
Rượu ngâm cây thuốc phiện có tác dụng gì? Ai có thể uống được và uống có bị gây nghiện không?

Nhóm đối tượng có thể sử dụng nhung hươu rất rộng, từ trẻ em đến người già
Nhung hươu là một trong những sản phẩm từ tự nhiên được sử dụng ở các nước phương Đông trong 2.000 năm qua như một loại thuốc bổ dành cho những người có sức khỏe và đời sống tình dục yếu, còn phương Tây hiện nay thì lại xem nhung hươu như tài sản sức khỏe quý giá mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên.
Đối tượng sử dụng của nhung hươu vì vậy mà khá phong phú và đa dạng:
- Những người có sức khỏe và đời sống tình dục yếu
- Người già suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn ngủ kém, đau lưng, mỏi gối, mắt mờ
- Những người đang điều trị xạ trị hoặc / và hóa trị liệu bệnh ung thư
- Người suy nhược thần kinh / stress
- Trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương
- Người suy giảm sinh lực, suy giảm hệ miễn dịch
Nhung hươu New Zealand
quà biếu sang trọng
nhung hươu khô
nhung hươu tươi bảo quản trong tủ lạnh
Rượu thuốc ngâm nhung

Chẳng biết công dụng thực của loại rượu này thế nào nhưng qua sự đồn thổi về sự “thần dược” như giảm đau, chữa bách bệnh, tăng cường “năng lực đàn ông”… mà nó đã nhanh chóng trở thành một “món quà” được ưa chuộng và săn đón. Mặc dù chưa được kiểm chứng về tác dụng của nó như thế nào, nhưng với việc dùng lén lút như hiện nay, khả năng “thần dược” biến thành độc dược là điều không xa.
Thân, rễ và quả cây thuốc phiện được ngâm thành “thần dược”
Đi tìm “thần dược” ở xứ sở ma túy
Huyện Trạm Tấu (Yên Bái) từng là “thánh địa” cây thuốc phiện. Tuy nhiều năm nay đã được các cơ quan chức năng ra quân nhằm triệt phá, vận động bà con dân tộc không trồng, buôn bán và nghiện hút, nhưng ở đâu đó trong núi rừng, hàng cùng ngõ hẻm vẫn còn hiện hữu cây hoa chết người này.
Tôi từng nhiều lần công tác trên này, đã từng nghe về loại rượu ngâm “thần chết” nhưng chưa lần nào được tận mắt ngắm ngía. Bây giờ không phải mùa nhưng Dũng, người bạn tôi quen, bảo vẫn có thể mua được loại rượu được coi là “thần dược” ấy. Sau khi đi hỏi một số mối quen tại thành phố Yên Bái không được, Dũng xách xe máy đưa tôi ngược lên tận huyện miền núi Trạm Tấu xa xôi. Theo như Dũng, đây là đầu mối lớn và duy nhất cung cấp loại rượu này cho người có nhu cầu.
Nơi chúng tôi rẽ vào là một quán tạp hóa nằm dọc theo trục đường chính và cách cổng chợ thị trấn không bao xa. Vừa mua mấy thứ hàng hóa, vừa lân la trò chuyện và giả như đang rất cần mua loại rượu này qua một người quen giới thiệu, chúng tôi được một người đàn ông ngoài 50 tuổi gương mặt khá dữ dằn tiếp chuyện. Đã chuẩn bị tinh thần nên chúng tôi bình tĩnh: “Chúng cháu định mua ít rượu về làm quà biếu”. “Rượu thì bọn mày phải lên Mù Cang Chải mới có rượu ngon và đặc sản của Yên Bái”- người đàn ông trả lời cộc cằn.
Tuy nhiên, khi chúng tôi bảo có người quen giới thiệu để mua “hàng độc” thì người đàn ông này dẫn vào một ngôi nhà gần đó cho chúng tôi “xem hàng”. Trong căn nhà có đôi chút ánh sáng, người đàn ông vẫn rất thận trọng nhìn trước ngó sau và tỏ vẻ cảnh giác. Mở ngăn tủ, người đàn ông này cho chúng tôi xem 3 bình nhựa cỡ khoảng 5 lít, được giới thiệu là ngâm từ thân, rễ, quả của cây thuốc phiện.
- “Vấn đề là các chú lấy bao nhiêu? Số lượng thân, rễ, quả như thế nào trong bình như thế nào? Nếu càng nhiều quả thì càng đắt. Chưa phải mùa chính, nên “hàng” hơi khan hiếm đấy. Năm nay bình rẻ nhất cũng trên 1,2 triệu”.
- “Cháu muốn lấy 10 bình, mỗi bình gồm 1kg rễ, 0,5 kg thân và 5 quả thì giá cả thế nào?”-tôi cất lời.
- “10 bình thì hơi căng đấy, giờ tao chỉ còn 3 bình loại đó thôi, để tao đi hỏi lại thêm mấy mối đã. Nhưng nếu các chú chờ 1 tuần nữa thì chắc chắn sẽ có đủ theo yêu cầu. Giá mỗi bình kiểu này 2 triệu, miễn mặc cả”.
Sau một hồi quảng cáo sản phẩm, ông ta cao hứng mời chúng tôi mỗi người một cốc nhỏ. Vừa đưa cốc rượu lên miệng, tôi đã cảm nhận thấy mùi hắc hắc, hớp một chút thì thấy chan chát xen lẫn một chút cay của rượu. Vì lấy nhiều, chúng tôi giả vờ thuyết phục giảm giá xuống còn 1,5 triệu/bình nhưng không được. Lấy cớ chê đắt và không mang đủ tiền chúng tôi chào ra về và hẹn nếu đồng ý mức giá trên thì 1 tuần sau sẽ quay lại lấy cả 10 bình. Trước khi chúng tôi ra khỏi cửa, giọng người đàn ông nói với theo đầy mỉa mai pha chút hậm hực: “Không có tiền mà bày đặt chơi hàng độc”.
Thần dược thì ít, độc dược thì nhiều
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 2 năm trở lại đây, loại rượu ngâm thuốc phiện này được bán kín đáo ở Trạm Tấu và khi khách có nhu cầu, sẽ được vận chuyện kín đáo đến một số nơi khác. Ở nơi đây, người ta thường gọi rượu ngâm thuốc phiện là rượu 138. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì thực hiện kế hoạch 138 của tỉnh giao cho 2 ngành là Sở Nông nghiệp và Công an tỉnh cùng với các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải kiểm tra rà soát, xử phạt những người trồng cây thuốc phiện.
Uống rượu ngâm cây thuốc phiện có khả năng gây nghiện và chết do ngộ độc
Đầu mối của loại rượu này hầu hết từ dân bản của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải cung cấp. Nhưng, tập trung nhiều nhất phải kể đến những xã như: Túc Đán, Bản Công, Tà Si Láng, Bản Mù của huyện Trạm Tấu, hay những vùng giáp ranh với huyện Phù Yên và Bắc Yên của tỉnh Sơn La. Bởi tình trạng tái trồng cây thuốc phiện ở đây vẫn diễn ra phức tạp.
Theo anh Sa Huy Hoàng, thành viên ban triệt phá tái trồng cây thuốc phiện tỉnh Yến Bái thì, mùa cây thuốc phiện thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3. Hiện tượng người dân trồng cây thuốc phiện chủ yếu diễn ra ở xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu. Nơi đây trồng nhiều cây thuốc phiện là do địa hình xa, nhiều núi, vực hiểm trở, đi lại khó khăn. Mỗi lần triệt phá, mọi người trong Ban phải huy động gần 20 người, đi ít nhất một tuần, có khi là cả tháng băng rừng, rà soát, tiếp cận với dân. Tuy nhiên, người dân thường không cộng tác với tổ triệt phá, còn những đối tượng trồng cây thuốc phiện lại có nhiều mánh khóe để đối phó với các cơ quan chức năng.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, thì gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp ở huyện Trạm Tấu bị ngộ độc do sử dụng loại rượu này. Những người sử dụng rượu ngâm thuốc phiện khi đi thử đều cho kết quả dương tính ma túy 100%.
Bác sỹ Đặng Thị Như Hoa, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái cho biết: Trong cây thuốc phiện có chứa moocphin và heroin nên khả năng gây nghiện rất cao. Sử dụng loại rượu này nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc phiện có thể gây ra táo bón, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.
Trước diễn biến phức tạp của việc buôn bán rượu ngâm chất gây nghiện, thuộc diện cấm, tỉnh Yên Bái đã giao cho công an tỉnh kiểm tra, thu giữ những trường hợp dùng cây thuốc phiện để ngâm rượu. Xử lý nghiêm những trường hợp mua bán và sử dụng loại rượu này. Tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc, đảm bảo sức khỏe người dân, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn ma túy trên địa bàn.
http://giadinhthoidai.com.vn/news/Phong-Su/Ruou-ngam-thuoc-phien-Biet-duoc-hay-doc-duoc-94/