Câu hỏi

03/07/2013 10:24
"Lòng nhân ái là một bản năng của con người thiếu nó con người sẽ trở thành quái vật ".
Có ý kiến cho rằng :"Lòng nhân ái là một bản năng của con người thiếu nó con người sẽ trở thành quái vật ".Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
jessika000
03/07/2013 10:24
Danh sách câu trả lời (1)

Lòng nhân ái là cốt lõi của nhân cách. Việc giáo dục lòng nhân ái không tốt đã làm trỗi dậy bản năng thú tính của những kẻ giết người vì tiền. Nếu trong con người có tính hướng thiện thì dù khó khăn đến đâu đứa trẻ vẫn vượt qua, kiếm sống một cách lương thiện mà không gây tội ác.
Tham khảo thêm bài viết này nhé
Vào một ngày đầu tháng 11 năm 2003, nhà thơ Rasul Gamzatov, giải thưởng Lenin và nhiều giải thưởng cao quí khác của Liên Xô trước đây của nước Nga hiện nay, một tác giả rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua nhiều bài thơ và một tác phẩm hết sức độc đáo Dagestan của tôi, đã từ trần ở tuổi 81. Trước khi mất ít lâu ông đã có cuộc đàm đạo đáng ghi nhớ với phóng viên của một tờ báo có uy tín Nước Nga văn học. Sau đây là bản lược ghi những ý kiến của nhà thơ chung quanh những vấn đề cốt lõi của văn học trong cuộc phỏng vấn cuối cùng này.
Văn học thường được gọi là nhân học. Tôi không có gì để phản đối điều đó. Nhưng đối với tôi, văn học không chỉ là nhân học, bản chất chủ yếu của nó là lòng nhân ái. Nhân học đòi hỏi sự thật, song chỉ riêng một mình sự thật thì chưa đủ, mà cần phải thể hiện nó một cách tài nghệ và với tấm lòng yêu mến. Nói chung, mỗi một nhà văn đều có cách định nghĩa riêng của mình về văn học. Đối với tôi, trước hết là lòng nhân ái. Việc lựa chọn hình thức, việc lựa chọn thể loại cũng bắt đầu từ đó. Một người không thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về văn học. Có những quan điểm khác nhau, giống nhau và không giống nhau, chúng bổ sung cho nhau và tất cả những định nghĩa này đều đúng sự thật.
Cần phải nói về những tác phẩm cụ thể chứ không phải nói về những khái niệm trừu tượng. Một số tác phẩm này đem lại cho văn học ý nghĩa giáo dục, còn một số tác phẩm khác thì mang lại ý nghĩa nhận thức. Nhưng tôi cảm thấy rằng trong văn học cần có tất cả các yếu tố nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Song tất cả cái đó không được áp đặt. Nhà văn chân chính không bao giờ giáo huấn, răn dạy, nhưng bao giờ cũng buộc độc giả phải suy nghĩ. Bởi vậy cơ sở của bất kỳ một tác phẩm nào phải là sự thật được thể hiện một cách tài tình. Cần phải nắm bắt được những giai điệu của thời đại mình, phải viết bằng những mầu sắc của nó mà không có bất cứ một sự giả tạo nào. Người ta thường nói về những nhiệm vụ mà văn học cần phải giải quyết. Nhưng nếu nhà văn lần nào cũng đặt ra cho mình nhiệm vụ viết một tác phẩm có tính chất giáo dục hoặc nhận thức, thì nói chung anh ta sẽ bị thất bại. Nhà văn không bao giờ được nghĩ về điều ấy. Một vấn đề nào đó làm anh ta xúc động và anh ta thể hiện nỗi xúc động ấy. Sự xúc động là nghề nghiệp của nhà văn. Song chỉ xúc động không thôi thì còn ít, cần phải biết thể hiện những ý nghĩ và tình cảm để cho hạt nhân duy lý xuất hiện trong tác phẩm. Kết hợp cái tình cảm và cái duy lý là một nhiệm vụ không đơn giản. Tuy nhiên, nhà văn không chỉ cần thể hiện cảm xúc của mình mà còn phải cố gắng khơi gợi cảm xúc ở độc giả.
Hiện nay, trong thời đại của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, có ý kiến cho rằng ý nghĩa của văn học không còn lớn lao như trước đây. Nhưng quẳng văn học ra khỏi con tầu hiện đại thì còn khí sớm. Sự cần thiết của văn học được chứng minh bằng thời gian. Toàn bộ lịch sử nhân loại được chia thành 2 thời kỳ: trước và sau khi văn học xuất hiện. Mỗi người cần học ở người khác, và nhà văn cũng thế. Cần phải học ở thời đại và ở những người đi trước. Không phải bắt chước mà kế tục cái được những vĩ nhân bắt đầu trước chúng ta.
Còn riêng tôi thì sáng tác của tôi - đó là nghĩa vụ mà tôi đã cống hiến và đang tiếp tục cống hiến cho các độc giả của mình, cho mọi người. Tôi sinh ra trong một bản làng Sađa ở Dagestan, nhưng tôi đã nhìn thấy khắp thế giới và có bạn bè ở nhiều châu lục. Số phận đã ban tặng tôi ba lứa tuổi - tuổi niên thiếu, tuổi trưởng thành và tuổi già, nhưng nhà thơ còn có thêm một lứa tuổi thứ tư nữa cũng như độc giả vậy. Nhà thơ là người cùng tuổi không chỉ với những người đang sống hôm nay, anh ta còn là người đồng niên với những người đã khuất và thậm chí với những người sẽ tới trái đất này. Cái quan trọng nhất đối với chúng ta là nhận thức được ngày hôm nay. Ngày hôm nay - đó là kết quả của ngày hôm qua và của toàn bộ lịch sử nói chung. Nhưng trong ngày hôm nay cũng chứa đựng cả điều dự báo cho ngày mai và cho nhiều năm tháng ở phía trước.
Bao giờ cũng có nhiều thủ trưởng định nghĩa thế nào là văn học và coi mình là các cấp chỉ huy của văn học, họ đặt ra cho các nhà văn những nhiệm vụ, nhưng cho dù họ cố gắng đến mấy đi nữa thì cũng không ăn thua gì. Các nhà xuất bản, các quan chức và các học giả không thể đưa ra sự đánh giá cho văn học, chỉ có thời gian và nhân dân mới có thể làm điều đó. Tôi không muốn lợi dụng những từ này, nhưng cái lớn lao, tuy thế, được nhìn thấy ở một khoảng cách và không thể lẩn tránh nó được. Có thể nói tới sự vĩ đại của một nhà văn này hay một nhà văn khác sau một thế kỷ, bởi lẽ chúng ta giờ đây, sau một ngàn năm, đang nói tới sự vĩ đại bất tử của Omar Khaijam(*).
Trong văn học không có và không thể có những cấp trên và cấp dưới. ở thời tôi người ta luôn luôn có mưu toan phân chia văn học. Đã từng có văn học của đảng, văn học của đoàn thanh niên Comsomon, văn học nông thôn v.v... song điều đó là không đúng. Không nên lùa văn học vào những công thức quen thuộc. Khrushev đã có lần gọi các nhà văn là những tay bịa đặt, nhưng họ không phải là những tay bịa đặt mà là nỗi đau của thời đại mình.
Văn học không có và không thể có lãnh tụ. Người ta thường gọi nhà văn là kỹ sư của tâm hồn con người, với điều này có thể đồng ý.
Khi Khrusev sang thăm Mỹ, ông ta quyết định mang theo Sholokhov với tư cách là tấm danh thiếp của văn học Xô Viết. Còn khi Eisenhower, để đáp lễ, đã quyết định sang thăm Liên Xô, ông ta muốn mang theo Heminway, nhưng nhà văn này đã từ chối tháp tùng Tổng thống và lúc đầu nghĩ rằng đó là lời nói đùa. Việc gì tôi phải đi hộ tống ông ấy- tác giả Chuông nguyện hồn ai phát biểu, - tốt hơn cả là ông ấy đi hộ tống tôi. Đó quả thực là một nhà văn chân chính. Còn các nhà văn của chúng ta, thật đáng tiếc, không biết rằng họ bé nhỏ và vì thế mà những yêu sách của họ quá lớn.
Nói chung, không nên chỉ bảo cho các nhà văn: các anh hãy viết về điều kia ít thôi, còn về điều này thì hãy viết nhiều hơn. Làm như thế thì không thành văn học đâu.
Nhà thơ cần phải mang tính dân tộc. Sáng tác của họ phải thấm đượm tận gốc rễ miền quê hương xứ sở. Qua thơ ca của Esenin ta có thể biết được ông là người ở đâu, ai là mẹ, ai là em gái, ai là người phụ nữ thân yêu. ông không hề dấu độc giả bất cứ một điều gì. Chính là cần phải như vậy. Nếu không thì mọi cái sẽ là giả tạo. Chúng ta được biết câu chuyện tình của Majakovski, của Pushkin...
Các thày thuốc viết lịch sử căn bệnh của con người, còn văn học thì viết lịch sử căn bệnh của nhân loại. Các bạn hãy nhìn văn học Nga thế kỷ XIX mà xem: Pushkin, Lermontov, Dostoevski, Tolstoi, những tác phẩm của họ là lịch sử căn bệnh của đất nước. Bởi thế văn học thế kỷ XIX lớn lao hơn nhiều, những vấn đề do nó đặt ra cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự, và tôi cảm thấy rằng sẽ mãi mãi cập nhật.
Văn học nói chung là một công việc nặng nhọc. Trong khoa nghiên cứu văn học người ta quen chia văn học ra thành những thời kỳ: Văn học thời kỳ Chiến tranh vệ quốc, văn học thời kỳ xây dựng hoà bình v.v... Nhưng theo tôi, điều đó không đúng. Chúng ta cần phải đo các thời kỳ trong văn học của chúng ta bằng những ngày kỷ niệm buồn, chẳng hạn văn học Nga trước cái chết của Gumilev(*), trước cái chết của Esenin, trước cái chết của Majakovski. Mỗi một con người trong số họ là cả một thời đại!
Không một ai cần đặt nhiệm vụ trước các nhà văn. Bản thân các nhà văn có sứ mệnh đặt ra những nhiệm vụ trước thế giới. Trước đây đã là như vậy và sau này cũng sẽ là như vậy. Tồn tại hay không tồn tại?. Làm gì? Ai có lỗi? Ngày mai sẽ chuẩn bị gì cho chúng ta? Số mệnh của các sự kiện dẫn chúng ta tới đâu? Ai là người sống sung sướng trên đất nước Nga? Quốc hội nào, chính phủ nào có thể nêu lên những vấn đề mang tầm cỡ thế giới một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn? Chính các nhà văn đã làm điều đó. Còn những đề tài vĩnh cửu: chiến tranh và hoà bình, tội ác và trừng phạt - đâu phải theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, mà chúng được nêu lên bởi Tolstoi và Dostoevski.
Hỡi ôi, thời thế đã thay đổi! Ngày nay người ta đã tìm được những lời giải đáp mới cho những câu hỏi vĩnh cửu. Trước đây, vì một tội cỏn con là đã bị chặt đầu khi mà có thể chỉ bẹo tai, còn bây giờ đôi khi người ta lại khen thưởng cho một trọng tội. Trước đây bố bảo con: tao sinh ra mày và tao sẽ giết mày, còn bây giờ thì ngược lại. Trước đây về một lời nói thầm của nhà thơ, toàn thế giới đã nghe thấy, còn bây giờ tất cả gào rống lên trên màn hình vô tuyến nhưng chẳng ai nghe thấy gì.
Điều khủng khiếp nhất là chúng ta đã đánh mất độc giả, khán giả và thính giả. Nhưng tôi tin rằng văn học chân chính sẽ không chết. Bởi lẽ nó kêu gọi hướng thiện, nếu không có cái thiện thì thế giới sẽ không thể hình dung nổi. Vẫn còn niềm hy vọng về một cái gì tốt đẹp. Trước đây văn học là một đội ngũ tiên tiến của giới trí thức. Trong Xô Viết tối cao Liên Xô có bảy nhà văn là những đại biểu. Còn bây giờ không có một nhà văn nào có chân trong quốc hội chúng tôi lẫn trong quốc hội nước Nga.
Người ta nói rằng trong một đất nước tự do không thể có kiểm duyệt, song lẽ nào sự dối trá phi kiểm duyệt lại tốt hơn? ở thời Xô Viết không bao giờ có thứ kiểm duyệt như người ta cố tưởng tượng ra. Riêng đối với tôi, cơ quan kiểm duyệt thường không để ý đến mấy, bởi lẽ tôi không viết về chính phủ, mà viết về cha mẹ mình, về tình yêu, về Tổ quốc, cho nên không ai sửa chữa, uốn nắn, không ai cấm tôi làm điều đó.
Mặc dầu tôi đã sống tới 80 tuổi, nhưng giờ đây tôi cảm thấy rằng tôi sống hãy còn ít. Và giống như một cổ động viên bóng đá khát khao thêm một bàn thắng nữa, tôi cầu xin Thượng đế ban cho tôi thêm một tuổi nữa. Trước hết là bởi vì có nhiều điều suy nghĩ tôi chưa kịp viết ra. Nhiều tác phẩm của tôi vẫn đang là những bản nháp chưa hoàn chỉnh. Nhưng đồng thời tôi cho rằng lời cầu xin này không được khiêm tốn cho lắm bởi vì cần phải nhớ tới những người đã chết sớm khi chưa đạt tới lứa tuổi của tôi. Những nhà thơ tương lai mà có thể trở thành những Pushkin, những Lermontov, đã qua đời khi đang còn thơ ấu. Đến ngay lứa tuổi thứ hai, lứa tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn chưa được s ống trọn vẹn. Chiến tranh, những vụ khủng bố đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Nhiều bạn bè của tôi đã hy sinh hoặc đã sớm ra đi. Còn tôi thì đã thoát được nhiều tai ương, tôi cũng không bị thương trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.
Người ta thường nói rằng tôi là một người may mắn. ý kiến này không mâu thuẫn với hiện thực. Quả thật tôi rất gặp may trong cuộc đời. Có những người may mắn, nhưng những nhà văn may mắn thì không có. Các nhà văn bao giờ cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau của Tổ quốc mình. Không hiếm trường hợp các nhà văn từng được số phận nuông chiều lại viết ra những bài thơ xoàng xĩnh. Đối với các nhà văn chân chính thì không hề có sự may mắn. Các nhà văn chân chính có số phận.
Tôi được trao cho ngòi bút và tôi viết. Giờ đây tôi rất vui sướng vì tôi có được khả năng đó. Tôi bao giờ cũng cho rằng con người không được làm cái bóng của thời đại, con người phải trở thành ngọn đuốc của thời đại. Tôi không rõ tôi là ngọn đuốc hay là cái bóng, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu đôi chút về thời đại ngày nay và tôi viết những bài thơ về nó. Trong các tác phẩm của tôi có ba đề tài chính: Thời đại, Tổ quốc và Phụ nữ, và tôi đã dành cả cuộc đời tôi cho chúng. Hiện nay tôi có một mối quan tâm: làm thế nào để viết được hay hơn, và nếu không thể hay hơn thì ít ra cũng không tồi hơn so với trước đây.
Tham khảo thêm bài viết này nhé
Vào một ngày đầu tháng 11 năm 2003, nhà thơ Rasul Gamzatov, giải thưởng Lenin và nhiều giải thưởng cao quí khác của Liên Xô trước đây của nước Nga hiện nay, một tác giả rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua nhiều bài thơ và một tác phẩm hết sức độc đáo Dagestan của tôi, đã từ trần ở tuổi 81. Trước khi mất ít lâu ông đã có cuộc đàm đạo đáng ghi nhớ với phóng viên của một tờ báo có uy tín Nước Nga văn học. Sau đây là bản lược ghi những ý kiến của nhà thơ chung quanh những vấn đề cốt lõi của văn học trong cuộc phỏng vấn cuối cùng này.
Văn học thường được gọi là nhân học. Tôi không có gì để phản đối điều đó. Nhưng đối với tôi, văn học không chỉ là nhân học, bản chất chủ yếu của nó là lòng nhân ái. Nhân học đòi hỏi sự thật, song chỉ riêng một mình sự thật thì chưa đủ, mà cần phải thể hiện nó một cách tài nghệ và với tấm lòng yêu mến. Nói chung, mỗi một nhà văn đều có cách định nghĩa riêng của mình về văn học. Đối với tôi, trước hết là lòng nhân ái. Việc lựa chọn hình thức, việc lựa chọn thể loại cũng bắt đầu từ đó. Một người không thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về văn học. Có những quan điểm khác nhau, giống nhau và không giống nhau, chúng bổ sung cho nhau và tất cả những định nghĩa này đều đúng sự thật.
Cần phải nói về những tác phẩm cụ thể chứ không phải nói về những khái niệm trừu tượng. Một số tác phẩm này đem lại cho văn học ý nghĩa giáo dục, còn một số tác phẩm khác thì mang lại ý nghĩa nhận thức. Nhưng tôi cảm thấy rằng trong văn học cần có tất cả các yếu tố nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Song tất cả cái đó không được áp đặt. Nhà văn chân chính không bao giờ giáo huấn, răn dạy, nhưng bao giờ cũng buộc độc giả phải suy nghĩ. Bởi vậy cơ sở của bất kỳ một tác phẩm nào phải là sự thật được thể hiện một cách tài tình. Cần phải nắm bắt được những giai điệu của thời đại mình, phải viết bằng những mầu sắc của nó mà không có bất cứ một sự giả tạo nào. Người ta thường nói về những nhiệm vụ mà văn học cần phải giải quyết. Nhưng nếu nhà văn lần nào cũng đặt ra cho mình nhiệm vụ viết một tác phẩm có tính chất giáo dục hoặc nhận thức, thì nói chung anh ta sẽ bị thất bại. Nhà văn không bao giờ được nghĩ về điều ấy. Một vấn đề nào đó làm anh ta xúc động và anh ta thể hiện nỗi xúc động ấy. Sự xúc động là nghề nghiệp của nhà văn. Song chỉ xúc động không thôi thì còn ít, cần phải biết thể hiện những ý nghĩ và tình cảm để cho hạt nhân duy lý xuất hiện trong tác phẩm. Kết hợp cái tình cảm và cái duy lý là một nhiệm vụ không đơn giản. Tuy nhiên, nhà văn không chỉ cần thể hiện cảm xúc của mình mà còn phải cố gắng khơi gợi cảm xúc ở độc giả.
Hiện nay, trong thời đại của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, có ý kiến cho rằng ý nghĩa của văn học không còn lớn lao như trước đây. Nhưng quẳng văn học ra khỏi con tầu hiện đại thì còn khí sớm. Sự cần thiết của văn học được chứng minh bằng thời gian. Toàn bộ lịch sử nhân loại được chia thành 2 thời kỳ: trước và sau khi văn học xuất hiện. Mỗi người cần học ở người khác, và nhà văn cũng thế. Cần phải học ở thời đại và ở những người đi trước. Không phải bắt chước mà kế tục cái được những vĩ nhân bắt đầu trước chúng ta.
Còn riêng tôi thì sáng tác của tôi - đó là nghĩa vụ mà tôi đã cống hiến và đang tiếp tục cống hiến cho các độc giả của mình, cho mọi người. Tôi sinh ra trong một bản làng Sađa ở Dagestan, nhưng tôi đã nhìn thấy khắp thế giới và có bạn bè ở nhiều châu lục. Số phận đã ban tặng tôi ba lứa tuổi - tuổi niên thiếu, tuổi trưởng thành và tuổi già, nhưng nhà thơ còn có thêm một lứa tuổi thứ tư nữa cũng như độc giả vậy. Nhà thơ là người cùng tuổi không chỉ với những người đang sống hôm nay, anh ta còn là người đồng niên với những người đã khuất và thậm chí với những người sẽ tới trái đất này. Cái quan trọng nhất đối với chúng ta là nhận thức được ngày hôm nay. Ngày hôm nay - đó là kết quả của ngày hôm qua và của toàn bộ lịch sử nói chung. Nhưng trong ngày hôm nay cũng chứa đựng cả điều dự báo cho ngày mai và cho nhiều năm tháng ở phía trước.
Bao giờ cũng có nhiều thủ trưởng định nghĩa thế nào là văn học và coi mình là các cấp chỉ huy của văn học, họ đặt ra cho các nhà văn những nhiệm vụ, nhưng cho dù họ cố gắng đến mấy đi nữa thì cũng không ăn thua gì. Các nhà xuất bản, các quan chức và các học giả không thể đưa ra sự đánh giá cho văn học, chỉ có thời gian và nhân dân mới có thể làm điều đó. Tôi không muốn lợi dụng những từ này, nhưng cái lớn lao, tuy thế, được nhìn thấy ở một khoảng cách và không thể lẩn tránh nó được. Có thể nói tới sự vĩ đại của một nhà văn này hay một nhà văn khác sau một thế kỷ, bởi lẽ chúng ta giờ đây, sau một ngàn năm, đang nói tới sự vĩ đại bất tử của Omar Khaijam(*).
Trong văn học không có và không thể có những cấp trên và cấp dưới. ở thời tôi người ta luôn luôn có mưu toan phân chia văn học. Đã từng có văn học của đảng, văn học của đoàn thanh niên Comsomon, văn học nông thôn v.v... song điều đó là không đúng. Không nên lùa văn học vào những công thức quen thuộc. Khrushev đã có lần gọi các nhà văn là những tay bịa đặt, nhưng họ không phải là những tay bịa đặt mà là nỗi đau của thời đại mình.
Văn học không có và không thể có lãnh tụ. Người ta thường gọi nhà văn là kỹ sư của tâm hồn con người, với điều này có thể đồng ý.
Khi Khrusev sang thăm Mỹ, ông ta quyết định mang theo Sholokhov với tư cách là tấm danh thiếp của văn học Xô Viết. Còn khi Eisenhower, để đáp lễ, đã quyết định sang thăm Liên Xô, ông ta muốn mang theo Heminway, nhưng nhà văn này đã từ chối tháp tùng Tổng thống và lúc đầu nghĩ rằng đó là lời nói đùa. Việc gì tôi phải đi hộ tống ông ấy- tác giả Chuông nguyện hồn ai phát biểu, - tốt hơn cả là ông ấy đi hộ tống tôi. Đó quả thực là một nhà văn chân chính. Còn các nhà văn của chúng ta, thật đáng tiếc, không biết rằng họ bé nhỏ và vì thế mà những yêu sách của họ quá lớn.
Nói chung, không nên chỉ bảo cho các nhà văn: các anh hãy viết về điều kia ít thôi, còn về điều này thì hãy viết nhiều hơn. Làm như thế thì không thành văn học đâu.
Nhà thơ cần phải mang tính dân tộc. Sáng tác của họ phải thấm đượm tận gốc rễ miền quê hương xứ sở. Qua thơ ca của Esenin ta có thể biết được ông là người ở đâu, ai là mẹ, ai là em gái, ai là người phụ nữ thân yêu. ông không hề dấu độc giả bất cứ một điều gì. Chính là cần phải như vậy. Nếu không thì mọi cái sẽ là giả tạo. Chúng ta được biết câu chuyện tình của Majakovski, của Pushkin...
Các thày thuốc viết lịch sử căn bệnh của con người, còn văn học thì viết lịch sử căn bệnh của nhân loại. Các bạn hãy nhìn văn học Nga thế kỷ XIX mà xem: Pushkin, Lermontov, Dostoevski, Tolstoi, những tác phẩm của họ là lịch sử căn bệnh của đất nước. Bởi thế văn học thế kỷ XIX lớn lao hơn nhiều, những vấn đề do nó đặt ra cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự, và tôi cảm thấy rằng sẽ mãi mãi cập nhật.
Văn học nói chung là một công việc nặng nhọc. Trong khoa nghiên cứu văn học người ta quen chia văn học ra thành những thời kỳ: Văn học thời kỳ Chiến tranh vệ quốc, văn học thời kỳ xây dựng hoà bình v.v... Nhưng theo tôi, điều đó không đúng. Chúng ta cần phải đo các thời kỳ trong văn học của chúng ta bằng những ngày kỷ niệm buồn, chẳng hạn văn học Nga trước cái chết của Gumilev(*), trước cái chết của Esenin, trước cái chết của Majakovski. Mỗi một con người trong số họ là cả một thời đại!
Không một ai cần đặt nhiệm vụ trước các nhà văn. Bản thân các nhà văn có sứ mệnh đặt ra những nhiệm vụ trước thế giới. Trước đây đã là như vậy và sau này cũng sẽ là như vậy. Tồn tại hay không tồn tại?. Làm gì? Ai có lỗi? Ngày mai sẽ chuẩn bị gì cho chúng ta? Số mệnh của các sự kiện dẫn chúng ta tới đâu? Ai là người sống sung sướng trên đất nước Nga? Quốc hội nào, chính phủ nào có thể nêu lên những vấn đề mang tầm cỡ thế giới một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn? Chính các nhà văn đã làm điều đó. Còn những đề tài vĩnh cửu: chiến tranh và hoà bình, tội ác và trừng phạt - đâu phải theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, mà chúng được nêu lên bởi Tolstoi và Dostoevski.
Hỡi ôi, thời thế đã thay đổi! Ngày nay người ta đã tìm được những lời giải đáp mới cho những câu hỏi vĩnh cửu. Trước đây, vì một tội cỏn con là đã bị chặt đầu khi mà có thể chỉ bẹo tai, còn bây giờ đôi khi người ta lại khen thưởng cho một trọng tội. Trước đây bố bảo con: tao sinh ra mày và tao sẽ giết mày, còn bây giờ thì ngược lại. Trước đây về một lời nói thầm của nhà thơ, toàn thế giới đã nghe thấy, còn bây giờ tất cả gào rống lên trên màn hình vô tuyến nhưng chẳng ai nghe thấy gì.
Điều khủng khiếp nhất là chúng ta đã đánh mất độc giả, khán giả và thính giả. Nhưng tôi tin rằng văn học chân chính sẽ không chết. Bởi lẽ nó kêu gọi hướng thiện, nếu không có cái thiện thì thế giới sẽ không thể hình dung nổi. Vẫn còn niềm hy vọng về một cái gì tốt đẹp. Trước đây văn học là một đội ngũ tiên tiến của giới trí thức. Trong Xô Viết tối cao Liên Xô có bảy nhà văn là những đại biểu. Còn bây giờ không có một nhà văn nào có chân trong quốc hội chúng tôi lẫn trong quốc hội nước Nga.
Người ta nói rằng trong một đất nước tự do không thể có kiểm duyệt, song lẽ nào sự dối trá phi kiểm duyệt lại tốt hơn? ở thời Xô Viết không bao giờ có thứ kiểm duyệt như người ta cố tưởng tượng ra. Riêng đối với tôi, cơ quan kiểm duyệt thường không để ý đến mấy, bởi lẽ tôi không viết về chính phủ, mà viết về cha mẹ mình, về tình yêu, về Tổ quốc, cho nên không ai sửa chữa, uốn nắn, không ai cấm tôi làm điều đó.
Mặc dầu tôi đã sống tới 80 tuổi, nhưng giờ đây tôi cảm thấy rằng tôi sống hãy còn ít. Và giống như một cổ động viên bóng đá khát khao thêm một bàn thắng nữa, tôi cầu xin Thượng đế ban cho tôi thêm một tuổi nữa. Trước hết là bởi vì có nhiều điều suy nghĩ tôi chưa kịp viết ra. Nhiều tác phẩm của tôi vẫn đang là những bản nháp chưa hoàn chỉnh. Nhưng đồng thời tôi cho rằng lời cầu xin này không được khiêm tốn cho lắm bởi vì cần phải nhớ tới những người đã chết sớm khi chưa đạt tới lứa tuổi của tôi. Những nhà thơ tương lai mà có thể trở thành những Pushkin, những Lermontov, đã qua đời khi đang còn thơ ấu. Đến ngay lứa tuổi thứ hai, lứa tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn chưa được s ống trọn vẹn. Chiến tranh, những vụ khủng bố đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Nhiều bạn bè của tôi đã hy sinh hoặc đã sớm ra đi. Còn tôi thì đã thoát được nhiều tai ương, tôi cũng không bị thương trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.
Người ta thường nói rằng tôi là một người may mắn. ý kiến này không mâu thuẫn với hiện thực. Quả thật tôi rất gặp may trong cuộc đời. Có những người may mắn, nhưng những nhà văn may mắn thì không có. Các nhà văn bao giờ cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau của Tổ quốc mình. Không hiếm trường hợp các nhà văn từng được số phận nuông chiều lại viết ra những bài thơ xoàng xĩnh. Đối với các nhà văn chân chính thì không hề có sự may mắn. Các nhà văn chân chính có số phận.
Tôi được trao cho ngòi bút và tôi viết. Giờ đây tôi rất vui sướng vì tôi có được khả năng đó. Tôi bao giờ cũng cho rằng con người không được làm cái bóng của thời đại, con người phải trở thành ngọn đuốc của thời đại. Tôi không rõ tôi là ngọn đuốc hay là cái bóng, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu đôi chút về thời đại ngày nay và tôi viết những bài thơ về nó. Trong các tác phẩm của tôi có ba đề tài chính: Thời đại, Tổ quốc và Phụ nữ, và tôi đã dành cả cuộc đời tôi cho chúng. Hiện nay tôi có một mối quan tâm: làm thế nào để viết được hay hơn, và nếu không thể hay hơn thì ít ra cũng không tồi hơn so với trước đây.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip