
Phân biệt Thương mại điện tử B2B và B2C khác nhau như thế nào?

Lại đi quảng cáo hộ à, b2b thiếu gì trang làm. Tiện thể giới thiệu mã nguồn mở magento cũng là b2b đấy. Tôi thấy ông seo nộ liễu quá. Vatgia.com là của Final Style thiết kế, nó nổi tiếng vì nhiều yếu tố. Nhưng mà yếu tố hay nhất là post khoang 5 phút xau là google nó crawl được rồi. Còn nói đến web mà không chịu hiểu là thế giới thì đúng là chả hiểu cái từ www là cái đếch gì.

Bác này làm seeding trơ trẽn quá, nói dài là họ có kịch bản đấy nhưng theo mình biết thì b2b mà chỉ giới hạn ở thị trường việt nam thì chưa đúng, ở việt nam ngoài vật giá ra mình còn thấy có trang www.maxib2b.com vừa cho doanh nghiệp việt nam vừa cho thế giới, nói ngắn nhưng phải chỉ ra cho rõ thế này bác ạh

Nói dễ hiểu nhất b2b là cái website của vật giá này là một kiểu b2b rõ ràng. Chẳng ai mua hàng từ vật giá, nhưng mua hàng từ các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo trên vật giá. Vg bán gian hàng online cho các doanh nghiệp. Nói dài đếch hiểu nói ngắn cho nó dễ hiểu

Dễ hiểu nhất thì theo mình B2C được dùng cho các giao dịch hàng tiêu dùng;
B2B là dùng cho các hoạt động giao dịch hàng công nghiệp ;)

Cần phải hiểu chữ C trong B2C là end-users. Nghĩa là C có thể là cá nhân, song cũng có thể là doanh nghiệp (mua sắm hàng hóa để tiêu dùng).
Vì vậy, Chữ B trong B2B để chỉ các doanh nghiệp mua hàng hóa để thương mại hóa hoặc sản xuất.
Khái niệm này chưa đầy đủ cho B2B. B2B còn 2 mục đích nữa: mua sắm cho các hoạt động tác nghiệp trong DN; Mua sắm phục vụ cho việc bảo trì, duy tu, sửa chữa thiết bị.
Do đó, B2B có 3 mục đích:
+ Mua để tiêu dùng trong DN
+ Mua để thương mại hóa hoặc để sản xuất
+ MRO (Maintain, Repair, Operation).
Do đó, B2B và B2C ko đồng nghĩa với khái niệm Bán buôn và bán lẻ trong thương mại truyền thống!
(mấy cái này em mới ngộ ra
![[:)]](/images/wys/yahoo_smiley.gif)
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử được xem là sự mô phỏng của Thương mại truyền thống. Theo đó, tham gia giao dịch thương mại sẽ có ít nhất 2 bên tham gia, bao gồm: người bán và người mua. Tùy theo đối tượng tham gia, giao dịch TMĐT có sự phân chia thành:
· Người tiêu dùng
o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
· Doanh nghiệp
o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
· Chính phủ
o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
Trong đó, các loại hình giao dịch B2B và B2C là các loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất và được đề cập nhiều nhất trong TMĐT.
Thương mại điện tử B2B
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn.
Các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT B2B là các doanh nghiệp. Mục đích của các doanh nghiệp bên mua tham gia là:
Mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho quá trình sản xuất - kinh doanh (Purchasing).
Đây là mục đích thường thấy nhất của các giao dịch giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sẽ cần các nguyên liệu đầu vào hoặc trong cần hàng hóa cho quá trình thương mại hóa.
Ở đây, doanh nghiệp bên mua sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng (supply chain) như một mắt xích trung gian.
Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình hoạt động, điều hành.
Đây là hoạt động mà các doanh nghiệp bên mua sẽ mua các hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Chẳng hạn, mua máy móc, vật tư, văn phòng phẩm, phần mềm quản lý…
Như vậy, trong hoạt động này, doanh nghiệp nằm ở cuối trong chuỗi cung ứng (đối với sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ). Doanh nghiệp cũng đóng vai trò như 1 người tiêu dùng cuối cùng.
Mua thiết bị, linh kiện phục vụ cho hoạt động duy tu, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất.
Mục đích này phát sinh khi các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp phải bảo trì, sửa chữa. Những sản phẩm mà doanh nghiệp phải mua sắm khi đó có thể chỉ là các linh kiện cần thay thế của máy móc, nhưng các linh kiện này sẽ rất khó kiếm trên thị trường phổ thông.
Các mô hình kinh doanh B2B chủ yếu bao gồm:
Thị trường/ Trung tâm giao dịch B2B (B2B e-MarketPlace) như Alibaba, IBM MarketPlace, vietnamb2c.com …
Nhà phân phối điện tử (e-Distributors) như Dell Primes, FPT Distributors.
Nhà cung cấp dịch vụ B2B (Services’ Providers) như Ariba, Yahoo! Business …
Môi giới giao dịch B2B (B2B e-Brokers) như PriceLine, …
Cổng thông tin (B2B Portal) như ECVN, Gophatdat …
Các hình thức giao dịch B2B có nền tảng chủ yếu là hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Thương mại điện tử B2C
Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers Guide” (2000), định nghĩa TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) là “một thuật ngữ mô tả sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc bán hàng hoá và dịch vụ”.
Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả năng của doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet”.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa TMĐT B2C là “việc sử dụng các công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu dùng cuối cùng”.
Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là cùng xem xét B2C dưới dạng “sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”, khác hẳn cách hiểu được sử dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” . TMĐT B2C bao gồm cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao đổi thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại (doanh nghiệp).
Như vậy, tham gia vào quá trình giao dịch B2C là doanh nghiệp (đóng vai trò bên bán) và các cá nhân (hoặc hộ gia đình – đóng vai trò bên mua). Việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tri thức biểu hiện (explicit knowledge) về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng; đổi lại sẽ thu được một khoản tiền thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng.
So với TMĐT B2B, TMĐT B2C có sự đang dạng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như một số mô hình kinh doanh như:
Cổng nối (Portal) như Google, Yahoo, …
Nhà bán lẻ điện tử (e-Tailer) như Dell, Amazon, …
Nhà cung cấp nội dung (Content Providers) như Nhacso.net, VNExpress …
Nhà trung gian giao dịch (e-Broker) như Vatgia.com, Marofin.com …
Nhà tạo thị trường (Market Creator) như Chodientu.vn, …
Nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers) như VNPT (dịch vụ Internet); Mobifone (dịch vụ viễn thông di động) …
Nhà cung cấp cộng đồng (Social Network Providers) như Yahoo! 360; Facebook, …
So sánh TMĐT B2B và TMĐT B2C
Tập đoàn IBM chỉ ra 5 nhân tố khác biệt chủ yếu của TMĐT B2B và B2C, đó là:
Một là, Đối tượng hướng tới của các giao dịch (dễ thấy nhất). TMĐT B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer), trong khi đó, TMĐT B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer).
Hai là, Đặc điểm về đơn hàng. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C.
Ba là, Đặc điểm về thanh toán. Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B, phương thức thanh toán này ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking)
Bốn là, Phương thức tìm kiếm thông tin. Trong TMĐT B2C, các catalogue điện tử thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website. Trong khi đó, TMĐT B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue điện tử . Thay vào đó, Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn.
Năm là, Phương thức giao dịch. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM …
Tóm lại, sự khác biệt giữa B2B và B2C chủ yếu dựa trên:
Sự khác biệt về cách thức mua hàng và cơ chế xác nhận (Purchases and authorizations)
Đặc điểm về đơn hàng, điều khoản thỏa thuận áp dụng cho các khách hàng.
Sự tham gia trong chuỗi cung ứng tới khách hàng (Customer's supply chain)
Sự đa dạng về nhu cầu, yêu cầu và khối lượng đơn hàng.
Tham khảo
- Bộ môn QT tác nghiệp TMĐT – Trường ĐH Thương mại: Bài giảng TMĐT Căn bản.
- Trần Hoài Nam - Trường ĐH Thương mại: Bàn luận sâu hơn khái niệm và mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C và B2B.
- IBM : How B2B differs from B2C,
http://publib.boulder.ibm.com/iseries/v5r2/ic2924/index.htm?info/rzalg/b2bdifferb2c.htm (http://publib.boulder.ibm.com/iseries/v5r2/ic2924/index.htm?info/rzalg/b2bdifferb2c.htm)
- Jaimelynn Lennon: Business Model Comparisons: Business-to-Business vs. Business-to Consumer,
http://www.associatedcontent.com/article/1102311/business_model_comparisons_businesstobusiness.html ?cat=35 (http://www.associatedcontent.com/article/1102311/business_model_comparisons_businesstobusiness.html ?cat=35)
- Website:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E 1%BB%AD (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E 1%BB%AD)