Câu hỏi

30/05/2013 09:52
Tay không cầm chắc một vật?
Tôi là phụ nữ 30 tuổi. Cách nay hai tháng tay bên trái của tôi thường bị tê từ khủy tay chạy xuống bàn tay, khi tôi nắm tay lại như không có sức, thời gian bị tê có lúc cả ngày, sau khi hết bị tê thì tay tôi không thể cầm chắc một vật. Xin bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì?
puppylove88
30/05/2013 09:52
Danh sách câu trả lời (1)

Tê tay các nhà thần kinh học gọi là "Hội chứng ống cổ tay". Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) có nghĩa là thần kinh giữa của cổ tay bị chèn trong một đường ống, mà đường ống ấy phía trên là dây chằng phía dưới là khối xương.
Phụ nữ, đặc biệt phụ nữ ở tuổi trung niên, dễ mắc bệnh này là do cổ tay nhỏ hẹp, hay làm những động tác khéo léo ở cổ tay như việc nội trợ, dễ bị thoái hóa khớp hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Triệu chứng ban đầu của hội chứng này là tê tay, nhất là khi đi xe máy. Nặng hơn bệnh nhân có thể tỉnh giấc vào ban đêm vì tay bị tê và đau. Ở bệnh nhân béo phì do khối mỡ chèn ép cũng thường bị tê tay. Nhiều trường hợp giảm cân thì triệu chứng tê tay cũng hết. Em mới 30 tuổi nếu bị tê tay kèm theo béo phì thì việc đầu tiên là nên giảm béo…
Nếu bị tê tay như vậy lại không béo phì, em nên tới khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán xác định bệnh bằng phương pháp điện cơ.
Hiện nay phương pháp này thực hiện dễ dàng tại các bệnh viện lớn trong TP.HCM. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị teo cơ vùng ô mô ngón cái (miền Nam ta gọi mô cái là “trái chanh”). Khi ấy ngoài chuyện tê nhức khó chịu, bàn tay còn bị yếu đi và khó thực hiện các động tác đòi hỏi khéo léo.
Phương pháp điều trị rất đơn giản đầu tiên là dùng thuốc, thường là thuốc kháng viêm, chích hoặc uống. Nếu không đỡ, bác sĩ sẽ chích corticoide vào khu vực ống cổ tay. Phương pháp điều trị cuối cùng là mổ. Đây là một phẫu thuật nhỏ, dễ làm, nhưng đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật tương đối khéo léo một chút.
Phụ nữ, đặc biệt phụ nữ ở tuổi trung niên, dễ mắc bệnh này là do cổ tay nhỏ hẹp, hay làm những động tác khéo léo ở cổ tay như việc nội trợ, dễ bị thoái hóa khớp hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Triệu chứng ban đầu của hội chứng này là tê tay, nhất là khi đi xe máy. Nặng hơn bệnh nhân có thể tỉnh giấc vào ban đêm vì tay bị tê và đau. Ở bệnh nhân béo phì do khối mỡ chèn ép cũng thường bị tê tay. Nhiều trường hợp giảm cân thì triệu chứng tê tay cũng hết. Em mới 30 tuổi nếu bị tê tay kèm theo béo phì thì việc đầu tiên là nên giảm béo…
Nếu bị tê tay như vậy lại không béo phì, em nên tới khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán xác định bệnh bằng phương pháp điện cơ.
Hiện nay phương pháp này thực hiện dễ dàng tại các bệnh viện lớn trong TP.HCM. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị teo cơ vùng ô mô ngón cái (miền Nam ta gọi mô cái là “trái chanh”). Khi ấy ngoài chuyện tê nhức khó chịu, bàn tay còn bị yếu đi và khó thực hiện các động tác đòi hỏi khéo léo.
Phương pháp điều trị rất đơn giản đầu tiên là dùng thuốc, thường là thuốc kháng viêm, chích hoặc uống. Nếu không đỡ, bác sĩ sẽ chích corticoide vào khu vực ống cổ tay. Phương pháp điều trị cuối cùng là mổ. Đây là một phẫu thuật nhỏ, dễ làm, nhưng đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật tương đối khéo léo một chút.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip