Câu hỏi

21/05/2013 13:34
Thắc mắc khi ly hôn?
Vợ chồng tôi định ly hôn. chúng tôi đang gặp rắc rối về tài sản khi cưới nhau xong bố tôi có gửi tiền nhờ mua nhà và đất rồi đứng tên ( bố tôi bên nước ngoài không có sổ hộ khẩu ở Vn) tiền mua đất hoàn toàn là của bố tôi. tiền xây nhà bố tôi góp 150tr vợ chồng tôi bỏ ra 200tr. sổ đỏ mang tên 2 vợ chồng. nay li hôn cô ấy đòi chia đôi, hoặc trả tiền xây cho cô ấy là 400tr? ( vì cô ấy tính lãi) bố tôi sẽ về nước để đòi nhà. tất cả còn có chứng từ vậy cô ấy đòi chia thì bố tôi có mất nhà không? nếu như thế 2 bố con tôi không có chỗ ở. nếu thanh toán tiền thì cô ấy có được tính lãi không? vì 200tr là số tiền chung của 2 vợ chồng.
con trai tôi đã hơn 3 tuổi, nếu chia tay cô ấy phải để ông bà nuôi, vì phải đi sớm về muộn, như thế cô ấy có đủ điều kiện nuôi con không?
nếu tôi không đồng ý ly hôn thì điều kiện nào đc coi là hôn nhân trầm trọng. chỉ vì tôi tát vợ tôi nên cô ấy chia tay. tôi xin lỗi thì tòa có cho ly hôn không? cảm ơn.
warchelf91
21/05/2013 13:34
con trai tôi đã hơn 3 tuổi, nếu chia tay cô ấy phải để ông bà nuôi, vì phải đi sớm về muộn, như thế cô ấy có đủ điều kiện nuôi con không?
nếu tôi không đồng ý ly hôn thì điều kiện nào đc coi là hôn nhân trầm trọng. chỉ vì tôi tát vợ tôi nên cô ấy chia tay. tôi xin lỗi thì tòa có cho ly hôn không? cảm ơn.
Danh sách câu trả lời (1)

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung... Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung.
Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
Đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên thấy: Nếu bạn và vợ bạn không có thỏa thuận sẽ đưa ngôi nhà đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì bạn có đủ cơ sở để chứng minh đó là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ là giấy tặng cho của người chú, xác nhận của nhân chứng... Như vậy vợ bạn không thể yêu cầu được hưởng một phần trị giá ngôi nhà đó khi hai người ly hôn. Còn việc vợ chồng bạn góp tiền vào xây dựng ngôi nhà thì đúng là bạn phải chia lại tài sản đó cho vợ. Tùy theo thỏa thuận của 2 bên. Nếu không thống nhất được thì tòa sẽ giải quyết.
- Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình có quy định việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Theo khoản 2 điều luật này, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc đi làm không hưởng đến quyền trực tiếp nuôi con của chị vợ. Khi xét xử, tòa án sẽ quyết định về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào các quy định nêu trên.
Luật sư Phạm Thanh Bình,
Công ty luật Hồng Hà
số 8 Đình Ngang, Hà Nội
Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
Đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên thấy: Nếu bạn và vợ bạn không có thỏa thuận sẽ đưa ngôi nhà đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì bạn có đủ cơ sở để chứng minh đó là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ là giấy tặng cho của người chú, xác nhận của nhân chứng... Như vậy vợ bạn không thể yêu cầu được hưởng một phần trị giá ngôi nhà đó khi hai người ly hôn. Còn việc vợ chồng bạn góp tiền vào xây dựng ngôi nhà thì đúng là bạn phải chia lại tài sản đó cho vợ. Tùy theo thỏa thuận của 2 bên. Nếu không thống nhất được thì tòa sẽ giải quyết.
- Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình có quy định việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Theo khoản 2 điều luật này, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc đi làm không hưởng đến quyền trực tiếp nuôi con của chị vợ. Khi xét xử, tòa án sẽ quyết định về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào các quy định nêu trên.
Luật sư Phạm Thanh Bình,
Công ty luật Hồng Hà
số 8 Đình Ngang, Hà Nội
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip