Câu hỏi

20/05/2013 21:23
Nước giàu thiếu nước như nào?
Danh sách câu trả lời (1)

Nước sạch từ lâu chỉ được coi là vấn đề của những nước nghèo, nay lại có nguy cơ gia tăng ở các quốc gia giàu có nhất thế giới, cảnh báo từ WWF.
Tại Châu Âu, các nước ở khu vực Đại Tây Dương đang phải chịu đựng những cơn hạn hán, trong khi nguồn nước tập trung cho du lịch và nông nghiệp đang đe dọa nguồn nước ngọt của khu vực Địa Trung Hải; tại Úc, lục địa khô nhất thế giới, độ mặn của nước là mối đe dọa lớn đến một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp của khu vực này.
Còn tại Nhật Bản, dù có lượng mưa cao nhưng ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt đang là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng; trong khi tại Mỹ, một số khu vực rộng lớn đã và đang sử dụng nhiều nước hơn những gì mà nguồn nước tự nhiên có thể cung cấp được. Tình hình này sẽ càng trở nên trầm trọng khi tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến lượng mưa thấp hơn, nước bốc hơi nhiều hơn và làm thay đổi hình thức tan băng.
Một số thành phố khan hiếm nước nhất thế giới như Houston và Sydney đang sử dụng nhiều nước ngọt hơn khả năng cung cấp; tại London, sự rò rỉ và thất thoát nước mỗi ngày ước tính bằng với lượng nước cung cấp cho 300 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, do hệ thống đường ống dẫn nước đã quá cũ...
Đó là những thông tin trong bản báo cáo mới đây của Tổ chức Bảo tồn Toàn cầu mang tên Những nước giàu thiếu nước. Theo đó, sự thay đổi khí hậu, khô hạn và mất đi các khu đất ngập nước để dự trữ nước cùng với sự đầu tư nghèo nàn cho cơ sở hạ tầng của hệ thống nước và quản lý yếu kém nguồn nước đang khiến cho cuộc khủng hoảng này thực sự là vấn đề của toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tại các quốc gia giàu đã minh chứng rằng sự giàu có và cơ sở hạ tầng không thể bảo đảm có thể chống lại được với sự khan hiếm, ô nhiễm, khí hậu thay đổi và hạn hán. Rõ ràng, đến giờ vẫn chưa có các biện pháp thay thế nào để bảo vệ các dòng sông và khu vực đất ngập nước, và hồi phục các vùng đồng bằng ngập lũ.
Ông Jamie Pittick, Giám đốc Chương trình Nước ngọt Toàn cầu của Quỹ Thiên nhiên Thế giới WWF (World Wild Fund) nhấn mạnh: ''Nền kinh tế giàu không có nghĩa là có nhiều nước ngọt. việc khan hiếm và ô nhiễm đang ngày càng gia tăng và trách nhiệm tìm ra những giải pháp thuộc về các quốc gia cả giàu lẫn nghèo”.
Cũng theo ông Jamie Pittick, tuần lễ Nước sạch Thế giới đang tới gần (20-26/8), các quốc gia hãy quay trở về bảo về thiên nhiên, vì đó chính là nguồn cung cấp nước ngọt. Chính phủ các nước cần phải đưa ra các giải pháp cho cả nước giàu và nghèo trong đó có việc sửa chữa lại hạ tầng cơ sở đã quá cũ, giảm các chất ô nhiễm và thay đổi các hình thức tưới tiêu trong việc trồng hoa màu.
Kiều Minh
Tại Châu Âu, các nước ở khu vực Đại Tây Dương đang phải chịu đựng những cơn hạn hán, trong khi nguồn nước tập trung cho du lịch và nông nghiệp đang đe dọa nguồn nước ngọt của khu vực Địa Trung Hải; tại Úc, lục địa khô nhất thế giới, độ mặn của nước là mối đe dọa lớn đến một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp của khu vực này.
Còn tại Nhật Bản, dù có lượng mưa cao nhưng ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt đang là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng; trong khi tại Mỹ, một số khu vực rộng lớn đã và đang sử dụng nhiều nước hơn những gì mà nguồn nước tự nhiên có thể cung cấp được. Tình hình này sẽ càng trở nên trầm trọng khi tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến lượng mưa thấp hơn, nước bốc hơi nhiều hơn và làm thay đổi hình thức tan băng.
Một số thành phố khan hiếm nước nhất thế giới như Houston và Sydney đang sử dụng nhiều nước ngọt hơn khả năng cung cấp; tại London, sự rò rỉ và thất thoát nước mỗi ngày ước tính bằng với lượng nước cung cấp cho 300 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, do hệ thống đường ống dẫn nước đã quá cũ...
Đó là những thông tin trong bản báo cáo mới đây của Tổ chức Bảo tồn Toàn cầu mang tên Những nước giàu thiếu nước. Theo đó, sự thay đổi khí hậu, khô hạn và mất đi các khu đất ngập nước để dự trữ nước cùng với sự đầu tư nghèo nàn cho cơ sở hạ tầng của hệ thống nước và quản lý yếu kém nguồn nước đang khiến cho cuộc khủng hoảng này thực sự là vấn đề của toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tại các quốc gia giàu đã minh chứng rằng sự giàu có và cơ sở hạ tầng không thể bảo đảm có thể chống lại được với sự khan hiếm, ô nhiễm, khí hậu thay đổi và hạn hán. Rõ ràng, đến giờ vẫn chưa có các biện pháp thay thế nào để bảo vệ các dòng sông và khu vực đất ngập nước, và hồi phục các vùng đồng bằng ngập lũ.
Ông Jamie Pittick, Giám đốc Chương trình Nước ngọt Toàn cầu của Quỹ Thiên nhiên Thế giới WWF (World Wild Fund) nhấn mạnh: ''Nền kinh tế giàu không có nghĩa là có nhiều nước ngọt. việc khan hiếm và ô nhiễm đang ngày càng gia tăng và trách nhiệm tìm ra những giải pháp thuộc về các quốc gia cả giàu lẫn nghèo”.
Cũng theo ông Jamie Pittick, tuần lễ Nước sạch Thế giới đang tới gần (20-26/8), các quốc gia hãy quay trở về bảo về thiên nhiên, vì đó chính là nguồn cung cấp nước ngọt. Chính phủ các nước cần phải đưa ra các giải pháp cho cả nước giàu và nghèo trong đó có việc sửa chữa lại hạ tầng cơ sở đã quá cũ, giảm các chất ô nhiễm và thay đổi các hình thức tưới tiêu trong việc trồng hoa màu.
Kiều Minh
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
Rao vặt Siêu Vip