
Mụn, da sần- cách điều trị?
Em là con trai, năm nay 19t
Từ trước giờ da em rất đẹp, tuy là con trai nhưng trắng hồng, mỏng manh. Năm em 16 tuổi, em cũng có nửa năm bị mụn, nhưng chỉ là mụn cám hay trứng cá nhỏ nhỏ rồi từ đó chỉ thỉnh thoảng nổi 1 hai chiếc. Không hiểu vì sao nửa năm trở lại đây, trên mặt em nổi mụn, cả mụn cám, trứng cá lẫn mụn bọc, mủ lớn dưới cằm. Thêm nữa là mỗi lần thức đêm (chỉ cần khoảng 12h) sáng dậy da khô và sần, nhìn chán lắm.
Em đang học DH chắc chắn phải thức khuya nên da càng ngày càng tệ.
Hè hay tết được ngủ nhiều thì da đẹp trở lại, ngủ 6-8h vần chưa đủ, chiều phải được ngủ, sáng lại ngủ muộn thì da mới đẹp.
Có ai cho em hỏi em có thể bị bệnh gì không?? có thể sử dụng thuốc gì?

Chào bạn
Bạn thức khuya nên bị mụn là đúng rùi, đi đâu bạn nhớ bịt mặt vào nhé, ăn uống nghỉ ngơi đủ thì sẽ hết thôi mà.
Không chỉ riêng lứa tuổi dậy thì mới lo lắng về mụn trứng cá, cho dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn vẫn có nguy cơ bị mụn trứng cá tấn công. Vậy đâu là “thủ phạm” gây nên những nốt mụn xấu xí với những mối “đe dọa” tiềm ẩn?
1. Stress: Khi bạn suy nghĩ, căng thẳng kéo dài sẽ khiến hệ thần kinh bị tác động, gây rối loạn nội tiết tố khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Đây là bước khởi đầu khiến các nhân mụn mới hình thành. Bên cạnh đó, stress sẽ gây ức chế hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì thế da không nhận đủ oxy và dưỡng chất sẽ trở nên mẫn cảm và khô hơn. Tiếp đến, stress, căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều cũng sẽ làm chậm quá trình làm lành của da đến 40%. Hệ miễn dịch của da kém nên không thể chống lại vi khuẩn gây mụn P.acnes, khiến các nhân mụn lây lan và phát triển không ngừng. Học sinh, sinh viên đến mùa thi hoặc những người bị tổn thương tinh thần thường bị “thăm viếng” bởi loại mụn này.
2. Dậy thì: Tuổi dậy thì là giai đoạn đẹp và đáng nhớ của đời người. Ở lứa tuổi này các bạn gái, bạn trai đều có những thay đổi đáng kể về hình thể cũng như nội tiết. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn đem lại cho các bạn nhiều rắc rối, trong đó sự xuất hiện của mụn trứng cá cũng là một rắc rối đáng kể. Nguyên nhân của sự xuất hiện “đèn pin” trên mặt vào lúc này là tác động từ những thay đổi hocmon giới tính. Lúc này tuyết bã nhờn hoạt động và bài tiết rất mạnh, và khi các bã nhờn không được bài tiết hết ra ngoài sẽ tích tụ tại nang lông gây tắc nghẽn lỗ chân lông cộng với tác động từ vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ hình thành mụn.
3. Tác động xấu từ môi trường: Hàng ngày, làn da của bạn chịu rất nhiều tác động có hại từ bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm,…Chính những tác nhân này sẽ tác động trực tiếp lên da, gây lão hóa, ách tắc nang lông và là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện.
4. Make-up: Trang điểm thường xuyên hoặc sử dụng sản phẩm trang điểm không phù hợp cũng là một phần nguyên nhân gây mụn và khiến da kích ứng, sần và nổi mụn li ti. Nếu vệ sinh không sạch, chất thừa của mỹ phẩm đọng lại trong nang lông sẽ bít kín lỗ chân lôn, lâu ngày khiến da thâm xỉn, nổi mụn. Lời khuyên cho những bạn thường xuyên phải trang điểm là nên sử dụng thêm một lớp kem dưỡng bảo vệ da trước khi đánh phấn nền và tẩy trang thật sạch mỗi ngày.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, mụn cũng xuất hiện nhiều nếu chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp, táo bón, “nguyệt san”…
Dựa vào những yếu tối đó bạn hãy sinh hoạt sao cho điều độ nhé bạn.