VicoTas
Câu hỏi
avatar hiep00
08/05/2013 11:54

Mẹ e 46t. chân tay bị đau nhức buồn bực như có kiến bò bên trong ai biết cách chữa trị chỉ cho em với. e cám ở cả nhà nhìu.



Danh sách câu trả lời (1)
avatar maaaaaa 08/05/2013 11:54

Nhiều người lớn tuổi hay than phiền nhức mỏi tay chân, nhất là ban đêm. Họ thường xuyên cử động tay chân, nhất là 2 chân, rên la, yêu cầu con, cháu đấm bóp và không ngủ được. Khi đi khám bệnh, bệnh nhân thường than phiền đau nhức và mất ngủ. Vì vậy, Bác sĩ thường kê đơn thuốc điều trị thoái hóa khớp và rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, bệnh ngày càng nặng thêm và bệnh nhân chịu thêm các tác dụng phụ thuốc và có tình trạng lệ thuộc vào thuốc ngủ. Một số bệnh nhân khác thì được cho là chứng nhức mỏi và mất ngủ đương nhiên ở người già. Do đó, họ không được chữa trị. Một thời gian sau, việc mất ngủ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: hay quên, đi lại liên tục không thể nằm làm cho họ mệt lả. Những người này có thể mắc chứng bệnh “Hội chứng chân bức rức”.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chân bức rức (International Restless Legs Syndrome Study Group - IRLSSG) của nhóm nghiên cứu quốc tế  RLS năm 1995:

* Tiêu chuẩn chính:

1. Có sự thôi thúc phải cử động hai chân, thường có cảm giác khó chịu kèm theo.

2. Cảm giác khó chịu và sự thôi thúc phải cử động hai chân thường xuất hiện hay trở nặng trong những giai đoạn không hoạt động như: lúc ngồi yên hay lúc nằm yên.

3. Cảm giác khó chịu và sự thôi thúc phải cử động hai chân sẽ thuyên giảm một phần hay thoái lui hoàn toàn khi có các cử động như bước đi, duỗi mạnh hai chân, bẻ gập hai chân, v.v….; sự thoái lui triệu chứng này mang tính chất nhất thời nhưng ít ra cũng tồn tại suốt trong khoảng thời gian thực hiện các cử động nói trên.

4. Cảm giác khó chịu và sự thôi thúc phải cử động hai chân thuờng nặng hơn về chiều tối hơn là lúc ban ngày, hoặc chỉ xuất hiện về lúc chiều tối.

* Tiêu chuẩn phụ:

1. Có đáp ứng đối các dược chất dopaminergic

2. Có cử động chu kỳ của hai chân (trong lúc thức hay trong lúc ngủ) hội chứng chân bức rức gợi ý của kiểu di truyền autosome trội. Có tiền sử gia đình về đi kèm

* Các đặc điểm khác:

1. Diễn tiến lâm sàng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân thường thuộc nhóm tuổi trung niên hay cao tuổi. Phần lớn các bệnh nhân có diễn tiến nặng dần, một số ít có thể có kiểu cách diễn tiến không nặng hơn cũng không thuyên giảm. Đôi khi có thông báo về những trường hợp thoái lui bệnh.

2. Rối loạn ngủ: bệnh nhân phải có cử động dẫn đến mất ngủ.

3. Cảm giác khó chịu ở hai chân và sự thôi thúc phải cử động.

4. Thăm khám nội khoa và thần kinh: Thể bệnh vô căn và di truyền của RLS thường cho kết quả thăm khám thần kinh bình thường. Trong các trường hợp RLS không mang tính gia đình, đôi khi người ta phát hiện một bệnh thần kinh ngoại biên đi kèm (ví dụ: bệnh đa dây thần kinh hoặc bệnh rễ thần kinh). Trong RLS, có thể còn gặp được bất thường ferritin huyết thanh thấp (< 50 microgram/L)

Hội chứng chân bức rức là một nhóm các rối loạn về vận động được phân biệt ra thành các thể vô căn mang tính di truyền hay không rõ nguyên nhân và các thể có triệu chứng trong đó có sự can dự của nhiều nguyên nhân rõ ràng. Các thể triệu chứng thường có liên quan với các tình huống như có thai, thiếu sắt, tăng urê máu của suy thận giai đoạn cuối, bệnh đa dây thần kinh, các bệnh tủy gai và viêm đa khớp dạng thấp, đái tháo đường. Các thể di truyền cho thấy ít nhất có liên quan đến ba gene bất thường trên các nhiễm sắc thể 12, 14 và 9. Tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân chúng từ 3% đến 9%, và hội chứng được gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Cử động chu kỳ của hai chân là các cử động ngoài muốn của các chi dưới xuất hiện ở 80% các bệnh nhân bị hội chứng chân bức rức; các cử động chu kỳ này có thể xảy đến cả trong lúc thức cũng như lúc ngủ. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng phối hợp với test làm bất động, hoạt hóa. Thăm dò điện cơ (EMG) được chỉ định khi nghi ngờ có một bệnh thần kinh ngoại biên là nguyên nhân ẩn mình phía dưới hội chứng chân bức rức. Các thăm dò cận lâm sàng khác như định lượng sắt huyết thanh, ferritin, folate, cobalamin, urê và creatinin huyết đều là cần thiết trong qui trình chẩn đoán hội chứng này. Bất thường sinh lí bệnh học có liên quan mật thiết với các rối loạn hoạt động của hệ dopaminergic, và với bất thường chuyển hóa chất sắt trong cơ thể.

Vì vậy, khi bạn có cảm giác nhức mỏi, hay bồn chồn hay cảm giác lạ ở chân tay khi ngồi nghỉ hay khi nằm nghỉ thì phải tìm xem cảm giác đó có phải là:

1. Cảm giác đau nhức hay cảm giác bất thường ấy làm cho bạn có nhu cầu phải cử động chân tay.

2. Cảm giác ấy nặng lên khi nằm nghỉ hay ngồi nghỉ.

3. Cảm giác ấy có giảm đi khi cử động tay chân.

4. Cảm giác ấy nặng lên về chiều tối hoặc đêm

Nếu câu trả lời là “có”, thì bạn đã mắc bệnh “Hội chứng chân bức rức”. Phương pháp điều trị bao gồm:

  1. Uống viên sắt (khi nồng độ sắt huyết thanh thấp).
  2. Bỏ cà phê, thuốc lá và rượu.
  3. Ngừng dùng những thuốc có thể gây ra chứng chân không yên như: thuốc chống trầm cảm, an thần kinh, primperan hoặc thuốc kháng histamine.
  4. Các thuốc điều trị hội chứng chân không yên gồm levodopa, chủ vận dopamine (như pramipexole hoặc ropinirole), và một số thuốc khác như: benzodiazepine, gabapentin.

Tóm lại: Đây không phải là bệnh xương khớp, khi ở nhà có người già than phiền nhức mỏi về đêm hay lúc nằm nghỉ, mất ngủ cần khám chuyên khoa thần kinh.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Viên uống ngừa mụn? Hỏi viên uống ngừa mụn loại nào an toàn nhất?

Đăng lúc: 11:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lậu là gì ?

Đăng lúc: 11:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những con đường chính lây lan bệnh Lậu là gì ?

Đăng lúc: 11:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Liệu mình có bị lây sùi mào gà qua gia giường của khách sạn không ?

Đăng lúc: 11:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nơi chữa trị sùi mào gà bằng đông y cổ truyền ở tphcm ?

Đăng lúc: 11:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh sùi mào gà?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Ngô Minh Tùng Chữa sùi mào gà ở đâu ?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không ?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Điều trị sùi mào gà ở nam giới như thế nào?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho mình hỏi về thuốc điều trị sùi mào gà Dung dịch Trichloactic ?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Uk Địa chỉ chữa sùi mào gà ?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sùi mào gà có thể tự điều trị tại nhà được khôgn???

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto E bị ợ hơi và nấc cụt rất nhiều lần trong ngày?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có cách nào chữa dứt điểm bệnh lậu không ?

Đăng lúc: 11:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Triệu chứng của sùi mào gà?

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Điều trị sùi mào gà cần chú ý những gì?

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nam giới là gì ?

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh sùi mào gà có những biểu hiện gì? Chữa như thế nào?

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa bệnh sùi mào gà ở đâu (tôi đang ở TPHCM)? Bị bệnh này thì có thể có con được không? Tôi chưa từng quan hệ tình dục sao vẫn mắc bệnh này?

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Hoài Nam (Nam Tước) Tôi bị ngứa nhiều khắp toàn thân đã 1 năm nay, với những vết nổi như móng tay cào.

Đăng lúc: 11:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip