
Tại sao giá bất động sản càng ngày càng tăng?

Giá bất động sản tăng cao không chỉ làm cho nền kinh tế mất ổn định mà còn gây bất công xã hội nghiêm trọng. Một quá trình tích tụ tư bản đang diễn ra nhanh chóng! Các bạn thử nghĩ xem, hầu hết người dân VN lao động vất vả suốt đời chỉ mua được mảnh đất (cho mình hoặc cho con) là nhu cầu không thể thiếu. Số tiền dành dụm suốt đời đó lại vào tay một vài người bằng cách đẩy giá lên cao. Họ có xứng đáng với đồng tiền mồ hôi của bao người khác lao động cả đời hay không?
Kêu gọi nhà nước tăng mạnh thuế nhà hoặc đất thứ 2 trở lên để tránh việc tích tụ đầu cơ bất động sản.
Đất là tài nguyên của quốc gia. cần phải được đối xử công bằng với mỗi con người trong quốc qia đó.
Hãy gửi thông điệp đến mọi người để cùng lên tiếng.
Xin cảm ơn.
Không phải ai cũng có rất rất nhiều tiền để hợp thức hóa để trốn thuế.
Nếu có luật này thì ít ra cũng hạn chế được phần lớn số người đua nhau lao vào bất động sản theo kiểu chộp giật làm giá leo thang.
Nếu cứ đầu cơ mà số người tham gia ít hơn thì giá sẽ tăng chậm.
Giá mà tăng chậm thì lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng.
Lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng thì những người có rất rất nhiều tiền để hợp thức hóa để trốn thuế như bạn ở trên đã trả lời thì họ cũng xa dần ý định đầu cơ thêm mà rút vốn cho kênh đầu tư khác lợi nhuận cao hơn.
Giá bất động sản ắt sẽ ổn định dần.

Thứ nhất, đó là vẫn có sự chênh lệch giá đất giữa giá do Nhà nước quy định và giá trên thị trường trong điều kiện bình thường. Về nguyên tắc, nếu có chênh lệch thì khoảng cách chênh lệch đó có xu hướng ngày càng tăng, giá thị trường sẽ càng ngày càng vượt xa giá nhà nước.
Khi Nhà nước điều chỉnh nhích giá lên 1 đồng thì lập tức giá thị trường sẽ tăng thêm 10 đồng. Mặc dù chênh lệch này đã được khắc phục rất nhiều sau Luật Đất đai 2003, nhưng nay lại có xu thế tăng lên nhiều do "sốt đất" trên thị trường.
Thứ hai, chính sách thuế quá lạc hậu so với chính sách đất đai, đã làm cho công cụ quản lý đất đai bằng kinh tế bị "tê liệt", tình trạng đầu cơ, tích trữ trong thị trường bất động sản tưởng như chế ngự được sau Luật Đất đai năm 2003 nhưng lại bùng lên một cách rất "thách thức".
Nguồn do Chủ nhiệm bộ môn Địa chính, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, GS-TSKH Đặng Hùng

Ngày xưa các cụ đã đúc kết rồi, tấc đất tất vàng ^^ bây giờ cũng vậy..hihi