Câu hỏi

01/06/2013 10:24
Tập đi địa hình phức tạp?
Tôi muốn đi thử địa hình miền núi để đổ đèo trong đoạn đường ngắn để lấy kinh nghiệm đi đường dài, mong các bác tư vấn nên đi như thế nào, đi đường nào, và mong có bạn cùng đi, cùng lái, cùng rút kinh nghiệm (Khải Nguyên).
dunguyen
01/06/2013 10:24
gvit96
01/06/2013 10:24
hahaha
01/06/2013 10:24
Một vài kinh nghiệm
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi xe địa hình miền núi thì nên đi cùng người có kinh nghiệm, thuộc đường, tránh đi vào lúc trời tối.
Nguyên tắc cơ bản nhất của việc đổ đèo (đặc biệt là xuống đèo) bao gồm:
- Trước khi đi, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn như phanh, đèn, áp suất lốp...
- Không được đi số cao. Chỉ đi tối đa là số 4. Các đoạn đèo cao, cua tay áo, đường hẹp (ví dụ đường đi Cao Bằng, Sơn La) thì chỉ đi số 3, thậm trí là số 2. Việc này có thể làm xe có tiếng gằn và hại hộp số. Nhưng không sao, vì an toàn là trên hết.
- Luôn nhìn gương hậu, đặc biệt là gương phải để đảm bảo xe bám lề đường ở khoảng 25 - 40cm.
- Còi xe, nháy pha (ban đêm) lúc vào cua.
- Lúc đổ đèo, chân phải luôn bỏ ga, đặt lên phanh.
- Đối với các đoạn đèo liên tục có nhiều đoạn cua hình sin, nên chú ý nhìn xa để phát hiện sớm các xe đi ngược chiều.
- Một việc nữa mà bạn cũng nên biết là đối với các vùng miền núi, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp nên bạn phải chú ý những người đi xe máy, xe đạp và cả đi bộ. Lúc vượt qua họ, phải đi thật chậm và bấm còi. Ngoài ra còn phải chú ý các vật cản như đá tảng, cành cây, động vật chạy qua đường...
Chúc bạn lái xe an toàn và có những chuyến đi thú vị.
Nghiadt
Nguồn: vnexpress
Danh sách câu trả lời (8)

Bạn có thể thử đường lên vườn Quốc gia Ba Vì
Nếu muốn đi đèo ở đoạn ngắn, thì bạn có thể thử leo lên đỉnh của vườn quốc gia Ba Vì. Đường tương đối dốc, ngoằn ngèo, nhiều đoạn dốc gấp khủy tay, độ dốc tương đối cao. Xe cộ vắng vẻ.
Với 15.000 đồng/người, 15.000 đồng/xe ôtô. Bạn có thể thỏa sức lên đèo, đổ đèo. Với các thao tác phanh, đánh lái, dồn số, lên số... Đi đường quanh co thì bạn duy trì tốc độ, côn số chuẩn xác. Bám đúng làn đường của mình là an toàn nhất.
Chúc bạn có nhiều kinh nghiệm :D
Trần Đan
Nếu muốn đi đèo ở đoạn ngắn, thì bạn có thể thử leo lên đỉnh của vườn quốc gia Ba Vì. Đường tương đối dốc, ngoằn ngèo, nhiều đoạn dốc gấp khủy tay, độ dốc tương đối cao. Xe cộ vắng vẻ.
Với 15.000 đồng/người, 15.000 đồng/xe ôtô. Bạn có thể thỏa sức lên đèo, đổ đèo. Với các thao tác phanh, đánh lái, dồn số, lên số... Đi đường quanh co thì bạn duy trì tốc độ, côn số chuẩn xác. Bám đúng làn đường của mình là an toàn nhất.
Chúc bạn có nhiều kinh nghiệm :D
Trần Đan

Cần làm rõ thì mới giúp được
Ai cũng muốn giúp bạn, nhất là chia sẻ kinh nghiệm thực tế trên chiếc xe của bạn, nhưng không rõ bạn có chịu được chi phí không? Như vé máy bay, tiền khách sạn... Còn nếu bạn viết không có địa điểm như vậy thì cả nước không ai có thể giúp bạn được đâu. Còn chỉ cần nói cho bạn địa chỉ tập địa hình thì cứ vùng núi Tây Bắc mà tiến rồi rẽ ngang vào các khu rừng núi trọc là có ngay.
Hoàn Hùng
Ai cũng muốn giúp bạn, nhất là chia sẻ kinh nghiệm thực tế trên chiếc xe của bạn, nhưng không rõ bạn có chịu được chi phí không? Như vé máy bay, tiền khách sạn... Còn nếu bạn viết không có địa điểm như vậy thì cả nước không ai có thể giúp bạn được đâu. Còn chỉ cần nói cho bạn địa chỉ tập địa hình thì cứ vùng núi Tây Bắc mà tiến rồi rẽ ngang vào các khu rừng núi trọc là có ngay.
Hoàn Hùng

Một vài kinh nghiệm
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi xe địa hình miền núi thì nên đi cùng người có kinh nghiệm, thuộc đường, tránh đi vào lúc trời tối.
Nguyên tắc cơ bản nhất của việc đổ đèo (đặc biệt là xuống đèo) bao gồm:
- Trước khi đi, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn như phanh, đèn, áp suất lốp...
- Không được đi số cao. Chỉ đi tối đa là số 4. Các đoạn đèo cao, cua tay áo, đường hẹp (ví dụ đường đi Cao Bằng, Sơn La) thì chỉ đi số 3, thậm trí là số 2. Việc này có thể làm xe có tiếng gằn và hại hộp số. Nhưng không sao, vì an toàn là trên hết.
- Luôn nhìn gương hậu, đặc biệt là gương phải để đảm bảo xe bám lề đường ở khoảng 25 - 40cm.
- Còi xe, nháy pha (ban đêm) lúc vào cua.
- Lúc đổ đèo, chân phải luôn bỏ ga, đặt lên phanh.
- Đối với các đoạn đèo liên tục có nhiều đoạn cua hình sin, nên chú ý nhìn xa để phát hiện sớm các xe đi ngược chiều.
- Một việc nữa mà bạn cũng nên biết là đối với các vùng miền núi, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp nên bạn phải chú ý những người đi xe máy, xe đạp và cả đi bộ. Lúc vượt qua họ, phải đi thật chậm và bấm còi. Ngoài ra còn phải chú ý các vật cản như đá tảng, cành cây, động vật chạy qua đường...
Chúc bạn lái xe an toàn và có những chuyến đi thú vị.
Nghiadt
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip