Câu hỏi

05/02/2014 15:39
Những điều nên và không nên khi thôi việc
Danh sách câu trả lời (1)

Hơn thế nữa, đó là cả một nghệ thuật ứng xử, thôi việc cũng đòi hỏi quá trình chuẩn bị, sự chuyên nghiệp và khéo léo giống như khi bạn tìm việc. Dù ra đi vì bất cứ lý do gì bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý khi bạn đang có ý định thôi việc.
Nên
1. Cân nhắc kĩ trước khi gửi đơn
Nhiều người không giữ được bí mật và thường kể cho đồng nghiệp chuyện bạn đang tìm một công việc khác, nhưng bạn đừng bao giờ làm vậy. Thường thì các công ty yêu cầu nhân viên muốn thôi việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng. Vậy nên, trước khi gửi đơn bạn nên chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra như: Bạn đã giải quyết xong những công việc còn tồn đọng và bạn có thể tìm được việc mới ngay khi rời công ty hay không?
2. Lưu ý đến thời điểm ra đi
Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.

Hình minh họa.
3. Trao đổi trực tiếp với những cá nhân có liên quan
Đừng quên là việc bạn chuyển việc có thể ảnh hưởng tới nhiều người khác. Khi có thể, bạn nên trao đổi trực tiếp với từng người có thể bị ảnh hưởng về việc bạn không còn làm ở công ty hiện tại. Chỉ cần một bức email gửi cho tất cả những người này là có thể xong việc, nhưng một cuộc nói chuyện riêng tư, có thể qua điện thoại, email, chat, hoặc trực tiếp sẽ được đánh giá cao hơn. Cách này sẽ giúp bạn tránh được những cảm giác tiêu cực của người khác và sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ sau khi đã đi.
4. Tiếp tục giữ các mối quan hệ
Dù đã xin thôi việc ở công ty cũ bạn cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn có thể gửi tin nhắn hay gửi lẵng hoa chúc mừng sinh nhật sếp cũ hay đồng nghiệp cũ, ngày thành lập công ty hay một sự kiện nào đó diễn ra thành công. Như thế, bạn sẽ không bao giờ lo phải hối tiếc về sau.
5. Xem xét vấn đề bảo hiểm y tế
Bạn cần hoàn thành các thủ tục cắt chuyển bảo hiểm của mình từ công ty cũ sang công ty mới để các chế độ này không bị gián đoạn, gây thiệt thòi cho bạn.
6. Rút ra bài học từ quá khứ và tiến lên phía trước
Đây là một lời khuyên quan trọng cho dù bạn có hay không có trải nghiệm xấu với công việc hiện tại. Một vị trí mới là cơ hội để bạn làm mọi việc theo cách khác. Đó là một sự khởi đầu mới và cơ hội để bạn áp dụng những bài học đã có từ công việc trước để có những bước đi hợp lý hơn trong sự nghiệp.
Không nên
1. Để lại một mớ hỗn độn
Mặc dù bạn rất muốn để lại đống báo cáo chưa hoàn thành và muốn một ai đó khác phải chịu trách nhiệm về chúng, nhưng hành động đó thể hiện sự thiếu tôn trọng công ty. Do đó, sau khi thông báo trước với sếp về việc bạn sắp nghỉ, bạn hãy cố gắng ở mức tốt nhất có thể để hoàn thành nốt công việc còn lại. Bạn cũng nên để lại lời hướng dẫn cho người sẽ thay thế mình về những việc còn dang dở.

Trước khi nghỉ việc, bạn hãy cố gắng ở mức tốt nhất có thể để hoàn thành nốt công việc đang dở dang.
2. Nghỉ ngay lập tức
Có thể bạn muốn tuyên bố hùng hồn “Tôi nghỉ việc!”, rồi đi thẳng ra ngoài, đóng sầm cửa lại. Nhưng cách đó chẳng ích gì, ít nhất là đối với bạn. Việc bạn bỏ đi ra ngoài ngay khi nói lời thôi việc khiến bạn giống như một đứa trẻ và sẽ không tốt cho bạn khi xin thư giới thiệu từ sếp cũ.
Theo phép lịch sự chung, khi bạn muốn nghỉ việc, bạn cần báo trước với sếp ít nhất trước hai tuần để có thời gian tìm người thay thế. Nếu bất khả kháng, bạn có thể báo trước 1 tuần.
3. Nói xấu công ty cũ
Một khi đã nghỉ việc, đừng nói với người khác những người tiêu cực về công ty mà bạn vừa rời đi. Hãy nhớ rằng, chỉ những con người cụ thể có khúc mắc với bạn chứ không phải là cả công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bạn trong những cuộc phỏng vấn xin việc về sau. Nếu bạn nói không tốt về công ty cũ, nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi liệu bạn có làm điều tương tự với họ nếu họ nhận bạn vào làm và bạn bất mãn với công việc.
4. Tận dụng cơ hội đi nghỉ trước khi nghỉ việc
Nếu bạn có kỳ nghỉ ở công ty, đừng đi nghỉ trong thời gian 2 tuần thông báo thôi việc. Trong trường hợp bạn đã xác định trước sẽ thôi việc, hãy đi nghỉ trước khi bạn thông báo thôi việc với sếp.
Cuối cùng, trước khi thôi việc, bạn hãy chắc chắn đó là quyết định đúng đắn. Có nhiều người đã phải trải qua những tình huống tồi tệ ở nơi làm việc cũ, nhưng hầu hết những tình huống như vậy đều có thể vượt qua được, ít nhất cho tới khi bạn tìm được việc mới.
Vì thế, dừng bao giờ thôi việc với thái độ cáu giận. Trước khi thông báo nghỉ việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm mọi thứ có thể nhưng không cải thiện được tình thế. Trên thực tế, một vài thay đổi đơn giản có thể khiến môi trường làm việc của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, tốt nhất là hãy bắt đầu bằng cách cố gắng tạo ra sự thay đổi trước khi đi đến quyết định xin thôi việc.
Cuối cùng, trước khi thôi việc, bạn hãy chắc chắn đó là quyết định đúng đắn. Có nhiều người đã phải trải qua những tình huống tồi tệ ở nơi làm việc cũ, nhưng hầu hết những tình huống như vậy đều có thể vượt qua được, ít nhất cho tới khi bạn tìm được việc mới.
Vì thế, dừng bao giờ thôi việc với thái độ cáu giận. Trước khi thông báo nghỉ việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm mọi thứ có thể nhưng không cải thiện được tình thế. Trên thực tế, một vài thay đổi đơn giản có thể khiến môi trường làm việc của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, tốt nhất là hãy bắt đầu bằng cách cố gắng tạo ra sự thay đổi trước khi đi đến quyết định xin thôi việc.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Sự nghiệp
Rao vặt Siêu Vip