
Ngồi trước màn hình máy tính lâu mình luôn thấy buồn ngủ. Vậy có biện pháp nào để làm cho hình ảnh trở nên bắt mắt và dễ chịu hơn?

3. Nếu tất cả những cách khác đều không hiệu quả, hãy ăn một miếng sô cô la tối màu

Giữ cho phòng làm việc (hay phòng học) luôn thoáng mátCó nhiều người lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ, cho dù đang học tập hay làm việc. Thói quen này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như hiệu quả công việc
Phòng làm việc phải đủ ánh sáng Nếu phòng làm việc thiếu ánh sáng sẽ làm cho chúng ta có cảm giác như đang ở trong phòng ngủ của mình. Mà đã có cảm giác đó thì tất nhiên sẽ buồn ngủ. Giữ tư thế ngồi ngay ngắn Hãy tập và cố giữ tư thế ngay ngắn khi ngồi làm việc hoặc học tập. Nếu cơ thể có mệt mỏi đi chăng nữa cũng không nên nằm bò ra bàn hay ngả lưng trên ghế cho dù chỉ vài phút. Làm như vậy sẽ càng kích thích hệ thần kinh, làm cho cơn buồn ngủ càng đến nhanh hơn. Tư thế ngồi ngay ngắn không những giúp chúng ta tập trung làm việc mà còn tốt cho cột sống, làm quên đi những cảm giác mệt mỏi. Có thời gian biểu hợp lý Trước khi bắt tay vào làm việc hoặc học tập, hãy tự đặt ra cho mình kế hoạch và trình tự công việc sẽ làm trong ngày. Như vậy chúng ta sẽ không bị bối rối trước một núi công việc hỗn độn chưa được sắp xếp, không biết việc gì nên làm trước, việc gì làm sau. Đã định làm việc gì phải tập trung chú ý Khi đã ngồi vào bàn làm việc hay học tập thì phải tập trung chú ý. Không nên để những suy nghĩ khác chi phối vào công việc đang làm, chẳng hạn như hết giờ làm sẽ đi đâu, ngày mai mặc bộ quần áo nào… Nên nhớ rằng sự không tập trung làm việc chính là nguyên nhân tạo ra các cơn buồn ngủ ban ngày. Không được để đói bụng Cơ thể bạn mệt mỏi uể oải vì đói sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ, và cảm giác đói bụng thường kích thích hệ thần kinh. Chính vì vậy, chúng ta không nên ngồi vào bàn làm việc hay học tập khi bụng đang đói. Điều này sẽ làm cho não bộ giảm minh mẫn và ảnh hưởng không tốt đến kết quả công việc. Nghỉ ngắn giữa giờ và thể dục thư giãn Nếu công việc đòi hỏi chúng ta phải ngồi nhiều dễ làm cho đầu óc mệt mỏi và sẽ không còn đủ khả năng để tiếp tục công việc trong một thời gian dài. Để giảm bớt tình trạng này hãy nên nghỉ một chút giữa giờ. Nên tạo một thói quen là khi cảm thấy cơ thể có đôi chút mệt mỏi, hãy rời khỏi bàn và tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như hít thở sâu, vươn vai, đi lại trong phòng… Sắp xếp lại công việc để tránh nhàm chán Suốt ngày ngồi làm việc trong phòng sẽ làm cho chúng ta nhàm chán. Vậy thì tại sao chúng ta không sắp xếp lại công việc của mình sao cho mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng hoàn thành công việc. Trà và cà phê giúp tinh thần sảng khoái Trà và cà phê là hai loại đồ uống giúp đầu óc minh mẫn và tinh thần luôn sảng khoái để bắt đầu công việc trong ngày. Hãy uống một tách trà hay cà phê vào đầu buổi sáng, tuy nhiên là cần chú ý là không nên uống quá nhiều vì sẽ gây hậu quả ngược lại.

CÀI TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MỚI NHẤT
Bất kể loại màn hình nào (CRT hay LCD), phần lớn chất lượng hình ảnh được hiển thị đều phụ thuộc vào card đồ họa hoặc chipset (trên bo mạch chủ). Trước hết, phải đảm bảo bạn đã sử dụng phiên bản mới nhất của trình điều khiển thiết bị (driver) đồ họa. Đây là một trong các biện pháp dễ dàng và hiệu quả nhất để tối ưu hình ảnh và tránh các trục trặc từ phần cứng. Trong Windows XP, bạn nhấn phải chuột lên biểu tượng My Computer, chọn Properties, nhấn Hardware.Device Manager, sau đó nhấn đúp chuột vào tên card đồ họa bên dưới mục Display adapters; cuối cùng chọn Update Driver ở nhãn Driver (Hình 1). Lưu ý, việc cập nhật driver thường yêu cầu khởi động lại máy tính để các thiết lập mới trở nên có hiệu lực.
Để biết được các chỉ dẫn cụ thể về việc cập nhật driver đối với những phiên bản cũ của Windows, bạn có thể tham khảo mục "Cập nhật trình điều khiển" trong bài "Trẻ hóa Windows" (ID: A0503_103).
KHÔNG nên sử dụng phiên bản driver thử nghiệm (beta) thường được cung cấp trên website của hãng sản xuất card đồ họa vì có thể gây rắc rối cho hoạt động của máy tính.
Bạn có thể cấu hình card hoặc chipset đồ họa từ hộp thoại Display Properties của Windows: nhấn phải chuột lên màn hình Windows (desktop) và chọn Properties. Các thông số cài đặt mà bạn nhìn thấy sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng hệ thống cụ thể và đuợc xác định bởi driver đang sử dụng, nhưng tất cả card đồ họa (hay chipset đồ họa) đều có các thông số quan trọng sau:
Độ phân giải màn hình: Đối với màn hình CRT, độ phân giải màn hình (Screen resolution) - số lượng các chấm (điểm ảnh – pixel) được phân bố theo chiều dọc và chiều ngang trên khắp màn hình - là tỷ lệ có thể thay đổi. Bạn có thể tăng hoặc giảm các thông số độ phân giải mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, điều này không đúng vói màn hình LCD vì loại màn hình này có số lượng điểm ảnh cố định, tạo nên độ phân giải "thực" (native resolution). Bạn chỉ xem được hình ảnh với chất lượng đẹp nhất, đầy đủ nhất nếu màn hình được thiết lập đúng độ phân giải đó.
Hầu hết các màn hình LCD 15" hiện nay đều có độ phân giải thực là 1024x768, còn màn hình LCD 17" và 19" thường là 1280x1024. Bất kỳ thông số cài đặt nào thấp hơn độ phân giải thực sẽ gây ra hiện tượng co ảnh (đảm bảo chất lượng hình bằng cách thu nhỏ hình theo kích thước thích hợp) hoặc dãn rộng (hiển thị đầy màn hình nhưng có điều chỉnh đối với các điểm ảnh bị mất, nên thường giảm chất lượng ảnh). Trường hợp ngoại lệ là khi độ phân giải thấp hơn có giá trị bằng đúng một nửa độ phân giải thực, ví dụ như 800x600 so với 1600x1200, hình ảnh sẽ không bị co lại mà cũng không bị dãn rộng ra.
Một số màn hình LCD có khả năng điều chỉnh độ phân giải theo thuật toán để hiển thị hình ảnh "mượt mà” hơn khi chúng không đúng với độ phân giải thực của màn hình. Để thực hiện điều này, bạn chọn nhãn Settings trong hộp thoại Display Properties và điều chỉnh con trượt bên dưới mục Screen resolution (Hình 2). Nếu Windows nhận diện chính xác màn hình mà bạn đang sử dụng, thì độ phân giải thực sẽ là độ phân giải cao nhất được hiển thị ở mục này.
Chất lượng màu: Màn hình hiển thị được càng nhiều màu thì hình ảnh càng thật. Hầu hết các máy tính hiện nay đều có khả năng hỗ trợ cài đặt chất lượng màu (color quality) ở mức cao nhất là 32 bit. Nhưng nếu bị tình trạng xử lý đồ hoạ "ì ạch" (đặc biệt khi máy tính sử dụng RAM hệ thống cho cả đồ họa lẫn nhiệm vụ tính toán cơ bản), bạn nên giảm cài đặt màu xuống để tăng tốc cho các tác vụ khác.
Tần số làm tươi: Hiện tượng nhấp nháy trên màn hình CRT thường gây khó chịu cho người dùng và nguyên nhân là do tần số làm tươi (refresh rate) được thiết lập quá thấp. (Hình ảnh trên màn hình CRT được "vẽ lại" theo chu kỳ, nhờ chùm tia điện tử chạy ziczac ngang màn hình). Thông thường, màn hình CRT phải được "vẽ lại" 72 lần trong mỗi giây (72 Hz), để tránh gây nhức mắt. Bạn hãy dựa vào kinh nghiệm để xác định thông số này sao cho phù hợp nhất với mắt của mình (có thể đó không phải là thông số cài đặt cao nhất mà màn hình hỗ trợ).
Màn hình LCD chỉ thực hiện "vẽ lại" đối với các điểm ảnh (pixel) có sự thay đổi, vì vậy bạn sẽ không còn gặp phải tình trạng nhấp nháy. Tốc độ "vẽ lại" từ 40-60 Hz là phù hợp đối với màn hình LCD, trừ trường hợp hãng sản xuất có yêu cầu khác.
Màn hình LCD thường được quan tâm về thời gian đáp ứng (response time). Đó là thời gian cần thiết để một điểm ảnh chuyển từ đen sang trắng và sau đó trở lại đen. Các loại màn hình LCD đời cũ có thời gian đáp ứng chậm hơn 20 miligiây nên thường tạo ra hiện tượng "bóng" đối với các hình chuyển động nhanh. Hiện nay, hầu hết các màn hình LCD trên thị trường đều có thời gian đáp ứng nhanh hơn, nhưng nếu mua màn hình LCD cho việc chơi game, bạn nên tham khảo bài "LCD Specs: Not so Swift" tại địa chỉ find.pcworld.com/51542.
ĐIỀU CHỈNH MÀN HÌNH
Dù màn hình thuộc loại LCD hay CRT, bạn cũng đừng ngại thử điều chỉnh. Việc điều chỉnh thường được thực hiện thông qua các phím nhấn hay nút vặn (xoay) trên màn hình.
Màn hình LCD có thể điều chỉnh dễ dàng hơn màn hình CRT. Bạn hiếm khi phải điều chỉnh vùng hiển thị của màn hình LCD lên, xuống, sang phải hay sang trái, trong khi công việc này phải thường xuyên thực hiện ở màn hình CRT. Ngoài ra, nhiều màn hình LCD còn cung cấp một nút nhấn hay chế độ giúp tự động điều chỉnh và định vị hình ảnh trên màn hình. Cuối cùng, màn hình LCD ít đòi hỏi điều chỉnh màu sắc hay độ tương phản khi đã được thiết lập đúng ở độ phân giải thực.
Dưới đây là các thông số cài đặt thường thấy trên hầu hết các màn hình LCD và cách điều chỉnh chúng. Bạn nên lưu ý, tên gọi của các thông số này có thể khác nhau tùy vào model và hãng sản xuất.
Độ sáng và độ tương phản: Kiểm soát độ sáng của đèn nền màn hình. Màn hình LCD thường có độ sáng cao hơn so với CRT, do vậy việc tăng độ sáng thường không cần thiết. Điều chỉnh độ tương phản là làm tối đa mức độ sắc thái màu xám có thể thấy được và màn hình LCD thường bị mất chi tiết hình hiển thị ở mức tối cuối cùng. Bạn có thể tham khảo biểu đồ màu xám trong chương trình Display Mate (, ID: 51554) để biết các điều chỉnh độ tương phản cho hợp lý.
Tông màu: Hầu hết các loại màn hình đều hỗ trợ ít nhất ba tông màu (hoặc sắc độ) để thích hợp với các điều kiện sáng khác nhau. Các giá trị cài đặt này có thể được ký hiệu là Mode 1, Mode 2 và Mode 3, hoặc High, Medium và Low.
Thông tin: Cài đặt này có trong một số màn hình LCD để cung cấp cho người dùng biết độ phân giải hiện tại, cũng như số giờ màn hình này đã hoạt động và số giờ mà đèn nền đã sáng – các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi mua màn hình LCD đã qua sử dụng.
Các vị trí ngang và dọc: Những cài đặt này cho phép bạn canh giữa hình ảnh trên màn hình một cách thủ công. Tuy nhiên, hầu hết các màn hình LCD đều trang bị một nút nhấn hay các cài đặt sẵn giúp tự động thiết lập các vị trí hiển thị trên màn hình.
Xung điểm ảnh và xung pha: Hai trị số cài đặt này còn được biết với tên "coarse"/"fine-tune" (tinh chỉnh). Nếu đang dùng kết nối VGA analog, bạn nên điều chỉnh thủ công các thông số này hơn là phụ thuộc vào tính năng chuyển đổi tự động, để khắc phục tình trạng "điểm ảnh trôi" (swimming pixel).
Ngoài ra, kỹ thuật làm rõ phông chữ ClearType của Windows XP sẽ làm sắc nét văn bản trên màn hình LCD. Chọn nhãn Appearance trong hộp thoại Display Properties, chọn Effects, đánh dấu mục Use following methods to smooth screen fonts, và chọn ClearType từ trong trình đơn thả xuống (Hình 3). Để có nhiều khả năng điều chỉnh ClearType hơn, bạn hãy thử sử dụng tiện ích ClearType Tuner PowerToy của Microsoft (find.pcworld.com/52002).
DirectX là công nghệ Windows có thể nâng cao chất lượng đồ họa và âm thanh. Để biết mình sử dụng phiên bản mới nhất chưa (hiện nay là DirextX 9.0c, tải về tại find.pcworld.com/51546), bạn hãy sử dụng DirectX Diagnostic Tool. Nhấn Start.Run, gõ vào lệnh dxdiag, ấn , và tìm phiên bản DirextX đang sử dụng ở nhãn System (Hình 4).
Kết nối kỹ thuật số DVI cho hình ảnh đẹp hơn so với kết nối VGA analog của màn hình CRT. Nếu màn hình LCD hỗ trợ DVI nhưng card đồ họa của máy tính chỉ hỗ trợ cổng VGA, bạn nên tính đến việc nâng cấp; hiện nay card đồ họa hỗ trợ kết nối DVI có giá dưới 50USD. Nếu hình ảnh được hiển thị quá tối ngay cả khi đã thiết lập độ sáng ở mức cao nhất, hãy tiến hành chỉnh thông số gamma trong hộp thoại Display Properties của Windows.