Câu hỏi

28/05/2013 08:21
Tại sao ngành khoa học máy tính không còn hấp dẫn sinh viên Mỹ?!?!
Ngành khoa học máy tính không còn hấp dẫn sinh viên Mỹ
Vào buổi học cuối cùng của môn nhập môn máy tính tại Đại học California (Mỹ), trong khi tiến sĩ Brian Harvey đang say sưa giảng bài thì giảng đường chỉ có khoảng 100 sinh viên ngồi gác chân lên ghế trước. Chuyện sinh viên vắng mặt vào cuối học kỳ thật ra cũng bình thường, nhưng điều quan trọng chính là chỉ có 350 sinh viên đăng ký khóa học này. Trong khi đó, năm 2000, cũng tại giảng đường này lại có đến 700 sinh viên chen chúc nhau đứng ngồi, thậm chí hành lang cũng nghẹt cứng.
Ở thời kỳ đỉnh điểm của sự bùng nổ Internet vào cuối thập niên 90, các nhà tuyển dụng thường thu hút nhân tài tin học bằng nhiều bổng lộc. Theo Gabby Silberman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu T. J. Watson của hãng IBM, thời gian này, “một sinh viên chưa tốt nghiệp đã được ít nhất 3 công ty mời và gần đến thời điểm quyết định thì có thể nhận được đến 10 lời mời”. Thế nhưng, khi nhiều công ty kinh doanh rơi vào tình trạng lỗ hay phá sản, nhiều sinh viên Mỹ đã quay lưng với ngành khoa học máy tính. Tương tự như Đại học California, số đơn đăng ký vào ngành khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, bang Pennsylvania, trong năm học tới cũng giảm 36% so với năm 2001; Đại học Virginia Tech giảm 40% kể từ năm 2001. Ngay cả Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nổi tiếng với ngành khoa học máy tính, số sinh viên năm I chuyên ngành điện - điện tử và máy tính cũng giảm 20% so với năm 2001 và 2002. Tuy nhiên, không vì số lượng đầu vào giảm mà các trường nới lỏng các điều kiện trúng tuyển. Theo nhiều giáo viên, số sinh viên theo học ngành khoa học máy tính hiện nay thật sự yêu thích ngành nghề này chứ không phải vì ước mơ trở thành triệu phú như những năm trước. Do đó, cho dù số lượng sinh viên có giảm nhưng chất lượng giảng dạy lại tăng lên.
Lo lắng trước xu hướng sụt giảm không ngừng nói trên, những công ty máy tính như IBM và Intel đang nỗ lực mở rộng các chương trình khám phá tiềm năng máy tính, như Intel đã đầu tư 700 triệu USD để đào tạo trẻ em từ mẫu giáo đến trung học. J. Strother Moore, trưởng khoa máy tính của Đại học Texas, cũng lo lắng trước việc thiếu hụt các nhà khoa học máy tính trong tương lai: “Khi nền kinh tế hồi phục thì nhu cầu đối với lập trình viên máy tính sẽ cao hơn số sinh viên đang được đào tạo”. Dù vậy, trước mắt, cơ hội tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực máy tính vẫn chưa có gì sáng sủa. Chẳng hạn như năm 2000, Intel tuyển dụng 2.378 sinh viên nhưng đến năm ngoái thì chỉ còn 566.
Ở USA thì vậy, còn ở VN thì sao hở mấy anh?!?!
meteorgarden
28/05/2013 08:21
Vào buổi học cuối cùng của môn nhập môn máy tính tại Đại học California (Mỹ), trong khi tiến sĩ Brian Harvey đang say sưa giảng bài thì giảng đường chỉ có khoảng 100 sinh viên ngồi gác chân lên ghế trước. Chuyện sinh viên vắng mặt vào cuối học kỳ thật ra cũng bình thường, nhưng điều quan trọng chính là chỉ có 350 sinh viên đăng ký khóa học này. Trong khi đó, năm 2000, cũng tại giảng đường này lại có đến 700 sinh viên chen chúc nhau đứng ngồi, thậm chí hành lang cũng nghẹt cứng.
Ở thời kỳ đỉnh điểm của sự bùng nổ Internet vào cuối thập niên 90, các nhà tuyển dụng thường thu hút nhân tài tin học bằng nhiều bổng lộc. Theo Gabby Silberman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu T. J. Watson của hãng IBM, thời gian này, “một sinh viên chưa tốt nghiệp đã được ít nhất 3 công ty mời và gần đến thời điểm quyết định thì có thể nhận được đến 10 lời mời”. Thế nhưng, khi nhiều công ty kinh doanh rơi vào tình trạng lỗ hay phá sản, nhiều sinh viên Mỹ đã quay lưng với ngành khoa học máy tính. Tương tự như Đại học California, số đơn đăng ký vào ngành khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, bang Pennsylvania, trong năm học tới cũng giảm 36% so với năm 2001; Đại học Virginia Tech giảm 40% kể từ năm 2001. Ngay cả Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nổi tiếng với ngành khoa học máy tính, số sinh viên năm I chuyên ngành điện - điện tử và máy tính cũng giảm 20% so với năm 2001 và 2002. Tuy nhiên, không vì số lượng đầu vào giảm mà các trường nới lỏng các điều kiện trúng tuyển. Theo nhiều giáo viên, số sinh viên theo học ngành khoa học máy tính hiện nay thật sự yêu thích ngành nghề này chứ không phải vì ước mơ trở thành triệu phú như những năm trước. Do đó, cho dù số lượng sinh viên có giảm nhưng chất lượng giảng dạy lại tăng lên.
Lo lắng trước xu hướng sụt giảm không ngừng nói trên, những công ty máy tính như IBM và Intel đang nỗ lực mở rộng các chương trình khám phá tiềm năng máy tính, như Intel đã đầu tư 700 triệu USD để đào tạo trẻ em từ mẫu giáo đến trung học. J. Strother Moore, trưởng khoa máy tính của Đại học Texas, cũng lo lắng trước việc thiếu hụt các nhà khoa học máy tính trong tương lai: “Khi nền kinh tế hồi phục thì nhu cầu đối với lập trình viên máy tính sẽ cao hơn số sinh viên đang được đào tạo”. Dù vậy, trước mắt, cơ hội tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực máy tính vẫn chưa có gì sáng sủa. Chẳng hạn như năm 2000, Intel tuyển dụng 2.378 sinh viên nhưng đến năm ngoái thì chỉ còn 566.
Ở USA thì vậy, còn ở VN thì sao hở mấy anh?!?!
Danh sách câu trả lời (1)

Ở Việt Nam còn tệ hơn nhiều, lấy xong bằng KTV xong rồi đi làm công cho người khác không liên quan gì tới máy tính hết, còn tốt nghiệp ĐH thì khỏi nói, bỏ ra mấy năm học làm không quá 800 ngòn / tháng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip