
Nên mua TV LCD hay Plasma?

TV 3D LED phong phú về số lượng model, kích cỡ màn hình cũng như công nghệ trình chiếu hình ảnh nổi, còn Plasma 3D lại có giá bán, chất lượng nhỉnh hơn.
Một trong những điều quan tâm chính của người dùng TV 3D hiện nay là sử dụng TV màn hình LCD đèn LED hay Plasma sẽ thích hợp cho nhu cầu giải trí 3D.
Cũng như TV 2D, việc xem xét liệu LED hay Plasma là công nghệ màn hình tốt hơn là điều rất khó trả lời. Tùy thuộc số tiền bỏ ra, yêu cầu về chất lượng hình, điện năng tiêu thụ, LED hay Plasma lại có những ưu và khuyết điểm khác nhau đối với 3D.
TV 3D sử dụng công nghệ màn hình LCD đèn nền LED.
TV LED 3D đa dạng về công nghệ, bao gồm 3D chủ động, thụ động dùng kính cho tới cả loại không cần kính.
Cũng giống như 2D, ở dòng sản phẩm 3D, các mẫu HDTV LCD sử dụng đèn nền LED (TV LED) chiếm đa số so với Plasma và LCD CCFL truyền thống. Sự thông dụng, khả năng tiết kiệm năng lượng cùng với thiết kế được đánh giá đẹp hơn khiến cho nhiều nhà sản xuất hiện nay lựa chọn LED là màn hình ưu tiên cho công nghệ 3D.
Hầu như các mẫu TV LED 3D hiện có trên thị trường đều mang độ phân giải màn hình đạt chuẩn Full HD với kích thước từ 18 đến 65 inch, sử dụng đầy đủ công nghệ trình chiếu 3D như dạng chủ động với kính màn trập, dạng thụ động với kính phân cực giá rẻ hay thậm chí là không cần kính như một vài model của Toshiba.
Bởi vậy lựa chọn một mẫu TV 3D LED đòi hỏi người dùng cũng cần đến sự tính toán kỹ càng. TV 3D LED chủ động dùng kính màn trập sẽ cho chất lượng hình ảnh thiếu ổn định, dễ gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình ở môi trường quá sáng. Trong khi đó, TV 3D LED thụ động dùng kính phân cực thì có chất hình ổn định hơn, không nhấp nháy, nhiễu nhưng sẽ phải hy sinh độ phân giải Full HD.
Lựa chọn TV LED để phục vụ nhu cầu 3D, người mua cũng cần lưu ý rằng loại LCD đèn nền LED dạng trực tiếp sẽ cho chất lượng hình đẹp, sâu hơn LCD đèn LED viền (LED Edge-lit).
Như vậy, ưu điểm khi lựa chọn TV 3D LED là ở thiết kế màn hình mỏng và khả năng tiết kiệm năng lượng so với Plasma 3D nhờ vào đèn nền LED.
+Ưu điểm
- TV 3D LED thụ động không có hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Hầu hết các model đều có độ phân giải Full HD 1080p.
- Tiết kiệm năng lượng so với Plasma.
- Thiết kế đẹp và kiểu dáng mỏng hơn.
- Kích thước màn hình đa dạng từ loại 18 cho tới 65 inch.
+Nhược điểm
- Các model 3D chủ động gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Thua kém Plasma về độ tương phản, độ sâu và khả năng thể hiện màu đen.
- Giá đắt hơn Plasma 3D cùng kích thước, kể cả model 3D thụ động.
+Tổng quan
-TV LED vẫn là loại TV chủ đạo trong dòng sản phẩm 3D và hứa hẹn sẽ được các hãng tiếp tục cải thiện chất lượng hình ảnh trong tương lai.
TV 3D sử dụng công nghệ màn hình Plasma
Các mẫu Plasma 3D cao cấp có chất lượng hình ảnh tốt và ổn định hơn LED.
TV 3D sử dụng công nghệ màn hình Plasma có ít lựa chọn hơn. Tại VN, người mua chỉ có thể chọn các model tới từ Panasonic, LG hay Samsung, với kích thước hạn chế chỉ một vài kích cỡ như 42, 50 hay 65 inch.
Đối với Plasma 3D, độ phân giải màn hình cũng chia ra hẳn làm 2 loại, chất lượng cao và thấp. Các model giá tốt từ 10 đến 20 triệu đồng thường có độ phân giải chỉ là XGA 1.024 x 768 pixel và HD Ready 1.365 x 768 pixel. Trong khi đó, các model đắt tiền hơn mới được trang bị độ phân giải Full HD.
Một điểm cần lưu ý rằng sự lựa chọn về công nghệ 3D đối với TV Plasma rất hạn chế. Tất cả các model đang có trên thị trường hiện nay đều sử dụng công nghệ 3D chủ động, dùng với kính màn trập.
Tuy nhiên, bù lại cho điều này, sở hữu công nghệ màn hình Plasma với khả năng quét hình cao, độ tương phản rộng giúp cho việc trình diễn 3D trên Plasma tỏ ra ổn định và tốt hơn so với 3D LED. Hình ảnh nổi hiển thị mượt, không bị nhiễu, nhấp nháy và có góc nhìn cực rộng. Ví dụ, model 3D Plasma cao cấp như VT20 của Panasonic tỏ ra vượt trội về chất lượng hình ảnh so với nhiều đối thủ LED 3D khác.
Ngoài ra, với cùng một kích cỡ, lựa chọn TV 3D Plasma luôn rẻ hơn nhiều so với TV 3D LED. Ví dụ như cùng kích thước 42 inch, người dùng phải bỏ ra gần 24 triệu đồng cho mẫu 3D LED D6000 của Samsung thì với model Plasma PW450 của LG, khoản tiền bỏ ra chỉ là hơn 11 triệu đồng.
Ưu điểm của TV Plasma 3D chính là chất lượng hình ảnh và giá tiền. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này cũng có ít lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng cũng như kích thước màn hình so với TV 3D LED. Công nghệ màn hình Plasma cũng được cho là "ngốn" điện hơn LCD.
+Ưu điểm
- Không có hiện tượng chồng hình.
- Sử dụng kính màn trập nhưng không bị hiện tượng tối đen hình ở một số góc chết.
- Độ tương phản và độ sâu đen cao nhất trong dòng TV 3D.
- Góc nhìn rộng.
- Giá bán rất cạnh tranh.
+Nhược điểm
- Độ phân giải thấp hơn LED ở các model giá rẻ, kích cỡ 42 và 50 inch.
- Thiết kế dày, nặng nề hơn.
- Ngốn điện.
- Số lượng model hạn chế.
+Tổng quan
Với những người có đỏi hỏi cao về chất lượng, TV 3D dùng màn hình Plasma sẽ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên để Plasma 3D có sức cạnh tranh với LED 3D thì cần có nhiều model hơn nữa.

Nói chung, ưu điểm của màn hình Plasma là tốc độ hiển thị hình ảnh nhanh hơn so với màn hình LCD nhưng ngược lại TV Plasma lại cần một hệ thống thông gió tạo ra tiếng ồn khó chịu. Trong khi đó, TV LCD tuyệt nhiên không thấy.
TV màn hình mỏng ngày càng được chuộng nhờ các yếu tố mỏng, nhẹ, không choán nhiều không gian. Đặc biệt là chất lượng hình ảnh vượt trội so với TV dùng bóng đèn hình. Hiện phổ biến có TV Plasma và LCD. Vấn đề là nên chọn loại nào.
Ưu khuyết điểm
Xét về chất lượng hình ảnh, công chúng thường khó phân biệt được sự khác nhau giữa hai công nghệ này. Nói chung, ưu điểm màn hình Plasma là có tốc độ hiển thị hình ảnh nhanh hơn so với màn hình LCD. Điều này được cảm nhận rõ nét nhất đối với các pha phim hành động: Người xem sẽ thấy các động tác đánh đấm trên màn hình Plasma “điêu luyện” hơn. Nhưng ngược lại, TV Plasma lại cần một hệ thống thông gió tạo ra tiếng ồn khó chịu, một bất lợi mà TV LCD không gặp phải.
Plasma có các điểm tự phát sáng nên độ tương phản (contrast), độ sáng (brightness) cao và có góc nhìn rộng. Tốc độ đáp ứng sự thay đổi của hình ảnh, ánh sáng nhanh nhưng khá nặng và tiêu thụ năng lượng cao. Ở kích thước từ 42 inch trở xuống, giá TV Plasma cao hơn LCD. Nhưng ở kích thước từ 42 inch trở lên thì giá hai loại gần bằng nhau.
Với LCD, các điểm được chiếu sáng từ sau nên độ tương phản và độ sáng thấp, tạo nên góc nhìn hẹp hơn Plasma và tốc độ chậm nên hình chuyển động nhanh bị nhoè. Nếu so cùng kích thước, LCD nhẹ hơn Plasma và ít hao điện hơn.
Mặt khác, công nghệ Plasma được đánh giá là “chịu đựng tốt hơn những tác động của yếu tố thời gian”, và “lão hoá đồng bộ hơn”, tức màn hình Plasma sẽ “thọ” và “đẹp lão” hơn màn hình LCD. Tuy nhiên trong thực tế, đại bộ phận người tiêu dùng thường không chú ý đến những được-mất về mặt kỹ thuật, chủ yếu họ chỉ quan tâm đến hai yếu tố thực dụng khác: Kích thước màn hình và giá cả.
Nên mua loại màn hình nhỏ hay lớn
Với một chiếc TV màn hình quá nhỏ, bạn có thể sẽ thất vọng vì không cảm thụ được tối đa chi tiết những cảnh quay hoành tráng. Nhưng nếu màn hình của bạn quá lớn thì những khuyết tật của hình ảnh từ nguồn phát (chất lượng đĩa, chất lượng hình ảnh thu từ anten, từ đài phát…) cũng lộ rõ hơn. Vậy nên cần chú ý đến diện tích của căn phòng nơi bạn đặt TV. Ý kiến chuyên môn đề nghị: Khoảng cách từ người xem đến TV tối thiểu phải bằng gấp 3 lần độ dài đường chéo của màn hình. Ví dụ, khi xem một màn hình 42 inch, bạn phải ngồi cách xa ít nhất là 3m2, vì ở khoảng cách xem phù hợp bạn có thể thấy rõ các chi tiết mà không bị các khuyết tật của hình ảnh gây khó chịu.
LCD đang chiếm ưu thế
Trên thị trường, TV LCD đang lấn lướt Plasma nhờ giá rẻ, công nghệ hiển thị hình ảnh được cải tiến nhiều và mức độ “bề thế” không kém gì TV màn hình Plasma. Với TV LCD, mỗi hãng đều quảng bá một công nghệ riêng khác nhau và xem đó như là một ưu thế cạnh tranh. Chẳng hạn Panasonic quảng bá công nghệ “hệ thống vượt tốc” ở dòng TV Viera nhằm làm giảm độ nhoè hình, Toshiba nhấn mạnh đến công nghệ mới của mình với “bộ não chuyên nghiệp”, LG có công nghệ XD-Engine, Samsung với DNIe… Mỗi công nghệ nói trên đều tạo ra một số khác biệt về chất lượng hình ảnh, âm thanh. Nhưng nhìn chung, khi chọn mua TV LCD, người tiêu dùng nên chú ý đến những điểm sau:
Góc nhìn: Gần đây, góc nhìn của một số model LCD đã đạt gần tới hạn. Có loại có góc nhìn lên tới 178 độ. Góc nhìn càng lớn thì càng giúp cho người xem có thể xem rõ hình ảnh trên màn hình khi ngồi ở những góc rộng tương ứng.
Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng càng nhanh thì hình ảnh càng sắc nét, không bị nhoè. Loại TV LCD có thời gian đáp ứng phổ biến hiện nay là 8 ms.
Độ phân giải: Trên những dòng TV LCD mới, độ phân giải của hình ảnh tăng lên rất nhiều... Độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng mịn, rõ nét, trung thực. Tuy nhiên, điều này còn lệ thuộc vào tín hiệu từ nguồn phát mà TV thu nhận được. Do vậy, nếu dùng TV có độ phân giải cao để thu tín hiệu của truyền hình số, truyền hình analog hiện được phát từ các đài truyền hình thì chất lượng hình ảnh cũng không khác nhiều so với TV thường vì chất lượng ảnh nguồn có độ phân giải không cao. Chỉ có một số cải thiện nhờ vào công nghệ sửa lỗi như tự động điều chỉnh độ sáng tối, màu sắc ở một số loại TV LCD.
Độ tương phản: Tính năng này càng cao thì càng giúp hình ảnh thể hiện được nhiều sắc độ và màu sắc gần giống với thực hơn. Hiện đa số TV LCD có độ tương phản từ 4000:1 đến 5000:1, thậm chí cao hơn.
Sau khi lướt qua những thông số quan trọng nói trên, cũng cần chú ý đến những tính năng, công nghệ khác mà một chiếc TV LCD có thể có. Đó là khả năng kết nối được mở rộng tới đâu để giúp người sử dụng không chỉ kết nối TV với các thiết bị audio video thông dụng, mà còn có thể dùng kết nối với máy tính và những thiết bị kỹ thuật số khác như camera, camcorder, thiết bị chơi game.

Những màn hình LCD thường mỏng hơn và tiêu hao ít điện năng hơn anh hàng xóm Plasma của nó. Tuy nhiên, mỗi công nghệ lại có một ưu điểm riêng và cả 2 đều mang đến chất lượng hình ảnh đáng ngưỡng mộ.
Ngày nay, đa số các mẫu TV HD đều được sản xuất theo công nghệ LCD (màn hình tinh thể lỏng) và các nhà sản xuất đã tốn nhiều năm để cải tiến những nhược điểm của nó, cho phép màn hình LCD hiển thị hình ảnh với độ sáng cao hơn. Đặc biệt sự ra đời của màn hình LCD theo công nghệ LED khiến các mẫu sản phẩm ngày càng mỏng hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn nữa.
Tất nhiên, đi kèm với nó là giá bán cũng đắt hơn, thậm chí có thể cao gấp 2 lần một chiếc màn hình LCD thông thường.
Bên cạnh sự phân vân về mức giá, LCD thường rất mỏng nên phù hợp với những người muốn treo chiếc TV của mình lên tường, tiết kiệm không gian trong nhà. Tuy nhiên, màn hình LCD chỉ cho hình ảnh với chất lượng tốt nhất với kích thước nhỏ hơn 46 inch. Nếu muốn mua những chiếc TV có kích thước màn hình từ 47 inch trở lên, hãy lựa chọn loại sử dụng công nghệ LED.
Dù đã được cải tiến nhiều, nhưng LCD vẫn có những nhược điểm chưa thể khắc phục. Đó là việc hình ảnh có chất lượng rất kém khi xem ở những góc nhìn “không phù hợp”. Đây là điều mà LCD không thể cạnh tranh nổi với màn hình Plasma.
Nhưng nếu bạn muốn mua một màn hình Plasma? Hãy ghi nhớ rằng nó có chất lượng hình ảnh khá tốt, tiêu tốn điện năng nhiều hơn LCD và gần như không có sản phẩm nào có kích thước dưới 42 inch (do chi phí sản xuất rất đắt đỏ). Nói một cách khác, Plasma là sản phẩm chỉ “sống” ở thị trường TV cao cấp.
Ngoài yếu tố về kích thước, plasma TV cũng tỏa nhiệt khá nhiều nên các nhà sản xuất thường khuyến cáo không nên đặt sản phẩm này cạnh các nguồn nhiệt lớn khác (lò sưởi, bóng đèn)… để tăng tuổi thọ.
Tất nhiên, đừng quên là ngày nay tìm mua một chiếc plasma TV ưng ý khó hơn so với tìm mua LCD nhiều.