VicoTas
Câu hỏi
avatar docnhatvonhi
31/05/2013 18:10

Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật?



Danh sách câu trả lời (2)
avatar BeMamNon 31/05/2013 18:10

Điều trị sỏi túi mật như thế nào? Có thể tóm lược mấy ý sau:

  • Sỏi túi mật to trên 1cm không có triệu chứng thì có thể không cần điều trị. Vì trong thực tế sỏi thường được phát hiện ngẫu nhiên và người mang sỏi đó đã chung sống với sỏi nhiều năm không triệu chứng. Và biến chứng của loại sỏi này thường nhẹ: viêm túi mật. Trường hợp đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có sỏi túi mật thì theo tôi nên can thiệp phẫu thuật điều trị trước khi mang thai để phòng khi túi mật viêm đúng vào thời kỳ mang thai thì việc điều trị trở nên rất phức tạp.
  • Điều trị thuốc “tan sỏi” như nhiều hãng thuốc quảng cáo hầu như không có tác dụng.
  • Sỏi nhỏ 2-3mm nguy hiểm hơn sỏi lớn 1-2cm vì có thể gây biến chứng rất nặng thậm chí tử vong là viêm tuỵ cấp hoại tử. Do vậy theo quan điểm cá nhân của tôi, khi bệnh nhân phát hiện có sỏi túi mật nhỏ 2-3mm nên chủ động khám bệnh viện ngoại khoa yêu cầu phẫu thuật dù sỏi chưa gây triệu chứng gì.
  • Sỏi gây triệu chứng đau, sốt từng đợt nên điều trị bằng phẫu thuật.
  • Tán sỏi: Chưa áp dụng để điều trị sỏi túi mật. Không hiệu quả và gây biến chứng.
  • Điều trị chuẩn vàng hiện nay cho sỏi túi mật là phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Có thể phẫu thuật nội soi thông thường với 3-4 vết rạch da nhỏ 0.5-1cm trên thành bụng để đưa dụng cụ hoặc phẫu thuật SILS một đường rạch qua rốn để không thấy sẹo sau khi mổ.
  • Thời gian phẫu thuật trung bình cho 1 ca sỏi túi mật 10-30phút, thời gian nằm viện sau mổ 2-3 ngày.
  • Trong điều trị phẫu thuật, phẫu thuật khi túi mật không viêm dễ hơn nhiều khi túi mật đã viêm nhiều lần.

Bs Nguyễn Ngọc Khánh

Chuyên ngành Phẫu thuật tiêu hoá 

YM: nnkhanh72@yahoo.com

avatar anhchangdepzaj 31/05/2013 18:10
Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật (chiếm 90%). Để tìm hiểu thêm thông tin về sỏi túi mật, các thành phần cấu tạo của sỏi và khi nào người bệnh cần phẫu thuật lấy sỏi, thân mời bạn đọc tham khảo bài viết sau

I. Bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật là bệnh gặp nhiều ở mọi nơi, cả ở đang phát triển và phát triển. Cơ chế bệnh sinh có những khác nhau theo địa dư

- Bệnh liên quan tới chế độ ăn uống, mức sống, sinh hoạt

- Ở cả nam lẫn nữ, với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau. Hiếm ở trẻ em, ít ở người trẻ, nhiều ở người lớn

- Bệnh có những biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong

- Vị trí của sỏi: Sỏi túi mật (đáy, thân, phễu…); Sỏi đường mật trong gan và Sỏi đường mật ngoài gan.

Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật cao so hơn với sỏi đường mật

II. Sỏi túi mật

Vị trí túi mật trong cơ thể và sỏi trong túi mật

1. Túi mật: Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn.

- Dịch mật gồm nước, muối, lecithin, cholesterol, bilirubin và một số sắc tố khác. Khi nồng độ của cholesterol hay bilirubin tăng cao, các chất này không còn hòa tan nữa mà kết tụ lại tạo thành sỏi.

- Sỏi túi mật có thể nhỏ như hạt cát hay to tới 2-3cm, có thể có 1 viên sỏi hay vài trăm viên sỏi. Tên gọi:

+ Sỏi Cholesterol (khi Cholesterol > 50% trọng lượng sỏi)

+ Sỏi sắc tố (khi Calcium bilirubinate > 50% TL sỏi)

+ Sỏi hỗn hợp (khi Cholesterol < 50% - Calcium bilirubinate < 50%)

2. Sỏi túi mật

- Xuất độ chiếm 10% dân số (thường gặp hơn ở nữ)

- Phần lớn là không có triệu chứng

- Biểu hiện bệnh khi xảy ra biến chứng

- Thành phần sỏi túi mật

+ Cholesterol (>75% sỏi túi mật; do sự tinh thể hóa của dịch mật)

+ Sắc tố (Chiếm khoảng 10-20% sỏi túi mật; calcium bilirubinate; do sự kết tủa bilirubin không liên hợp hoặc có kèm theo nhiễm trùng đường mật)

Sỏi túi mật có thể nhỏ hay to tới 2-3cm, có thể có 1 hay vài trăm viên sỏi

3. Biến chứng của sỏi túi mật

Sỏi túi mật gây viêm túi mật là biến chứng thường gặp nhất. Túi mật ở tình trạng viêm cấp có đặc điểm lâm sàng là đau thượng vị, hạ sườn phải liên tục và có thể lan lên vai phải, dưới xương bả vai. Ấn hạ sườn phải đau, co cứng thành bụng, sốt, mạch nhanh, có thể có lạnh run. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi túi mật và viêm túi mật cấp có thể gây ra một số biến chứng sau

- Hoại thư, thủng, viêm phúc mạc mật

- Đè vào đường mật (hội chứng Mirizzi)

- Viêm túi mật nhầy, mủ, hoại tử (hơi trong thành túi mật)

- Sỏi ống mật chủ (khoảng 10%)

- Rò túi mật-ruột (hơi trong túi mật)

- Tắc ruột do sỏi mật (tắc ruột non)

- Túi mật sứ (Can xi hóa thành túi mật)

- Ung thư (hiếm)

….
4. Triệu chứng của sỏi túi mật

- Sỏi túi mật có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì ( Trên >2/3) không triệu chứng)

- Nếu có triệu chứng thì các triệu chứng thường gặp là:

+ Cơn đau quăn mật (Đau bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hay vài giờ và tái phát nhiều đợt)

+ Nếu túi mật viêm cấp thì đau nhiều và liên tục kèm với sốt
5. Cách phát hiện sỏi mật?

- Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng

- Xét nghiệm máu (thường có kết quả bình thường)

- Siêu âm bụng là cách đơn giản để chẩn đoán sỏi túi mật. Với kỹ thuật hiện nay, siêu âm có thể phát hiện được những viên sỏi có kích thước trên 2 mm. Chỉ cần dựa vào triệu chứng đau trên lâm sàng, kết hợp với siêu âm là có thể chẩn đoán được phần lớn các trường hợp sỏi túi mật. Nếu siêu âm thông thường không phát hiện hoặc nghi ngờ thì có thể làm siêu âm qua nội soi ngược dòng. Đưa ống soi qua miệng, đến tá tràng vào đường mật sẽ nhìn thấy tất cả.

Siêu âm bụng để chẩn đoán sỏi túi mật
6. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị sỏi túi mật

- Lớn tuổi (> 40 tuổi)

- Giới nữ (nhiều con, mang thai)

- Béo phì

- Tiền sử gia đình

- Dùng thuốc (hormones, nuôi ăn đường tĩnh mạch)

- Tình trạng tán huyết mạn tính

- Một số khác là bệnh lý hỗng tràng, giảm cân nhanh…
III. Điều trị sỏi túi mật

1. Nếu sỏi túi mật nhỏ và không triệu chứng: Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều đồng ý là không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh phải biết rõ triệu chứng và cách diễn tiến của bệnh để điều trị kịp thời.

2. Phẫu thuật: Khi bệnh nhân có sỏi túi mật có triệu chứng, nguy cơ biến chứng nặng

a. Mở túi mật lấy sỏi: Hiện nay hầu như không được áp dụng do điều trị không triệt để,vì sau đó sẽ tái phát sỏi & không điều trị được biến chứng viêm túi mật.

b. Phẫu thuật cắt túi mật

- Phẫu thuật mở

- Phẫu Thuật Nội soi: Hiện nay Phương pháp PTNS được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sỏi túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật qua ngả nội soi với sẹo rất nhỏ, không gây đau đớn. Bệnh nhân mau hồi phục (Chỉ khi nào sỏi phức tạp và có biến chứng mới dùng cách mổ cổ điển). Đây là một tiến bộ của y học trong điều trị bệnh lý sỏi túi mật.

c. Có thể sống bình thường mà không có túi mật?

Tất nhiên là có thể. Người không có túi mật vẫn sống, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Chỉ một số ít người bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) sau khi phẫu thuật nhưng dần dần sẽ hồi phục bình thường.

4. Tình huống nào phải phẫu thuật cấp cứu?
Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng túi mật gây sốt, đau nhiều, nôn ói. Có thể viên sạn làm nghẽn cổ túi mật, gây viêm nhiễm giãn to túi mật. Trong trường hợp mật thấm ra khỏi túi, làm viêm phúc mạc mật thì phải phẫu thuật cấp cứu. .
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Hỏi về bệnh hậu môn trực tràng?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin mọi người tư vấn giúp e với?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ra huyết có màu đen lẫn máu ở giữa kì kinh nguyệt khi chưa quan hệ tình dục lần nào

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguyên nhân và cách chữa trị "viêm cánh" ?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi có các triệu chứng của bệnh gì?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Dạo này em hay bị khó thở quá?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa sỏi mật bằng y học cổ truyền

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những nguyên nhân gây bệnh sỏi mật?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sỏi mật và sỏi gan?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Các phương pháp điều trị sỏi mật?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phòng ngừa sỏi mật tái phát?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mua thuốc chữa sỏi mật?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Xuân Trọng Con gái tôi 6 tuổi bị lác mắt bên trái có chữa đc ko?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng lửa, nước sôi?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi hay bị cay và chảy nước mắt, mắt tôi bị làm sao?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Quan hệ rách bao cao su phải làm sao đây?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bác sĩ cho em hỏi về vấn đề sức khỏe...?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa bệnh hôi miệng cho bé yêu như thế nào?

Đăng lúc: 18:09 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin hỏi có phải mình bị nhiễm HIV ko?

Đăng lúc: 18:08 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Làm thế nào để hết ù tai?

Đăng lúc: 18:08 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip