Câu hỏi

30/05/2013 17:38
Những kinh nghiệm để làm tốt bài thi môn toán năm 2009?
Tư vấn cho e?
duongnk
30/05/2013 17:38
Danh sách câu trả lời (1)

Đề thi gồm các bài toán, không có câu hỏi lý thuyết. Khi nhận đề thi, nên đọc kỹ toàn bộ, tự cảm nhận mức độ khó dễ của từng câu. Làm câu dễ trước, câu khó sau. Tuyệt đối không vội làm thật nhanh các câu dễ, dành thời gian cho câu khó vì như thế có thể phần dễ bị sơ xuất, phần khó vẫn không làm được.
Phương châm là: đạt điểm tối đa những câu mà sức mình có thể làm được, sau đó mới “bòn điểm” ở những câu khó. Trình bày bài chi tiết, rõ ràng. Không viết vào tờ giấy thi những câu mà mình chưa định được hướng giải để tránh tình trạng phải gạch bỏ, làm lại.
Nên phân tích, định hướng cách giải trước rồi mới thực hiện trên giấy thi. Kết hợp sử dụng giấy nháp và máy tính nhỏ trong việc thực hiện các tính toán; tránh tẩy xóa. Không nên làm tắt, vì như thế dễ nhầm lẫn và đôi khi bị trừ điểm. Với những bài toán phải chia ra nhiều trường hợp, kết quả rải rác thì cuối bài nên tập hợp các đáp số lại để người chấm dễ theo dõi. Với những câu khó, nếu làm được phần nào thì nên ghi vào trong bài thi phần đó để có thêm điểm.
Các em được chủ động chọn phần riêng trong đề thi tuyển sinh ĐH theo “gu” của mình và nhớ rằng không được làm mỗi phần một ít. Đối với từng thí sinh, phần nâng cao không hẳn là khó hơn phần cơ bản. Vì vậy các em nên đọc kỹ cả hai phần, tự xác định để chọn được đúng phần mà mình dễ làm hơn.
Phương châm là: đạt điểm tối đa những câu mà sức mình có thể làm được, sau đó mới “bòn điểm” ở những câu khó. Trình bày bài chi tiết, rõ ràng. Không viết vào tờ giấy thi những câu mà mình chưa định được hướng giải để tránh tình trạng phải gạch bỏ, làm lại.
Nên phân tích, định hướng cách giải trước rồi mới thực hiện trên giấy thi. Kết hợp sử dụng giấy nháp và máy tính nhỏ trong việc thực hiện các tính toán; tránh tẩy xóa. Không nên làm tắt, vì như thế dễ nhầm lẫn và đôi khi bị trừ điểm. Với những bài toán phải chia ra nhiều trường hợp, kết quả rải rác thì cuối bài nên tập hợp các đáp số lại để người chấm dễ theo dõi. Với những câu khó, nếu làm được phần nào thì nên ghi vào trong bài thi phần đó để có thêm điểm.
Các em được chủ động chọn phần riêng trong đề thi tuyển sinh ĐH theo “gu” của mình và nhớ rằng không được làm mỗi phần một ít. Đối với từng thí sinh, phần nâng cao không hẳn là khó hơn phần cơ bản. Vì vậy các em nên đọc kỹ cả hai phần, tự xác định để chọn được đúng phần mà mình dễ làm hơn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip