VicoTas
Câu hỏi
avatar khangvip
30/05/2013 08:54

Những điều cần biết khi trẻ mắc bệnh táo bón?

Xin tư vấn giúp tôi về bệnh táo bón ở trẻ em với?Phải làm gì khi bệnh nặng?

Danh sách câu trả lời (1)
Phương pebuon_8x 30/05/2013 08:54
Táo bón ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng. Táo bón là trường hợp trẻ đi ngoài với đặc điểm là số lượng phân rất ít hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ.

Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu

Số lần đi ngoài hàng ngày khác nhau theo lứa tuổi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi: 2-3 lần/ngày (nếu trẻ đi 1 lần/ngày nhưng phân vẫn mềm, dẻo và khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là bị táo bón). Đối với trẻ lớn hơn đi ngoài 1 lần/ngày là bình thường (có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón).

Xét về nguyên nhân gây bệnh cũng cần chia trẻ em ra thành hai độ tuổi là trẻ còn bú và trẻ lớn.

Đối với trẻ còn bú, có hai loại táo bón: Táo bón đột xuất và táo bón thường xuyên. Táo bón đột xuất là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh như tắc ruột, lồng ruột, viêm màng não... Còn đối với táo bón thường xuyên nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn và uống không hợp lý.

Ở trẻ còn bú, có thể do trẻ thiếu ăn, hoặc mẹ của trẻ bị táo bón. Trẻ bú sữa bò, đặc biệt là những loại sữa có độ ngọt nhiều cũng dễ gây táo bón nếu trong sữa không bổ sung chất xơ như sữa đặc có đường hay một số sữa không chứa chất xơ có bán trên thị trường. Nếu thời tiết nóng nực, trẻ cần uống đủ nước, nếu uống quá ít nước sẽ tăng khả năng bị táo bón.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng được xem xét như: Giảm trương lực ruột do bị còi xương, suy dinh dưỡng, liệt cơ bụng, bị tật bẩm sinh gây táo bón sớm, bắt đầu từ ngay sau đẻ, thường kéo dài hàng tháng và hay bị nứt hậu môn...

Đối với trẻ lớn, yếu tố tinh thần là nguyên nhân chính. Khi đi vệ sinh một số trẻ thường sợ bẩn, sợ thối, nên thường không chịu đi, hoặc đi dối, lâu ngày sẽ bị táo bón. Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống ít nước, hay trẻ không chịu ăn rau và quả chín nên lượng chất xơ hàng ngày ít. Trường hợp trẻ uống nhiều kháng sinh cũng dễ gây táo bón.

Bệnh nặng cần “thụt tháo”

Để phòng chống táo bón cho trẻ, đầu tiên cần điều chỉnh chế độ ăn không hợp lý cũ. Chế độ thay thế có thể sử dụng như sau: Cho trẻ ăn và uống đủ, tập thói quen và tăng cường cho trẻ ăn thêm rau và quả chín. Các loại rau giúp nhuận tràng: Rau khoai lang, mồng tơi, rau dền hay củ khoai lang giúp trẻ đi ngoài rất tốt.

Các loại quả chín giúp trẻ chống táo bón: đu đủ chín, cam, xoài, nho, thanh long, bưởi, quýt (nhớ ăn cả xơ múi và xơ). Không nên cho trẻ ăn cà rốt, chuối tiêu chín, hồng xiêm, táo. Nếu trẻ dùng sữa bột hàng ngày: Nên lựa chọn các loại sữa bột trong thành phần có tăng cường chất xơ (tiếng Anh là fibre) chống táo bón. Nếu mẹ bị táo bón mà cho con bú thì trước tiên mẹ phải được điều trị táo bón.

Cần cho trẻ thường xuyên vận động ngoài trời và tập thói quen đi ngoài hằng ngày theo khoảng thời gian nhất định. Không nên cho trẻ ngồi bô hay hố xí quá lâu. Thường xuyên xoa bóp bụng cho trẻ: Xoa bụng của trẻ từ phải sang trái 3-4 lần trong ngày, vào khoảng thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.

Khi trẻ bị táo bón nặng, dùng các biện pháp trên không có kết quả, biện pháp hữu hiệu nhất là thụt tháo, dùng nước ấm có pha Glyxerin 30-100ml (trẻ dưới 1 tuổi) và 100-250ml (trẻ trên 1 tuổi).
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Tư vấn về hạ lipid máu?

Đăng lúc: 08:54 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm hiểu về bệnh viêm ruột thừa?

Đăng lúc: 08:54 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xơ gan có làm hại đến não và tim?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những lầm tưởng thường gặp về đau dạ dày?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm hiểu về bệnh mụn giộp?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm hiểu về bệnh kín(Chlamydia)?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh thủy đậu và những vấn đề cần lưu ý?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

dang duc thang Tìm hiểu về trà giảm béo?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

MrTien Khi nào trẻ con bị cho là béo phì?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm hiểu bệnh tâm thần?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bí quyết chống lại bệnh Alzheimer?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm hiểu về phương pháp mới chặn sự phát triển của virus HIV?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chế độ ăn thế nào để giúp sáng mắt?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cái gì nuôi dưỡng những tế bào ung thư?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh Cúm có gây biến chứng không?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phương pháp đốt điện sinh lý là gì?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Manh Linh Sốt có nên truyền dịch không?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto U buồng trứng có gây ung thư không, tôi lo quá?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có phương pháp nào mổ trĩ không đau không?

Đăng lúc: 08:53 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh ngoài da ở vùng kín nam giới

Đăng lúc: 08:52 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip