Câu hỏi

31/05/2013 21:31
Náo loạn cúm H1N1… không cần thiết?
Từ thông tin đại chúng, rồi từ những tin “nghe nói”, “hình như”… mấy tuần nay, người Hà Nội chúng ta thực sự đang náo loạn lên vì cúm A/H1N1. Từ cơ quan, công sở đến trường học, khu chung cư, tập thể, rồi trong nhà, ngoài ngõ, đâu đâu người ta cũng nói đến “cúm H1N1”. Chuyện mua khẩu trang, thuốc khử trùng, chuyện mua dự trữ thuốc Tamiflu… trở thành mối quan tâm hàng đầu, nhưng tôi nghĩ chưa cần thiết tới mức đó, ai có ý kiến gì ko?
dunguyen
31/05/2013 21:31
Danh sách câu trả lời (1)

“Loạn” thông tin
Kể từ lúc Hà Nội bắt đầu phát hiện ca nhiễm cúm đầu tiên cho đến nay, cuộc sống, mối quan tâm của người Hà Nội đã gần như tập trung cả vào đấy. Những cụm từ như “tấn công”, “phong toả”, “tốc độ lây lan”, “bệnh viện dã chiến”… liên tục xuất hiện trên “top chính” của các trang báo. Phóng viên được huy động tối đa tác nghiệp, chạy đua nhau về việc phát hiện xem ở toà nhà nào, chung cư nào, trường học nào có người nhiễm cúm A/H1N1. Điều này tác động rất lớn đến tư tưởng, nhận thức của người đọc về tình hình dịch bệnh. Người dân sẽ chủ quan nếu mù mịt thông tin, nhưng cũng sẽ lo lắng quá mức cần thiết nếu các phương tiện thông tin đại chúng thổi phồng sự việc.
Hơn thế, tại các toà nhà, khu chung cư, những thông báo về cúm cũng được các tổ trưởng dân phố viết lên bảng, dán lên tường. Vừa mở mắt, đã nghe loa đài thông báo tình hình, cứ như thông tin nguy cấp thời chiến.
Đến cơ quan, vừa sáng chưa thấy gì, lúc sau đã thấy thông tin ầm ầm nhẩy ra từ cửa sổ chat. Rồi điện thoại thông báo, hỏi han đến gửi email, tin nhắn… Cảm giác lo lắng lại bắt đầu xâm chiếm. Cứ động thấy ai kêu mệt một chút là bao con mắt lại tỏ ý nghi ngờ, rồi lảng tránh.
Cuộc họp nào của Ban chỉ đạo cúm người, từ cấp địa phương đến cấp Bộ cũng đông cứng phóng viên. Nào là đã cần khuyến cáo toàn dân đeo khẩu trang chưa, rồi thì khi nào cần đóng cửa, ngừng hoạt động tại các toà nhà, trường học… Cuộc họp nào cũng có câu: nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan truyền thông là không để nhân dân hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế, “tội” gây hoang mang trong dân chúng một phần vẫn do lỗi của truyền thông, phần khác cũng là do cách xử lý của các cấp quản lý.
Xáo trộn cuộc sống
Những ngày nóng bỏng nhất về thông tin vừa như tạm lắng, thì một diễn biến mới khiến cuộc sống của người dân Hà Nội lại một phen xáo trộn: Các trường học tạm đóng cửa. Đây thực sự là một khó khăn lớn cho các bậc phụ huynh. Nghỉ hè dù sao cũng còn có kế hoạch trước để chủ động, giờ bỗng dưng con cái nghỉ học, việc tìm người trông con là cả một vấn đề phức tạp.
Tại các cơ quan, công sở, nhiều bố mẹ phải thay phiên nhau nghỉ trông con. Bà nội, bà ngoại được huy động tối đa. Thế nhưng, vấn đề lo nhất là các cô, cậu lớn cấp II, cấp III. Không thể thuê người trông như trông trẻ, cũng không thể “trói”, hay “nhốt” ở nhà một cách an toàn. Nếu đúng như theo dự báo, thì cúm A/H1N1 có thể lây lan cho 1/3 số người trên Thế giới. Như vậy, giai đoạn này cũng chỉ là mới bắt đầu. Chúng tôi tự hỏi, không biết nếu cúm lan rộng hơn thì các trường đóng cửa đến bao giờ? Và đây có phải là biện pháp hữu hiệu hay không?
Và… lãng phí
Cơ quan tôi, cũng giống như nhiều cơ quan khác, trước thông tin có vẻ “cấp bách”, lại bỏ tiền mua khẩu trang, thuốc sát trùng, thuốc nhỏ mũi… để phát cho nhân viên. Chi phí cho mỗi người ít nhất cũng hàng trăm nghìn đồng. Trước đó, lo sợ bị nhiễm bệnh, nhiều người đã chen chúc nhau, tự bỏ tiền túi mua khẩu trang với giá đắt gấp mấy lần ngày thường. Giờ thì những khẩu trang y tế đó đang nằm im trong ngăn kéo cơ quan, thật là lãng phí.
Trước tình hình có vẻ nghiêm trọng, tôi đã vào một số trang web nước ngoài tìm hiểu thông tin thì thấy rằng, những ngày gần đây họ rất ít đưa thông tin về bệnh nhân nhiễm cúm. Các nước hầu như chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh.
Tôi cũng được biết, nhiều nước đã không còn xét nghiệm bệnh phẩm để tìm virus cúm A/H1N1 nữa mà chỉ điều trị theo triệu chứng, trong khi đó ở nước ta, việc nghi ngờ, rồi xét nghiệm để phát hiện ra các trường hợp nhiễm cúm vẫn được tiến hành triệt để. Tôi cho rằng, việc cách li tại bệnh viện để điều trị, rồi phong toả, tổng vệ sinh các toà nhà… khi chỉ mới phát hiện ra một bệnh nhân cúm sẽ gây tốn kém tiền của và thời gian không ít. Một vài người bạn tôi từ nước ngoài về cũng cho biết, ở các nước, người dân và chính quyền rất bình tĩnh trước dịch cúm này. Ngay cả tại Mỹ, một quốc gia có nhiều người tử vong do cúm A/H1N1 nhất cũng cho rằng, ngoại trừ trường hợp trong trường có quá nhiều học sinh và giáo viên nhiễm cúm A/H1N1, còn lại, việc đóng cửa các trường học là không cần thiết.
Là một người dân, tôi thiết nghĩ báo đài khi đưa tin nên cân nhắc đến tác động của thông tin đến người dân. Đồng thời, các cấp quản lý cũng vậy, không chủ quan, nhưng cũng tránh lãng phí khi hành động “triệt để” một cách không cần thiết. Ví dụ một trường học có học sinh bị nhiễm cúm, chỉ nên cho học sinh này nghỉ điều trị tại nhà. Các học sinh khác nên được khuyến cáo cách vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng... Đặc biệt là không nên bật máy điều hoà ở lớp mà mở cửa sổ cho nắng vào diệt virus là đủ, vì theo khuyến cáo, vurus này chỉ tồn tại trong không khí trong vòng vài giờ đồng hồ.
Một nguy cơ nữa từ việc “thổi phồng” thông tin là sau đó sẽ dẫn đến việc người dân chuyển từ quá lo lắng sang chủ quan. Đến khi dịch nghiêm trọng thực sự, có khi nói lại chẳng có ai để ý nữa.
Kể từ lúc Hà Nội bắt đầu phát hiện ca nhiễm cúm đầu tiên cho đến nay, cuộc sống, mối quan tâm của người Hà Nội đã gần như tập trung cả vào đấy. Những cụm từ như “tấn công”, “phong toả”, “tốc độ lây lan”, “bệnh viện dã chiến”… liên tục xuất hiện trên “top chính” của các trang báo. Phóng viên được huy động tối đa tác nghiệp, chạy đua nhau về việc phát hiện xem ở toà nhà nào, chung cư nào, trường học nào có người nhiễm cúm A/H1N1. Điều này tác động rất lớn đến tư tưởng, nhận thức của người đọc về tình hình dịch bệnh. Người dân sẽ chủ quan nếu mù mịt thông tin, nhưng cũng sẽ lo lắng quá mức cần thiết nếu các phương tiện thông tin đại chúng thổi phồng sự việc.
Hơn thế, tại các toà nhà, khu chung cư, những thông báo về cúm cũng được các tổ trưởng dân phố viết lên bảng, dán lên tường. Vừa mở mắt, đã nghe loa đài thông báo tình hình, cứ như thông tin nguy cấp thời chiến.
Đến cơ quan, vừa sáng chưa thấy gì, lúc sau đã thấy thông tin ầm ầm nhẩy ra từ cửa sổ chat. Rồi điện thoại thông báo, hỏi han đến gửi email, tin nhắn… Cảm giác lo lắng lại bắt đầu xâm chiếm. Cứ động thấy ai kêu mệt một chút là bao con mắt lại tỏ ý nghi ngờ, rồi lảng tránh.
Cuộc họp nào của Ban chỉ đạo cúm người, từ cấp địa phương đến cấp Bộ cũng đông cứng phóng viên. Nào là đã cần khuyến cáo toàn dân đeo khẩu trang chưa, rồi thì khi nào cần đóng cửa, ngừng hoạt động tại các toà nhà, trường học… Cuộc họp nào cũng có câu: nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan truyền thông là không để nhân dân hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế, “tội” gây hoang mang trong dân chúng một phần vẫn do lỗi của truyền thông, phần khác cũng là do cách xử lý của các cấp quản lý.
Xáo trộn cuộc sống
Những ngày nóng bỏng nhất về thông tin vừa như tạm lắng, thì một diễn biến mới khiến cuộc sống của người dân Hà Nội lại một phen xáo trộn: Các trường học tạm đóng cửa. Đây thực sự là một khó khăn lớn cho các bậc phụ huynh. Nghỉ hè dù sao cũng còn có kế hoạch trước để chủ động, giờ bỗng dưng con cái nghỉ học, việc tìm người trông con là cả một vấn đề phức tạp.
Tại các cơ quan, công sở, nhiều bố mẹ phải thay phiên nhau nghỉ trông con. Bà nội, bà ngoại được huy động tối đa. Thế nhưng, vấn đề lo nhất là các cô, cậu lớn cấp II, cấp III. Không thể thuê người trông như trông trẻ, cũng không thể “trói”, hay “nhốt” ở nhà một cách an toàn. Nếu đúng như theo dự báo, thì cúm A/H1N1 có thể lây lan cho 1/3 số người trên Thế giới. Như vậy, giai đoạn này cũng chỉ là mới bắt đầu. Chúng tôi tự hỏi, không biết nếu cúm lan rộng hơn thì các trường đóng cửa đến bao giờ? Và đây có phải là biện pháp hữu hiệu hay không?
Và… lãng phí
Cơ quan tôi, cũng giống như nhiều cơ quan khác, trước thông tin có vẻ “cấp bách”, lại bỏ tiền mua khẩu trang, thuốc sát trùng, thuốc nhỏ mũi… để phát cho nhân viên. Chi phí cho mỗi người ít nhất cũng hàng trăm nghìn đồng. Trước đó, lo sợ bị nhiễm bệnh, nhiều người đã chen chúc nhau, tự bỏ tiền túi mua khẩu trang với giá đắt gấp mấy lần ngày thường. Giờ thì những khẩu trang y tế đó đang nằm im trong ngăn kéo cơ quan, thật là lãng phí.
Trước tình hình có vẻ nghiêm trọng, tôi đã vào một số trang web nước ngoài tìm hiểu thông tin thì thấy rằng, những ngày gần đây họ rất ít đưa thông tin về bệnh nhân nhiễm cúm. Các nước hầu như chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh.
Tôi cũng được biết, nhiều nước đã không còn xét nghiệm bệnh phẩm để tìm virus cúm A/H1N1 nữa mà chỉ điều trị theo triệu chứng, trong khi đó ở nước ta, việc nghi ngờ, rồi xét nghiệm để phát hiện ra các trường hợp nhiễm cúm vẫn được tiến hành triệt để. Tôi cho rằng, việc cách li tại bệnh viện để điều trị, rồi phong toả, tổng vệ sinh các toà nhà… khi chỉ mới phát hiện ra một bệnh nhân cúm sẽ gây tốn kém tiền của và thời gian không ít. Một vài người bạn tôi từ nước ngoài về cũng cho biết, ở các nước, người dân và chính quyền rất bình tĩnh trước dịch cúm này. Ngay cả tại Mỹ, một quốc gia có nhiều người tử vong do cúm A/H1N1 nhất cũng cho rằng, ngoại trừ trường hợp trong trường có quá nhiều học sinh và giáo viên nhiễm cúm A/H1N1, còn lại, việc đóng cửa các trường học là không cần thiết.
Là một người dân, tôi thiết nghĩ báo đài khi đưa tin nên cân nhắc đến tác động của thông tin đến người dân. Đồng thời, các cấp quản lý cũng vậy, không chủ quan, nhưng cũng tránh lãng phí khi hành động “triệt để” một cách không cần thiết. Ví dụ một trường học có học sinh bị nhiễm cúm, chỉ nên cho học sinh này nghỉ điều trị tại nhà. Các học sinh khác nên được khuyến cáo cách vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng... Đặc biệt là không nên bật máy điều hoà ở lớp mà mở cửa sổ cho nắng vào diệt virus là đủ, vì theo khuyến cáo, vurus này chỉ tồn tại trong không khí trong vòng vài giờ đồng hồ.
Một nguy cơ nữa từ việc “thổi phồng” thông tin là sau đó sẽ dẫn đến việc người dân chuyển từ quá lo lắng sang chủ quan. Đến khi dịch nghiêm trọng thực sự, có khi nói lại chẳng có ai để ý nữa.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip