
Mở 2 phòng karaoke vod để kinh doanh, tư vấn cho em nhé?
Hiện giờ em định mở kinh doanh 2 phòng hát: phòng 1 khoảng 12m vuông, phòng 2 khoảng 23m vuông. Nhờ các bác tư vấn giùm thiết bị âm thanh (em đang phân vân dùng loa add k8(k10) hoặc loa bose301 seri V ampli jaguar số 203n hoặc 506n và 1 sub. Theo các bác phòng 23m nhất thiết phải chơi 4 loa hay hok và nếu lắp 4 loa thì lắp loại nào cho phù hợp). Và mỗi phòng hết khoảng bao nhiêu tiền ạ, em cảm ơn nhiều. Còn phần thiết kế thi công nội thất hết khoảng bao nhiêu cho mỗi phòng.

Phương án giải quyết tạp âm, âm thấp tần cho phòng hát Karaoke
Nhiều năm gần đây, quán karaoke, bar mọc lên ngày càng nhiều giữa khu dân cư đông đúc. Mà thời gian hoạt động náo nhiệt nhất lại chính vào giờ đêm, giờ mà người dân xung quanh đang nghỉ ngơi. Từ thiết kế ban đầu của bar, karaoke mà nói, đa phần kiến trúc sư thiếu kĩ thuật khống chế tạp âm tạo nên sự mệt mỏi và phiền phức cho cư dân bên cạnh. Tình trạng này kéo dài tạo nên mâu thuẫn, kiện tụng không đáng có, gây ảnh hưởng cho người kinh doanh quán bar,karaoke và người dân. Công ty Remak Việt Nam với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu âm, cách âm tiến hành khống chế tạp âm, trong quá trình thực tiễn đạt được những kinh nghiệm quý giá, hi vọng có thể cung cấp những thông tin có ích cho kiến trúc sư cũng như bạn đọc chuẩn bị xây dựng quán karaoke,bar.
Đặc tính nguồn thanh:
Nhạc sàn thông thường sử dụng âm thanh loa trầm công suất thấp, âm lượng trong khoảng 100~125dB(A), còn âm đoạn trung thấp tần, bước song rung động giữa hai hạt tương đối dài, khả năng đi xuyên mạnh, khoảng cách truyền âm xa, hệ số tiêu hao thấp, thông thường có thể xuyên qua bề mặt tường đi vào kết cấu gang thép, từ đó truyền lên đỉnh tòa nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư xung quanh.
Khống chế và xử lí nguồn thanh:
Như đã nói trên, khống chế tạp âm không đơn giản, thứ nhất là vì khả năng xuyên suốt của âm thấp tần mạnh, thiết kế kiến trúc thông thường khó đạt được độ dày tường chống tạp âm tiêu chuẩn. Thứ hai là phòng hát, quán bar có 6 mặt, phạm vi cần khống chế lớn, nếu như ở mỗi mặt lắp đặt sản phẩm giảm chấn, giảm bass thì có thể thấy chi phí rất cao và cũng lại không nên làm vì quán bar, vũ trường mà không có sự rung động bass thì sẽ mất đi số lượng lớn khách hàng.
Những phương pháp khống chế tạp âm gồm có
I) Loại trừ chấn động âm thấp tần:
Bar disco thường có nhiều loa, mỗi chiếc loa là mỗi nguồn thanh, sóng thanh cầu. Sóng thanh có thể được truyền phát ra tứ phía bởi mái dầm, cột nhà, bề mặt tường, hệ thống nước ngầm, cửa, cửa sổ, cửa thông gió. Thông thường, nếu như bar có kết cấu một tầng, khoảng cách liên kết giữa 4 mặt tường và nhà dân không quá gần, thì chỉ cần không chế sự xuyên suốt của sóng âm ở một số điểm chính: bề mặt tường, cửa, cửa sổ, cửa thông gió. Nếu bar có kết cấu nhiều tầng, liên kết trực tiếp với nhà dân, việc xử lí tương đối khó, trọng tâm xử lí ở truyền thanh thấp tần. Từ điểm này, nhất thiết phải lắp đặt hệ thống giảm chấn cách âm thì mới có thể đạt được yêu cầu thiết kế.
- Lắp đặt máy giảm chấn cho loa: Loa quán bar thường được đặt trên mặt đất hoặc treo ở 4 cạnh dầm ngang. Khi hoạt động, âm thanh va đập vào sàn nhà, cột trụ hoặc trần nhà, tạo ra dội âm. Do vậy cần phải lắp đặt hệ thống giảm chấn sàn nhà, cách biệt chấn động nguồn thanh và kiến trúc.
- Tiêu âm ở cột trụ và bề mặt tầng: Sóng âm thanh tạo ra chấn động năng lượng lớn trong không khí, từng lớp từng lớp va vào bề mặt tường cột trụ, trong đó âm thấp tần lọt qua bề mặt tường xi măng, trực tiếp đi đến kết cấu cốt thép, lập tức truyền đến nhà dân bên cạnh. Bởi vậy, cần lắp đặt thêm lớp sản phẩm tiêu âm có tính đàn hồi trong cột trụ chính và bề mặt tầng, từ đó giảm thiểu chấn động của sóng âm năng lượng lớn đối với kết cấu cốt thép.
- Tiêu âm ở hệ thống ống nước: Tòa nhà cao tầng thường có hệ thống ống nước tập trung ở tầng dưới cùng, song âm quán bar có thể thông qua hệ thống đường ống nước phát tán đến nhà dân, dân cư có thể tự bao bọc bông thủy tinh bên ngoài đường ống nước, giảm thiêu tạp âm.
II) Giảm thiểu sóng âm lọt ra ngoài
- Cửa ra vào: Thực tế quán bar chỉ thiết kế một cửa, bất kể khả năng cách âm của cửa chính có tốt đến thế nào, chỉ cần khách mở cửa bước vào thì sóng âm lập tực lọt ra ngoài. Có thể lắp đặt thêm 1 cửa phụ cách cửa chính dưới 1.5m, đóng cửa chính vào trước khi mở cửa phụ, sóng âm không lọt được ra ngoài.
- Khe cửa, khung cửa: Khe cửa khung cửa là kẽ hở cho âm thanh lọt ra ngoài, vì vậy ở những vị trí này cần dán keo nhựa tạo nên căn phòng khép kín.
- Lỗ thông gió: Lắp đặt hệ thống tiêu âm ở lỗ thông gió
- Gia tăng diện tích vải nỉ hút âm. Sôfa, ghế có thể sử dụng vải nỉ, có tác dụng hút âm. Bề mặt tường dùng tấm vải nỉ hoặc gỗ tiêu âm; đồng thời điều chỉnh âm lượng vừa phải để giảm thiểu âm chấn và âm dội tạo nên tổn thương thính giác khách hàng.
III) Ngăn tầng và cột trụ ở quán Bar, Karaoke
Quán Bar, Karaoke thông thường được xây thành nhiều tầng, để tranh thủ không gian nên số lượng và thể tích của các cột trụ tương đối nhỏ, làm bằng kết cấu sắt thép. Đây là nhân tố gia tăng rõ rệt sự truyền chấn động sóng âm: kết cấu sắt thép truyền âm nhanh, mật độ ngăn tầng lớn, kết cấu ngăn tầng và bề mặt tường và cột trụ liên kết mật độ lớn, trực tiếp dẫn đến đẩy nhanh tốc độ của chấn động song, truyền qua mọi bề mặt tường đến các tầng trên. Như vậy, thiết kế ngăn tầng quán Bar, Karaoke cần chú ý khoảng cách giảm chấn giữa kết cấu thép và bề mặt tường, giữa tầng ngăn lắp đặt vật liệu có tính đàn hồi giảm chấn.
IV) Nghiên cứu hiệu quả xử lí
Những phương pháp kể trên dành cho các loại quán bar, quán karaoke nói chung, giá thành không quá cao, đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường âm thanh. Vấn đề chủ yếu hiện nay là: tại Việt Nam rất nhiều nhà thiết kế trong quá trình thiết kế đã coi nhẹ vấn đề xử lí âm thanh hoặc người có kiến thức sâu rộng về âm học kiến trúc không nhiều, dẫn đến xây dựng xong mới cảm thấy cần phải sửa đổi; việc xử lí sau không tránh khỏi làm hỏng một số bề mặt hoàn thiện trang trí hoặc ảnh hưởng đến phong cách thiết kế tòa nhà. Nếu đặt vấn đề xử lí âm thanh làm đầu, thì cả dân cư xung quanh lẫn chủ thầu, nhà đầu tư quán bar, karaoke đều được lợi.
Ngoài ra, ngay cả khi thiết kế quán bar, karaoke phù hợp tiêu chuẩn môi trường cũng nên loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng chấn động âm thấp tần. Đối với những người có thính giác tương đối mẫn cảm, tạp âm trong phòng dưới 40bD(A) cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và học tập. Bởi vậy quán bar, karaoke không nên đặt trong nhà cao tầng hay dưới nhà chung cư, từ đó tránh tuyệt đối việc ảnh hưởng đến dân cư xung quanh..
Người viết: Thùy Linh (tieuam.com)

karaoke vod là công nghệ hiện đại nhất chuyên nghiệp nhất đấy bác ạ, trên thị trường hiện có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau vinakaraoke khuyến khích khách hàng tham khảo ở tất cả các hãng để so sánh và kiểm chứng chất lượng. Chúng tôi có thể không phải là nơi đầu tiên bác tìm đến nhưng sẽ là nơi cuối cùng bác quyết định mua.Vinakaraoke khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi mà chưa đơn vị nào làm được
Chi tiết bác có thể xem trên website: http://vinakaraoke.com
hoặc liên hệ trực tiếp với em
Mr.Quế 098 506 1298
Trân trọng cảm ơn!

Với phòng nhỏ, bạn có thể sử dụng loa Bose 301, tuy nhiên phòng 23m2 , bạn nên dùng loa AAD K10 của Mỹ hoặc dùng Bose cũng được nhưng phải thêm sub thì hát mới hay. Sub có thể dùng Klipse SW 350 cũng của Mỹ.
Riêng amply thì có thể dùng Jaraguar 303 XG cho phòng nhỏ, còn phòng lớn công suất lớn thì dùng Boston Audio 1400 mới OK.
Thân, rảnh mời bạn ché shop mình nghe thử.

Với 2 phòng như vậy Vị trí loa không nên tập trung một chỗ mà nên được phân bố đều, khoảng cách hợp lý từ màn hình đến người hát từ 3-5 m. Không nên sử dụng ánh sáng mạnh, chói, mà nên dùng ánh sáng dịu. Những vật liệu cho bề mặt trơn, nhẵn như kính, inox không nên sử dụng nhiều.
Lựa chọn thiết bị:
Thông thường, không gian giải trí gia đình còn kết hợp với các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ... Trong một không gian như vậy thì đương nhiên bạn nên sử dụng một hệ thống âm thanh nhỏ gọn, ít thiết bị, để dành những khoảng trống còn lại cho vật dụng và nội thất. Ngay cả khi có điều kiện thì việc đầu tư một hệ thống quá lớn vào một diện tích nhỏ không chỉ không kinh tế, mất diện tích, mà còn dẫn đến những mối nguy hại về sức khoẻ do sự cộng hưởng từ, cũng như công suất âm thanh của các thiết bị.
Do vậy, để đầu tư một hệ thống home theater, điều đầu tiên phải nghĩ đến là kích thước và vị trí set-up, từ đó mới định vị đến chủng loại và giá thành. Nếu bạn chỉ đơn giản là say mê ca hát thì có thể lựa chọn các đầu DVD Karaoke. Ví dụ, đầu đĩa Karaoke vi tính 6 số của California với giá thành chỉ từ 980.000 đến 1.980.000 đồng, nhưng có tất cả các tính năng của đầu DVD thông thường. Khi mua chủng loại này, bạn sẽ được tặng thêm một đĩa DVD Karaoke có chứa gần 30.000 bài hát.
Cầu kỳ hơn, bạn có thể lựa chọn hệ thống đồng bộ DVD Karaoke vi tính 6 số, bao gồm: đầu DVD, ampli, loa và micro. Giá của bộ sản phẩm này dao động từ 3.600.000 tới 12.000.000 đồng.
Biến phòng karaoke thành "rạp hát tại gia"
Nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn có khả năng biến phòng karaoke hiện đại, với hệ thống thiết bị home theater. Đứng về góc độ trang trí, những rạp hát hiện tại không còn sử dụng những bộ loa cồng kềnh hay màn hình CRT dày cộm hoặc những bộ khuyếch âm, trộn âm nặng nề, thô kệch. Với TV, ưu tiên lựa chọn là những loại TV màn hình mỏng như plasma, LCD hoặc DLP.
Các bộ loa được sử dụng phổ biến vẫn là hệ thống loa 5.1, bao gồm một loa siêu trầm, một loa giữa, hai loa trước và hai loa surround (loa phụ cho âm thanh vòm phía sau). Bạn có thể lựa chọn hệ thống home theater của o nkyo với chất lượng tốt, giá cũng hợp lý.
Thị trường hiện cũng không hiếm những hệ thống loa 7.1, 9.1. Tuy nhiên, theo cách nhà tư vấn thiết kế thì đối với phòng karaoke gia đình diện tích nhỏ, hẹp, việc trang bị quá nhiều loa là không cần thiết.
Có một lưu ý nhỏ rằng, không nên bố trí loa trong góc tường để tiết kiệm không gian vì sẽ gây nên hiện tượng phải xạ âm dẫn đến méo tiếng, lệch pha.