VicoTas
Câu hỏi
avatar bombeo113
20/05/2013 22:39

Ở đầu Ô chợ dừa có một khu đất được khoanh lại, và được thống báo là tìm thấy di tích lịch sử ?

Di tích đó là gì vậy, cách đây bao nhiêu năm nhỉ ?

Danh sách câu trả lời (1)
Nguyễn Văn Siêu xmen2010 20/05/2013 22:39
Bạn đọc tin này nha.

GS Nguyễn Văn Hảo
Đến nay, những vết tích kiến trúc được phát lộ ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội) - mà nhiều người cho là đàn Xã Tắc - đã được lấp cát, nhưng câu chuyện vẫn chưa chấm dứt. Đang có nhiều phương án bảo tồn di tích này, thậm chí dự kiến chi tới hàng trăm tỉ đồng để phục dựng đàn Xã Tắc, trong khi đàn Xã Tắc hình thù như thế nào thì vẫn còn là chuyện mơ hồ. Chúng tôi đã trò chuyện với giáo sư (GS) Nguyễn Văn Hảo, nguyên Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học - là người khẳng định: "Đây không phải là đàn Xã Tắc !".

* Có rất nhiều ý kiến khác nhau về đàn Xã Tắc. Vậy theo GS, đàn Xã Tắc là cái gì và kiến trúc của nó có gì độc đáo không?

- Đàn Xã Tắc là một loại đàn tế. Đây là nơi mà hằng năm vua đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc. Theo sách Bạch hổ thông - xã tắc của thời Hán: "Vua phải có đàn xã tắc để cầu phúc và báo công với thiên hạ. Con người không có đất không ở vào đâu được, không có lương thực thì không có cái để ăn. Đất đai lại quá sâu rộng, không thể đi tế lễ khắp nơi, ngũ cốc cũng quá nhiều, không thể tế lễ từng loại, do vậy phải chọn đất để lập xã tôn kính đất đai.

Tắc là tên gọi một loại nông sản lương thực (có sách gọi là cốc tử: túc - thóc) đứng đầu trong hàng trăm loại lương thực, phải lập tắc để tế lễ". Thời xưa người ta coi thần đất và những nơi tế lễ thần là xã. Xã tắc còn được dùng để gọi thay cho quốc gia. Đàn Xã Tắc lập ở chỗ nào có quy định rõ ràng. Theo sách Lễ ký, tế nghĩa thì đàn Xã Tắc phải lập ở bên hữu (phía tây thành), còn nơi thờ tổ tông của vua phải lập ở bên tả (phía đông thành).


Khu vực mà nhiều người cho là đàn Xã Tắc (x) hiện đã được lấp cát
Về kiến trúc, đàn Xã Tắc cũng như các loại đàn khác là một cái bệ cao đắp bằng đất và phải là loại đất sạch được huy động từ nhiều nơi trong nước mang về để đắp. Đàn được đắp thành bệ hình vuông, nhiều tầng, không có mái che. Ví dụ đàn Xã Tắc thời Minh ở Thiên An Môn (Bắc Kinh - Trung Quốc) cao tới ba tầng; đàn Xã Tắc thời Nguyễn xây vào thời Gia Long năm thứ 2 ở xã Hữu Niên nằm bên hữu trong kinh thành có hai tầng (theo Đại Nam nhất thống chí). Và một quy định quan trọng nữa là trên bề mặt của đàn Xã Tắc phủ đất 5 màu (giữa là màu vàng, phía đông màu xanh, phía tây màu trắng, phía nam màu đỏ, phía bắc màu đen) tượng trưng cho ngũ hành.

* Như vậy đàn Xã Tắc không phải là của riêng Việt Nam?

- Đúng vậy. Trong sách vở từ thời Hán đã nói rõ đàn Xã Tắc là quy định của các triều đại Trung Quốc. Vua quan ta đã tiếp nhận và cũng theo đó mà làm, không có gì khác cả. Không cứ gì triều đình có đàn Xã Tắc mà ngay ở các tỉnh cũng có!

* Vì sao GS lại khẳng định những vết tích kiến trúc được phát lộ ở khu vực Ô Chợ Dừa không phải là đàn Xã Tắc như khẳng định của những người khai quật?

- Tất cả những dấu vết kiến trúc trong khu vực khai quật này không có một đặc điểm nào của đàn Xã Tắc cả. Ngoài vài lối đi được lát gạch, còn chủ yếu là 4 cái nền nhỏ lát gạch, thuộc 2 thời kỳ khác nhau. Trên bề mặt xây dựng thời Lý đã làm lộ ra một nền hình vuông (rộng 5m2), lát 25 viên gạch. Đè trên bề mặt xây dựng thời Lý này là bề mặt xây dựng thời Lê, cũng đã làm lộ ra 3 cái nền ở gần nhau: 1 nền hình vuông (rộng gần 7m2), 1 nền chưa làm lộ hết (rộng gần 5m2), 1 nền hình chữ nhật (rộng trên 15m2). Cũng như nền thuộc thời Lý, 3 cái nền thuộc thời Lê không phải là bề mặt của đàn Xã Tắc.

Vì bề mặt của đàn Xã Tắc phải là một gò đất cao đắp bằng đất. Các nền này lại được lát gạch, mà không phải là đất 5 màu, diện tích của mỗi cái nền quá nhỏ so với đàn Xã Tắc, và trong cùng một mặt bằng xây dựng của một thời kỳ (thời Lê) lại có tới 3 cái đàn Xã Tắc liền kề nhau thì thật là vô lý! Hơn nữa, tôi thấy những người khai quật ở đây mới chỉ mô tả hiện tượng như đã nhìn thấy, rồi nói đó là đàn Xã Tắc, hoặc trung tâm đàn Xã Tắc, thì không thuyết phục.

* Vậy theo GS đây là cái gì và đàn Xã Tắc ở đâu?

- Theo tôi đây chỉ là dấu vết kiến trúc nào đó có niên đại thời Lý... Còn muốn biết đàn Xã Tắc ở đâu, thì phải đi tìm. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì đàn Xã Tắc thời Lý được lập "ở ngoài cửa Trường Quảng". Cửa Trường Quảng ở đâu thì đến nay chưa rõ! Còn theo Đại Nam nhất thống chí thì đàn Xã Tắc thời Lý được lập "ở địa phận huyện Vĩnh Thuận về phía tây nam tỉnh thành, đắp từ năm Lý Thiên Cảm, Thánh Vũ thứ 5 (1048) nay còn nền cũ ở Thịnh Hào".

Các sách tuy nói khác nhau nhưng đều cho rằng đàn Xã Tắc thời Lý đã được dựng trong khu vực phía tây thành như quy định của thần vị. Mà khu vực này quá rộng, có nhiều kiến trúc khác nhau thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Do vậy, khi một dấu vết kiến trúc nào đó có niên đại thời Lý được làm lộ trong một điểm nhỏ cụ thể, xét đặc điểm kiến trúc không mảy may mang đặc trưng gì của đàn Xã Tắc, mà đã kết luận là đàn Xã Tắc thì không đúng ! Tôi nghĩ đàn Xã Tắc vẫn còn ở đâu đây trong khu vực phía "tây nam tỉnh thành" này.

* Hiện nay các hố khai quật đã được lấp cát trả lại mặt bằng và "con đường đắt nhất hành tinh" không phải kéo dài thời gian thi công. GS chứng minh các di tích kiến trúc này không phải là đàn Xã Tắc để làm gì?

- Đúng là các hố khai quật đã được lấp cát để trả lại mặt bằng cho con đường, nhưng lúc này đây lại là vấn đề "hậu" đàn Xã Tắc vì đang có phương án chi tới hàng trăm tỉ đồng tôn vinh di tích này. Như tôi đã nói ở trên, những di tích kiến trúc được phát lộ ở đây không phải là đàn Xã Tắc và cũng chưa được coi là những công trình phụ trợ của đàn Xã Tắc (đàn tế).

Do vậy, nếu để tôn vinh, kỷ niệm khu vực lịch sử này - khu vực có đàn Xã Tắc thời Lý, từ lâu nó đã được mệnh danh là phường Xã Đàn, thì nên dựng một tấm bia trong phường Xã Đàn với nội dung như đã ghi trong sử sách là hợp lý, còn làm khác thì chỉ là sự lãng phí tiền của nhà nước.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Đồ cổ
nophoto Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?

Đăng lúc: 22:39 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

vietnamconnection Em cần người hổ trợ đọc chữ cổ, em phải liên lạc ở đâu? bác nào biết giúp em với!!!

Đăng lúc: 22:39 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Giúp mình tìm niên đại của cái chuông cổ?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

Hoài Nam (Nam Tước) Giám định tuổi của món đồ cổ ?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Ai cho em bít cái này là cái gì được không? Xác định luôn niên đại của nó hộ cái!

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

Mạnh Linh Ai biết về đồng hồ ODO MONTAGE ALFANA GARANTI tư vấn cho tôi?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Các bác cho e hỏi 2 món đồ này của thời vua nào ?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

Link Tôi có 1 cổ vật thời Đông Sơn...nhờ những ngừoi có kinh nghiệm định giá trí cổ vật giúp tôi

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Cho hỏi bình trà men có niên đại bao nhiêu???

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Làm sao phân biệt cổ vật?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Cái này giá khoảng bao nhiêu?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Làm thế nào để phân biệt cổ vật bằng đồng?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Có ai biết giá gì về đồng 2 usd này ko ? và giá trị của nó ?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Cần ace đánh giá CON LÂN thời cổ đại

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Xin hỏi mọi người đây có phải là đồ cổ không và nó khoảng ở thời kì nào?

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Nêu cảm nghĩ của em qua bài hịch tướng sĩ của trần quốc tuấn (khoang 10 - 15 dòng

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

nophoto Ngà voi cổ

Đăng lúc: 22:38 - 20/05/2013 trong Đồ cổ

Rao vặt Siêu Vip