
Ngủ 10 tiếng/ngày có tốt không?
Em đang là học sinh lớp 12, bình thường em ngủ rất nhiều khoảng 10 tiếng một ngày. Ngủ nhiều như vậy có tốt không? Xin cho em lời khuyên.

Chào bạn! Theo khoa học chứng minh thì 1 ngày ngủ đủ 8 tiếng là đảm bảo nhất cho sức khỏe đấy. Do đó việc ngủ nhiều hay ngủ thiếu giấc đều không tốt.
Một nghiên cứu có quy mô lớn nhất trên toàn liên bang gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ngủ không điều độ với một vòng ba quá khổ. Kết quả cho biết những người ngủ ít hơn 6h hay nhiều hơn 9h trong một đêm dễ bị béo phì. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc ngủ không sâu (light sleeper) với tỉ lệ hút thuốc cao, ít vận động thể chất, và sử dụng nhiều đồ uống có cồn.
Tiến sĩ John Kramer, bác sĩ ở Colorado và là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ về Y học của giấc, cho biết yếu tố cân nặng được đưa vào trong hàng lọat các nghiên cứu và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng béo phì và những vấn đề về sức khoẻ xảy ra ở những người không có giấc ngủ hợp lí. Ông Kramer nói thêm “Tất cả những dữ liệu thu thập được đều cho thấy những người ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều không tốt.”
Kết quả nghiên cứu được công bố hôm thứ 4 vừa qua dựa trên cuộc khảo sát trực tiếp 87.000 người dân Mỹ trưởng thành từ năm 2004 đến 2006 được tiến hành bởi Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia, một bộ phận của Các Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, Charlotte Schoenborn, cho biết những cuộc khảo sát này không thể chứng minh được quan hệ nhân - quả, vì, ví dụ như không rõ ràng liệu là việc hút thuốc gây mất ngủ, hay việc mất ngủ tăng hút thuốc. Đồng thời, nó cũng không tính được khả năng ảnh hưởng của những nhân tố khác, ví dụ như trầm cảm, có thể gây ra việc ăn vô độ, hút thuốc, mất ngủ, và các vấn đề sức khoẻ khác.
Tỉ lệ hút thuốc cao nhất xảy ra đối với những người ngủ ít hơn 6 tiếng, 31% trong số họ thừa nhận đang là người nghiện thuốc. Với những người ngủ 9 tiếng hay nhiều hơn cũng là những người béo phì với tỉ lệ người hút thuốc là 26%.
Tỉ lệ người hút thuốc trên toàn nước Mĩ khoảng 21 %, tuy nhiên trong nghiên cứu này, với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng thì tỉ lệ hút thuốc thấp hơn và ở mức 18%.
Mặc dù không rõ ràng như trên, kết quả cũng tương tự đối với bệnh béo phì: khoảng 33% những người ngủ ít hơn 6 tiếng và 26 % những người ngủ 9 tiếng hoặc hơn bị béo phì . Những người ngủ ở mức bình thường nằm trong nhóm mảnh mai nhất và có tỉ lệ bị béo phì là 21% .
Với những người uống rượu, thì người ngủ ít nhất sẽ là người uống rượu nhiều nhất. Tuy nhiên với những người uống rượu thì tình trạng béo phì ở người ngủ từ 7 đến 8 tiếng với những người ngủ hơn 9 tiếng là như nhau.
Dựa trên thước đo khác, gần ½ người ngủ nhiều hơn 9 tiếng một đêm thì lười vận động thể chất trong thời gian nhàn rỗi, điều này thậm chí còn tệ hơn những người ngủ không có giấc ngủ sâu và những người ngủ hợp lí. Nhiều người trong số những người ngủ hơn 9 tiếng mắc những bệnh nguy hiểm làm cho việc tập thể dục gặp khó khăn.
Các nhà chuyên môn cho rằng, phần lớn những người già thuộc nhóm những người ngủ ít, điều đó giải thích tại sao tỉ lệ hoạt động thể chất lại thấp. Nhưng với những người còn trẻ,ngủ ít lại cảm thấy quá mệt mỏi để có thể tập thể dục
Các chuyên gia chỉ ra rằng, căng thẳng hoặc những vấn đề tâm lí là nguyên nhân làm cho một số người không có giấc ngủ sâu.
James Gangwisch,một nhà nghiên cứu về giấc ngủ ở trường đại học Columbia cảnh báo rằng, các cuộc nghiên cứu khác đã cho thấy ngủ không đủ liên quan chặt chẽ đến việc mất cân bằng hoc môn ảnh hưởng đến sự ngon miệng, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao, và huyết áp cao.
Ông Gangwisch, một người không tham gia vào nghiên cứu nói trên, cho rằng “chúng ta đang tiến tới một thời điểm mà người ta có thể bắt đầu đưa ra những lời khuyên về việc ngủ đầy đủ như là một tiêu chuẩn để giảm cân và ngăn ngừa béo phì.”
Nguồn: Yahoo Health

Giấc ngủ rất quan trọng, nó không những giúp bạn hồi phục sức khoẻ sau một ngày làm việc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sắc đẹp bền lâu cho bạn, nhất là với làn da. Tuy nhiên, không phải ngủ nhiều là đẹp, mà ngủ phải có khoa học.
Thói quen nằm sấp khi ngủ: Nó sẽ khiến da bạn, nhất là da mặt bị nhăn sớm. vì khi ngủ, mặt bạn sẽ áp sát vào gối, nệm tạo nên những vết hằn trên da. Lâu dần, da bạn sẽ mất dần tính đàn hồi và hình thành nếp nhăn.
Chỉ nên ngủ tám tiếng một ngày: Nếu ngủ ít hơn quầng thâm sẽ xuất hiện, da sẽ khô hoặc nổi mụn. Ngược lại, nếu ngủ nhiều hơn, mí mắt sẽ sưng bụp, mỡ sẽ tích tụ dưới gò má khiến gương mặt như bị sưng.
Không nên: Dùng trà, cà phê, vitamin C, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích trước khi ngủ. Một số người khó ngủ nên uống chút rượu trước khi ngủ. Đây là nguyên nhân khiến khuôn mặt và mí mắt bị phù vào sáng hôm sau.
Chải tóc trước khi ngủ: Rất có lợi vì đỉnh đầu có nhiều huyệt đạo. Chải đầu sẽ giúp da đầu được massage nhẹ nhàng, máu lưu thông, da dẻ hồng hào, giảm rụng tóc. Tuy nhiên, cần chải đều tay. Không giật, bứt tóc. Tuyệt đối, không để tóc ướt khi đi ngủ vì tóc sẽ không theo một nếp nào hoặc gẫy rối khi thức dây. Hơn nữa, điều này dễ làm phát sinh nấm gây gàu, ngứa, tóc yếu và rụng.
Đừng quên tẩy trang kỹ khi đi ngủ: Mỹ phẩm sau một thời gian trên da mặt sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển, bụi bẩn bám vào gây bít lỗ chân lông. Một số mỹ phẩm có chì và a-xít có thể bào mòn và gây kích ứng da...Do đó, cần chú ý tẩy trang sạch sẽ, dưỡng ẩm trước khi ngủ để da được "thở". Không nên thoa son khi đi ngủ để tránh nguy cơ môi bị thâm, dù là son nhạt.
Ngâm chân với nước ấm: Thoa kem dưỡng và mang tất khi ngủ giúp da chân hồng hào, mịn màng và không bị khô nứt.
Không nên mặc áo lót khi ngủ: Chúng không những khiến tim bạn bị ép và có nguy cơ gặp ác mộng mà còn thắt chặt vùng lưng và ngực, ức chế sự phát triển tự nhiên của ngực.