo pin ra thử chạy laptop chỉ với adapter, nếu vẫn bị “tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại”. Nếu có thể hãy dùng 1 adapter tốt (mược ai đó hoặc bạn phải có sẳn bộ cấp nguồn dòng nếu bạn là thợ). Nếu hết lỗi thì rỏ ràng lỗi là do adapter. Còn không, hãy xem tiếp phần sau.
Lỗi do giắc cắm nguồn trên main:
Giắc cắm nguồn trên main rất dễ bị long, gẫy chân dẫn đến chập chờn. Tình trạng chập chờn này rất nguy hiểm. Đôi lúc nó có thể phá hỏng cả máy laptop của bạn.
Cách kiểm tra giắc cắm nguồn trên main:
Cắm điện chỉ với adapter và lắc lắc giắc cắm, nếu xảy ra hiện tượng mất nguồn thì “thủ phạm” chính là cái giắc nguồn. Nếu bạn là thợ, bạn có bộ cấp nguồn dòng chuyên dùng cho laptop thì việc thử đơn giản hơn. Khi bạn cắm cấp nguồn vào laptop (không cần pin) nếu giắc tiếp xúc tốt phải có dòng 0.01A -> 0.03A chạy qua. Nếu ta lắc lắc giắc cắm mà mất dòng này thì “kết luận” tại giắc nguồn ngay.
Việc “xử lý” cái giắc nguồn thì “rất đơn giản” nhưng cái khó ở chổ là phải tháo rời laptop ra và “xử lý” cái giắc nguồn xong rồi ráp toàn bộ vô lại. Nếu bạn là “vọc sỹ”, bạn đủ tiền để mua một máy laptop khác thì cứ tự nhiên mà “xử lý” nếu có rủi ro thi mua máy mới luôn. Còn không tôi khuyên bạn nên mang máy đến “Trung tâm sửa chữa” để làm nhé.
Lỗi do quạt làm mát bên trong laptop:
Tùy theo đời máy và dòng máy, bên trong laptop có thể có một hoặc nhiều quạt làm mát cùng hệ thống các lá tản nhiệt, ống đồng chứa các dung dịnh tản nhiệt… Các quạt này khi mới bật máy có thể không quay nhưng khi nhiệt độ vừa vượt mức cho phép thì hệ thống tự động điều khiển và tốc độ quay của quạt cũng được điều khiển nhanh chậm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu vì một lý do nào đó làm cản trở quá trình thóat nhiệt như: hư quạt, hư hệ thống điều khiển quạt trên main, bụi bám quá nhiều, keo tản nhiệt bị quá khô… dẫn đến máy sẽ bị nóng quá mức cho phép xảy ra hiện tượng “quá nhiệt”. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến lỗi các chip quan trọng trên main như CPU, chip VGA, chip cầu Bắc, chip cầu NAM…
Tốt nhất là bạn nên dùng các trình dạng đo nhiệt độ máy để theo dõi và định kỳ “bảo trì, vệ sinh” máy giúp máy mát hơn và hoạt động tốt hơn.
Nếu bạn có thể tự làm theo các hướng dẫn bên trên, tự vệ sinh máy, làm tản nhiệt… mà vẫn không giải quyết được vấn đề thì xin chia buồn nhé. Máy bạn đã bị lỗi các thiết bị phần cứng bên trong. Và cần phải mang máy đến “trung tâm sửa chữa” để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ test và tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách xử lý.