Câu hỏi

29/05/2013 17:03
Mua tivi nào đây các anh, tư vấn cho em với?
Chào các anh.
em muốn mua 1 cái ti vi dùng với mục đích gia đình, giá từ 5-10 triệu, nhưng không biết nên chọn Tivi thường màn hình phẳng, LCD hay là Plasma. Mong các anh tư vấn nên mua hãng nào, loại nào ?.
Vui lòng cho em biết sự khác nhau giữa TV thường, LCD và Plasma.
Chân thành cảm ơn các anh chị.
nhocac191
29/05/2013 17:03
em muốn mua 1 cái ti vi dùng với mục đích gia đình, giá từ 5-10 triệu, nhưng không biết nên chọn Tivi thường màn hình phẳng, LCD hay là Plasma. Mong các anh tư vấn nên mua hãng nào, loại nào ?.
Vui lòng cho em biết sự khác nhau giữa TV thường, LCD và Plasma.
Chân thành cảm ơn các anh chị.
Danh sách câu trả lời (1)

Hiện nay có 3 công nghệ chế tạo màn hình tivi: CRT (bóng đèn hình), LCD (tinh thể lỏng) và Plasma. Mỗi loại đều có ưu điểm cũng như nhược điểm. Bạn nên căn cứ vào túi tiền và mục đích sử dụng để lựa chọn loại tivi phù hợp.
CRT là loại màn hình dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên màn hình để phát sáng. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ tương phản cao. Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải khác nhau.
Các nhà sản xuất hiện cũng chú trọng đến việc "làm mỏng" tivi CRT. Mặc dù không đem lại sự thích thú mới lạ như 2 loại kia, nhưng chúng rẻ hơn và có nhiều tính năng tốt hơn. Thế hệ màn hình CRT có chất lượng cao sử dụng công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số. Ngoài màu sắc trung thực, độ tương phản tinh tế, một đặc điểm mà người dùng thích nhất ở loại tivi này là chúng ít bị giảm chất lượng và hư hỏng theo quá trình hoạt động. Sau vài năm sử dụng, trông chúng vẫn như mới.
Trong số tivi CRT, hứa hẹn nhất là loại sử dụng công nghệ cao cấp chip silicon chứa tinh thể lỏng. Về nguyên lý, công nghệ này tương tự như công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số, nhưng các điểm ảnh được dồn lại gần nhau hơn. Do không gian giữa các điểm ảnh giảm đi, ánh sáng được hấp thu hiệu quả hơn nên hình ảnh được tạo ra trông liền nét và mịn hơn. Thế hệ tivi CRT cao cấp còn hạn chế được nhược điểm là màn hình bị nhấp nháy của tivi CRT trước đây.
Màn hình LCD gồm một lớp tinh thể lỏng được chứa trong hai tấm polymer. Khi dòng điện chạy qua các tinh thể, dựa trên tín hiệu hình ảnh do đèn phát ra, tinh thể sẽ cho ánh sáng đi qua hay không. Do các tinh thể không phát sáng nên công nghệ này được gọi là không phát xạ.
Tivi LCD có ưu điểm là rất mỏng, nên phù hợp khi bố trí ở những nơi cần tiết kiệm không gian. Tuy vậy, tivi LCD hiện có giá đắt hơn cả và hạn chế về góc nhìn. Chẳng hạn, nếu không ngồi đối diện với màn hình thì thường chỉ nhìn thấy những vệt bóng mờ trên màn hình, vì thế không thích hợp để sử dụng cho nhiều người cùng thưởng thức. Thêm nữa, màn hình LCD cỡ thật lớn chỉ có mặt trong một vài năm tới.
Độ trung thực màu sắc của màn LCD cũng kém hơn cả. Màu đen trên màn LCD trông giống màu xám nhạt. Các hình ảnh chuyển động nhanh trên màn thường bị nháy và mờ - còn gọi là hiện tượng "bóng ma" hay xuất hiện các dòng kẻ ô chia tách các điểm ảnh
Màn hình Plasma bao gồm hàng triệu bóng thủy tinh rất nhỏ có chứa khí Plasma và bề mặt được phủ phốt pho xếp trên cùng một mặt phẳng. Khi có tín hiệu hình ảnh, dòng điện tử di chuyển qua màn hình sẽ điều khiển các bóng thủy tinh phát tia cực tím khiến cho màu của phốt pho thay đổi theo đúng màu của tín hiệu.
Ưu điểm của màn hình Plasma là có kích thước lớn (LG mới tung ra loại màn hình công nghệ Plasma 71" lớn nhất thế giới) và độ sáng tốt hơn cũng như hình ảnh trung thực hơn màn LCD. Tuy vậy, màn Plasma có tuổi thọ chỉ bằng một phần ba màn LCD, vào khoảng 20.000-30.000 giờ. Nó còn bị hiện tượng burn-in, hình ảnh bị lưu lại trên màn hình nếu nhấn nút tạm dừng quá lâu trong khi đang xem phim.
CRT là loại màn hình dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên màn hình để phát sáng. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ tương phản cao. Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải khác nhau.
Các nhà sản xuất hiện cũng chú trọng đến việc "làm mỏng" tivi CRT. Mặc dù không đem lại sự thích thú mới lạ như 2 loại kia, nhưng chúng rẻ hơn và có nhiều tính năng tốt hơn. Thế hệ màn hình CRT có chất lượng cao sử dụng công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số. Ngoài màu sắc trung thực, độ tương phản tinh tế, một đặc điểm mà người dùng thích nhất ở loại tivi này là chúng ít bị giảm chất lượng và hư hỏng theo quá trình hoạt động. Sau vài năm sử dụng, trông chúng vẫn như mới.
Trong số tivi CRT, hứa hẹn nhất là loại sử dụng công nghệ cao cấp chip silicon chứa tinh thể lỏng. Về nguyên lý, công nghệ này tương tự như công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số, nhưng các điểm ảnh được dồn lại gần nhau hơn. Do không gian giữa các điểm ảnh giảm đi, ánh sáng được hấp thu hiệu quả hơn nên hình ảnh được tạo ra trông liền nét và mịn hơn. Thế hệ tivi CRT cao cấp còn hạn chế được nhược điểm là màn hình bị nhấp nháy của tivi CRT trước đây.
Màn hình LCD gồm một lớp tinh thể lỏng được chứa trong hai tấm polymer. Khi dòng điện chạy qua các tinh thể, dựa trên tín hiệu hình ảnh do đèn phát ra, tinh thể sẽ cho ánh sáng đi qua hay không. Do các tinh thể không phát sáng nên công nghệ này được gọi là không phát xạ.
Tivi LCD có ưu điểm là rất mỏng, nên phù hợp khi bố trí ở những nơi cần tiết kiệm không gian. Tuy vậy, tivi LCD hiện có giá đắt hơn cả và hạn chế về góc nhìn. Chẳng hạn, nếu không ngồi đối diện với màn hình thì thường chỉ nhìn thấy những vệt bóng mờ trên màn hình, vì thế không thích hợp để sử dụng cho nhiều người cùng thưởng thức. Thêm nữa, màn hình LCD cỡ thật lớn chỉ có mặt trong một vài năm tới.
Độ trung thực màu sắc của màn LCD cũng kém hơn cả. Màu đen trên màn LCD trông giống màu xám nhạt. Các hình ảnh chuyển động nhanh trên màn thường bị nháy và mờ - còn gọi là hiện tượng "bóng ma" hay xuất hiện các dòng kẻ ô chia tách các điểm ảnh
Màn hình Plasma bao gồm hàng triệu bóng thủy tinh rất nhỏ có chứa khí Plasma và bề mặt được phủ phốt pho xếp trên cùng một mặt phẳng. Khi có tín hiệu hình ảnh, dòng điện tử di chuyển qua màn hình sẽ điều khiển các bóng thủy tinh phát tia cực tím khiến cho màu của phốt pho thay đổi theo đúng màu của tín hiệu.
Ưu điểm của màn hình Plasma là có kích thước lớn (LG mới tung ra loại màn hình công nghệ Plasma 71" lớn nhất thế giới) và độ sáng tốt hơn cũng như hình ảnh trung thực hơn màn LCD. Tuy vậy, màn Plasma có tuổi thọ chỉ bằng một phần ba màn LCD, vào khoảng 20.000-30.000 giờ. Nó còn bị hiện tượng burn-in, hình ảnh bị lưu lại trên màn hình nếu nhấn nút tạm dừng quá lâu trong khi đang xem phim.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Hình ảnh
Rao vặt Siêu Vip