Câu hỏi

20/05/2013 21:11
Ở nước ta có bao nhiêu loài chuột sinh sống.
Ở nước ta có bao nhiêu loài chuột sinh sống. Sau một năm mỗi đôi chuột có thể sinh ra bao nhiêu con chuột khác? Có cách gì mới để kịp thời ngăn nạn chuột phá hại mùa màng hay không?
kaiba000
20/05/2013 21:11
Danh sách câu trả lời (1)

- Theo giáo sư Đào Văn Tiến thì ở nước ta có tất cả 10 loài chuột chính: chuột đồng lớn (Rattus Hosaensis), chuột nhà (Rflav.Flavipectus), chuột đàn (Rflav.Molliculus), chuột khuy (R.Rattuss-ladeni), chuột đồng nhỏ (R.Losca), chuột bóng (R.Nitidus), chuột cống (R.Norvegicus), chuột Giéc-me (R.ranus germaini), chuột nhắt (R.Exulans), chuột đồng (R.Argentiventer).
Chuột sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng. Chẳng hạn một đôi chuột cống có thể sau một năm sinh ra một đàn con, cháu, chắt đông đến 800 con, sau 3 năm nếu không bị hạn chế sẽ có thể sinh ra 20 triệu con. Một con chuột sau một năm có thể ăn hết 20kg lương thực. Chuột có thể phá hoại hết một phần ba ruộng lúa một cách nhanh chóng. Không nên dùng bả hóa học để diệt chuột vì có thể gây chết chó mèo và cả người nữa. Cũng không nên bẫy bằng điện 220V vì gây chết người dễ như chơi. Chỉ có thể dùng các biện pháp bắt chuột, bẫy chuột hoặc dùng các loại bả sinh học hoàn toàn vô hại với người và các sinh vật khác. Gần đây Trung Quốc làm ra \"mèo điện\". Đó là một bẫy điện thế chỉ đủ giết chuột chứ không đủ gây tác hại đến các sinh vật khác. Loại bẫy này đang được thử nghiệm, khi nào có kết luận chúng tôi sẽ thông báo sau. Khó khăn lớn hiện nay là làm cách nào để \"mèo điện\" ở ngoài cánh đồng mà không bị mất trộm.
* Ngày nay các loại gỗ quý hiếm dùng để đóng đồ dùng trong nhà phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang bị cạn kiệt một cách nhanh chóng. Bọn lâm tặc thấy lợi nhuận ngày càng cao nên rất liều lĩnh tấn công lực lượng kiểm lâm (cả bằng vũ khí lẫn tiền bạc). Giáo sư có suy nghĩ gì trước thực trạng này? Có thể trồng loại cây gì cho gỗ tốt mà lại sinh trưởng nhanh hơn các loại gỗ quý hiện có? (Hoàng Trung Hòa - Ea Kao, Đăk Lăk).
- Ý kiến của bạn là rất chính xác, khi nhu cầu của nhân dân không được đáp ứng thì khó có thể giữ được các cây gỗ quý còn sót lại rất ít ở nước ta hiện nay. Rất vui được báo cho bạn biết, hiện nay ở Lạng Sơn tại Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, ông Nguyễn Hữu Lộc đã mang hạt cây Lát từ Mexico về và đã trồng thử nghiệm 15 năm nay ở nhiều nơi. Kết quả đáng mừng. Sau 15 năm thân cây này có đường kính đến 0,7 - 1m. Cây rất dễ trồng, gieo bằng hạt, tỷ lệ nảy mầm cao, dễ chăm sóc. Các địa phương nên nhân nhanh giống cây Lát Mexico. Chính loại cây này sẽ phục hồi lại rừng và tạo ra nguồn gỗ quý có giá trị kinh tế cao trong một thời gian rất ngắn. Muốn tham quan hoặc mua cây con, mua hạt giống xin liên hệ qua điện thoại 0913285878.
Chuột sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng. Chẳng hạn một đôi chuột cống có thể sau một năm sinh ra một đàn con, cháu, chắt đông đến 800 con, sau 3 năm nếu không bị hạn chế sẽ có thể sinh ra 20 triệu con. Một con chuột sau một năm có thể ăn hết 20kg lương thực. Chuột có thể phá hoại hết một phần ba ruộng lúa một cách nhanh chóng. Không nên dùng bả hóa học để diệt chuột vì có thể gây chết chó mèo và cả người nữa. Cũng không nên bẫy bằng điện 220V vì gây chết người dễ như chơi. Chỉ có thể dùng các biện pháp bắt chuột, bẫy chuột hoặc dùng các loại bả sinh học hoàn toàn vô hại với người và các sinh vật khác. Gần đây Trung Quốc làm ra \"mèo điện\". Đó là một bẫy điện thế chỉ đủ giết chuột chứ không đủ gây tác hại đến các sinh vật khác. Loại bẫy này đang được thử nghiệm, khi nào có kết luận chúng tôi sẽ thông báo sau. Khó khăn lớn hiện nay là làm cách nào để \"mèo điện\" ở ngoài cánh đồng mà không bị mất trộm.
* Ngày nay các loại gỗ quý hiếm dùng để đóng đồ dùng trong nhà phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang bị cạn kiệt một cách nhanh chóng. Bọn lâm tặc thấy lợi nhuận ngày càng cao nên rất liều lĩnh tấn công lực lượng kiểm lâm (cả bằng vũ khí lẫn tiền bạc). Giáo sư có suy nghĩ gì trước thực trạng này? Có thể trồng loại cây gì cho gỗ tốt mà lại sinh trưởng nhanh hơn các loại gỗ quý hiện có? (Hoàng Trung Hòa - Ea Kao, Đăk Lăk).
- Ý kiến của bạn là rất chính xác, khi nhu cầu của nhân dân không được đáp ứng thì khó có thể giữ được các cây gỗ quý còn sót lại rất ít ở nước ta hiện nay. Rất vui được báo cho bạn biết, hiện nay ở Lạng Sơn tại Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, ông Nguyễn Hữu Lộc đã mang hạt cây Lát từ Mexico về và đã trồng thử nghiệm 15 năm nay ở nhiều nơi. Kết quả đáng mừng. Sau 15 năm thân cây này có đường kính đến 0,7 - 1m. Cây rất dễ trồng, gieo bằng hạt, tỷ lệ nảy mầm cao, dễ chăm sóc. Các địa phương nên nhân nhanh giống cây Lát Mexico. Chính loại cây này sẽ phục hồi lại rừng và tạo ra nguồn gỗ quý có giá trị kinh tế cao trong một thời gian rất ngắn. Muốn tham quan hoặc mua cây con, mua hạt giống xin liên hệ qua điện thoại 0913285878.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Động vật học
Rao vặt Siêu Vip