
Sandy Bridge: Người dùng và nhà sản xuất nghĩ gì?

Lời người đăng: Nằm trong series bài bình luận về nền tảng mới nhất sắp ra mắt của Intel – Sandy Bridge -, đây là bài viết đầu tiên của tác giả hiep bình luận dưới các góc nhìn khác nhau để tạo ra cho bạn một hình dung thú vị nhất về món quà công nghệ này. Bài viết sẽ được tiếp bởi “Sandy Bridge: Khi gã khổng lồ trở nên ngược ngạo” bàn về một góc nhìn khác mang tính thương mại hơn từ tác giả pvthanh trong tuần sau. |
Tick … Tock … Tick … Tock…
Thời gian không ngừng dừng lại, những công nghệ mới không ngừng phát triển… Con người luôn luôn muốn phá vỡ mọi giới hạn. Intel cũng không thể đứng ngoài vòng xoay liên hồi đó. Với Intel, những tiếng tick … tock đó là một bước tiến về công nghệ.
Khi mà kiến trúc Core đầu tiên đã trải qua 2 lần tick – tock để đi từ 65nm xuống còn 32nm với các dòng sản phẩm rất quen thuộc là Merom, Penryn, Nehalem hay mới đây nhất là Westmere thì đã đến lúc cần một bước tiến. Và đây là thời điểm để Sandy Bridge ra mắt. Tiếng tock của 32 nm đem đến rất nhiều thú vị.
Hôm nay, chúng ta hãy nhìn từ các góc nhìn của một người tiêu dùng bình thường, một tay overclocker (dù là mới vào nghề hay là chuyên nghiệp) và cả những nhà sản xuất để biết được những suy nghĩ khi Sandy Bridge ra đời.