Câu hỏi

21/05/2013 13:31
Những tranh chấp trong nội bộ nhân dân được giải quyết như thế nào?
Những tranh chấp trong nội bộ nhân dân được giải quyết như thế nào? Có thể khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước không?
cu0ngd3pz4i
21/05/2013 13:31
Danh sách câu trả lời (1)

Cuộc sống vốn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội như các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, quan hệ láng giềng… đôi khi không thể tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp như các tranh chấp về đất đai, tài sản, tranh chấp về đường đi…
Để chấm dứt những mâu thuẫn, đem lại sự yên ấm, hạnh phúc cho mỗi gia đình, theo quy định của pháp luật, ở cấp cơ sở có các Tổ hòa giải, các tổ chức quần chúng sẽ tham gia giúp đỡ các bên hòa giải với nhau, tự giải quyết tranh chấp của mình theo quy định của pháp luật.
Do là tranh chấp giữa các cá nhân nên các bên không thể khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước để yêu cầu giải quyết. Nhưng với trách nhiệm quản lý toàn diện tình hình kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở, ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đứng ra giải quyết những vụ việc thuộc phạm vi quản lý của mình nếu như Tổ hòa giải và các tổ chức quần chúng đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, các bên không tự giải quyết được tranh chấp và vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khi giải quyết, ủy ban nhân dân cấp xã có thể ban hành một quyết định hành chính và chính quyết định hành chính này có thể bị một trong các bên tranh chấp khiếu nại, nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết đó là chưa thỏa đáng. Khi đó, sự việc sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai 2003. Ngoài ra, Điều 3 Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định: “Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở”.
Để chấm dứt những mâu thuẫn, đem lại sự yên ấm, hạnh phúc cho mỗi gia đình, theo quy định của pháp luật, ở cấp cơ sở có các Tổ hòa giải, các tổ chức quần chúng sẽ tham gia giúp đỡ các bên hòa giải với nhau, tự giải quyết tranh chấp của mình theo quy định của pháp luật.
Do là tranh chấp giữa các cá nhân nên các bên không thể khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước để yêu cầu giải quyết. Nhưng với trách nhiệm quản lý toàn diện tình hình kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở, ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đứng ra giải quyết những vụ việc thuộc phạm vi quản lý của mình nếu như Tổ hòa giải và các tổ chức quần chúng đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, các bên không tự giải quyết được tranh chấp và vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khi giải quyết, ủy ban nhân dân cấp xã có thể ban hành một quyết định hành chính và chính quyết định hành chính này có thể bị một trong các bên tranh chấp khiếu nại, nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết đó là chưa thỏa đáng. Khi đó, sự việc sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai 2003. Ngoài ra, Điều 3 Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định: “Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở”.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip