
Máy tính không nhận thẻ nhớ điện thoại ?

1 Click chuột phải lên biểu tượng "My Computer" trên Desktop và chọn "Manage".
2 Cửa sổ "Computer Management" sẽ xuất hiện, chọn "Disk Management".
3 Bạn có thể thấy tất cả các ổ đĩa hiển thị, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ổ đĩa USB nhờ định dạng của nó.
4 Click chuột phải lên tên ổ đĩa và chọn "Change Drive Letters and Paths…".
5 Click vào nút "Change" để thay đổi tên cho ổ đĩa.
6 Chọn một kí tự chưa được dùng để làm tên cho ổ đĩa.
7 Click "Yes" để xác nhận việc thay đổi tên ổ đĩa.
8 Nếu bạn kích hoạt tính năng Autoplay cho máy tính, cửa sổ Autoplay của ổ đĩa USB sẽ hiện ra.

5 cách kiểm tra khi máy tính không nhận diện thiết bị Flash USB & thẻ nhớ:
1/ Cắm thiết bị Flash USB thẻ nhớ vào PC sau đó tắt máy ngắt nguồn cấp điện ra khỏi PC và chờ đợi sau 5 phút thì cho máy khởi động lại > sau đó vào menu Start [Search] > Run gõ devmgmt.msc và nhấn Enter > ngay lập tức Device Management hiện ra > nhấn thẻ View > chọn Show hidden devices > nhấn chuột 2-3 lần vào thẻ MyComputer có cái kính hiển vi Scan for hardware changes > hãy bung mở rộng Universal Serial Bus Controlles > click phải chuột vào thiết bị bị lỗi Unknow Device > chọn Properties > nhấn thẻ Power Management rồi hủy dấu kiểm ở ô Allow the computer to turn off this device to save power và nhấn OK > Tiếp tục, nhấn thẻ Action và nhấn chọn 3-4 lần Scan for hardware changes. Nếu lúc khi mở công cụ Device Management nhấn Scan for hardware changes mà hộp thoại Found New Hardware Wizard xuất hiện thì hãy cho đĩa Win vào ổ đĩa quang rồi vào lại Found New Hardware Wizard nhấn chọn vào ô có dòng chữ Yes, now and every time l connect a device và nhấn nút Next > click chọn Install the software automatically [Recommeded] và nhấn nút Next > ngay lập tức công cụ sẽ dò tìm > khi hiện lên hộp thoại Files Needed > thì ở khung copy file from bạn hãy chỉnh thanh cuộn chọn C:WINDOWSOPTIONSCABS và nhấn Browse > tại khung Look in hãy chỉnh thanh cuộn điều hướng tới đường dẫn có chứa đĩa Win trong ổ đĩa quang > mở thư mục i386 nhấn vào USBSTOR và nhấn nút Open > OK > nhấn Finish để đồng ý hệ thống kết nối với thiết bị cho phép nhận diện. Đồng thời, bạn cũng nên đặt lại ký tự ổ đĩa Flash thẻ nhớ theo vần Alphabet tính từ C, D, E , … và nối tiếp (nếu có nhiều phân vùng ổ đĩa) bằng cách kích trỏ phải chuột vào My Computer > tại menu ngữ cảnh hãy chọn Manage > chọn Disk Managerment > nhấn trỏ phải chuột vào ổ đĩa Flash chọn Change Drive Letter and paths > nhấn nút Change và nhập mới lại kí tự giả sử là G, hoặc K, H rồi nhấn OK. Khi ổ đĩa thẻ nhớ đã có tên trong Disk Management bạn có thể click chuột phải ở đó lần nữa rồi chọn Explore > và sẽ thấy dữ liệu chứa bên trong.
2/ Trường hợp máy tính lúc nhận có lúc lại không nhận diện được hoặc khi bấm xem Properties thiết bị Flash USB mà dữ liệu lại hiển thị là 0 bytes. Nguyên nhân này nhiều khả năng đầu nối cổng cắm USB bị lõng. Vì vậy, cũng nên kiểm tra nhấn chuột trỏ phải vào My Computer > chọn Properties > Hardware > Device Manager. Bung tiếp phần USB Controller nhấn chuột phải rồi chọn Uninstall tất cả. Gỡ bỏ dây nối thiết bị Flash USB và nối thẳng vào cổng USB hoặc là thay dây Cable mới khác cho thiết bị Flash.
3/ Trường hợp máy tính nhận diện được Flash USB nhưng không hiển thị trên Taskbar System Tray cùng các ứng dụng khác thì bạn có thể hiệu chỉnh Registry Editor cho phép nó hiển thị trở lại trên Taskbar bằng cách nhấn menu Start [Search] > Run gõ regedit và nhấn Enter rồi tìm đến HKEY_CURRENT_USER / Software / Microsoft / Windows / CurrentVersion / Policies / Explorer. Tại đây, sau khi nhấn chuột vào Explorer thì ở khung bên phải bạn kích trỏ phải chuột vào khung trống > New > chọn DWORD và đặt tên cho nó là NoTrayItems Display > sau đó nhấp chuột vào cái tên vừa tạo nhập giá trị là 0 vào khung Value data Sau khi thao tác xong thì khởi động máy lại để thiết lập thay đổi có hiệu lực.
4/ Trường hợp đã thử các thiết bị Flash USB khác cho cắm vào máy bạn mà hệ thống cũng vẫn không nhận diện thiết bị, thì khi đó hãy dùng đĩa driver có đính kèm khi mua máy để cập nhật cài đặt lại driver hoặc dùng MyPCDrivershttp://xahoithongtin.com.vn/201104160852…
5/ Trường hợp bạn đã thử Format thẻ nhớ vẫn không được thì khi ấy hãy nên dùng đĩa cứu hộ Hiren's BootCD http://www.hiren.info/pages/bootcd mua đĩa này ngoài thị trường chỉ chừng 10.000ĐVN rồi cho vào ổ đĩa quang khởi động máy lại > Tại menu khởi động của Hiren's BootCD > bạn nhấn chọn vào dòng chữ Mini Windows XP > Sau khi vào môi trường này thì bạn cắm thiết bị thẻ nhớ vào máy tính > Sau đó nhấn liên kết chuột vào biểu tượng Explore Windows > chọn ổ đĩa thẻ nhớ > và tiến hành cứu dữ liệu > nhấp chọn copy từng tập tin [nhấn tổ hợp phím Ctrl+C] rồi Past dán [nhấn tổ hợp phím Ctrl+V] vào ổ đĩa cứng khác, Sau khi lần lượt copy hết các tài liệu có trong thiết bị thì sau đó hãy tiến hành Format bằng cách nhấn trỏ phải chuột vào ổ đĩa Flash > tại menu ngữ cảnh chọn dòng chữ Format ngay lập tức cửa sổ Format của thiết bị ổ đĩa bật ra > bạn hãy click chuột đánh dấu kiểm vào ô có chữ Quick Format rồi nhấn nút Start, chờ một lát để Windows thực thi khi ấy bạn sẽ thấy dòng màu xanh chạy hết thì hãy nhấn nút Close là được. Tuy nhiên, nếu cẩn thận bạn cũng có thể Format một lần nữa rồi bắt đầu chép các tài liệu khi nãy về lại ổ đĩa thẻ nhớ là xong. Lưu ý: nếu trong môi trường boot khi sử dụng Hiren's BootCD mà vẫn không thể Format được thẻ nhớ thì khi đó bạn nên cập nhật lại firmware hoặc đem đến trung tâm bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ tin học để họ hỗ trợ xử lý.

- Nếu đây là lần đầu tiên kết nối thì nguyên nhân là do thiếu driver thiết bị, Windows thường không nhận trực tiếp được điện thoại di động (ĐTDĐ), bạn buộc phải cài driver hỗ trợ nhận dạng. Có 2 cách:
- Bạn có thể cài chương trình kết nối ĐTDĐ với PC có sẵn trong đĩa driver kèm theo khi mua ĐTDĐ, chẳng hạn với Nokia là chương trình Nokia PC Suite, Motorola thì có P2Kcommander... khi đó driver sẽ được cài đặt luôn cùng các chương trình này. - Hoặc bạn cứ kết nối ĐTDĐ với PC thông qua cable bình thường, khi Windows có yêu cầu cài đặt driver thì bạn hãy browse đến CD đi kèm ĐTDĐ hoặc thư mục chứa driver có sẵn trên ổ cứng là xong. Có thể bạn sẽ gặp thông báo này và làm lại vài lần như thế thì lần sau mới trơn tru. Nếu trước đó bạn vẫn kết nối với PC bình thường và bây giờ không được thì có thể do xung đột với chương trình bạn cài vào lúc sau này. Hãy uninstall chương trình kết nối PC với ĐTDĐ và install lại. Sự xung đột dễ nhận thấy nhất là máy hay bị ngừng giữa chừng và hiện màn hình xanh. - Còn có trường hợp khi vừa kết nối ĐTDĐ qua cổng USB với máy tính thì biểu tượng USB hình giống mỏ neo xuất hiện ở khay hệ thống sau đó biến mất, PC vẫn không nhận ra ĐTDĐ. Nguyên nhân chủ yếu thuộc về dây cáp hoặc phần tiếp giáp với cổng ĐTDĐ hoặc cổng USB. Xem xét lại kết nối có lỏng không, hoặc giả bạn phải thay dây cáp mới nếu vẫn không khắc phục được. Thông thường, các dây cáp bán lẻ (sản xuất tại Trung Quốc) trên thị trường hay bị lỗi kết nối này do kém chất lượng.
- Nếu PC đã nhận ra ĐTDĐ và chương trình hỗ trợ cho ĐTDĐ trong việc cài đặt soft, game, skin... đã connect hoàn toàn nhưng trong lúc làm việc thì hay ngắt quãng, hoặc hiện thông báo lỗi và shutdown phone hoặc tự disconnect thì nguyên nhân là do cáp nối dữ liệu không an toàn. Có nghĩa là chỗ tiếp xúc đầu cáp với ĐTDĐ hoặc USB không hoàn hảo, dẫn đến việc truyền dữ liệu chập chờn. Nếu chỉ cài đặt bình thường thì không sao, nhưng nếu “flash” máy (cập nhật phiên bản cho ĐTDĐ, tương tự như việc cài hệ điều hành mới ở PC) mà bị disconnect giữa chừng sẽ dẫn đến hư ĐTDĐ, hoặc phải chạy lại chương trình gốc của ĐTDĐ. Muốn kiểm tra việc kết nối có an toàn hay không trước khi thực hiện flash, bạn nên sử dụng chức năng backup của chương trình kết nối PC với ĐTDĐ (chương trình của hãng nào cũng có tính năng này). Điều này một mặt đảm bảo cho thiết bị có thể phục hồi được nếu có sự cố khi flash, mặt khác nếu có sự cố về kết nối thì bạn sẽ sớm phát hiệnđể sửa chữa cho hoàn hảo trước khi flash. ó Phan Thanh Bình luongsonbattd@gmail.com

