Câu hỏi

25/06/2013 13:51
Thời gian nào trong ngày đầu đời của trẻ cần chú trọng?
Danh sách câu trả lời (1)

Nhiều người vẫn nghĩ, việc trẻ cao lớn hay thấp còi phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ. Tuy nhiên, yếu tố đó chỉ tạo nên tố chất ban đầu cho trẻ, còn thực tế quá trình nuôi dưỡng trẻ - đặc biệt trong 2 năm đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ, nhất là về chiều cao.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2011 cho thấy, Việt Nam có 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhưng cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi (chiếm 27,5%). Nguyên nhân khiến trẻ bị thấp còi, theo bà Lotta Sylwander - Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc, là hậu quả không thể thay đổi được do tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thường xuyên trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ và hình thành từ khi sinh ra đến khi trẻ 2 tuổi.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2011 cho thấy, Việt Nam có 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhưng cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi (chiếm 27,5%). Nguyên nhân khiến trẻ bị thấp còi, theo bà Lotta Sylwander - Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc, là hậu quả không thể thay đổi được do tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thường xuyên trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ và hình thành từ khi sinh ra đến khi trẻ 2 tuổi.
Hậu quả đó tác động lên sự phát triển của trẻ là vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa trẻ không bao giờ có khả năng học tập, hay gặt hái được những thành tựu như những em được nuôi dưỡng thích hợp trong những năm đầu đời. Sự thiếu hụt này bắt nguồn từ việc trẻ không được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh, không được chăm sóc đúng cách.
Theo bà Lotta Sylwander, việc nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong 2 năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn, cải thiện tăng trưởng, phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tại Việt Nam, kết quả điều tra năm 2011 cho thấy, chỉ có hơn 60% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; chưa đến 1/5 trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Chính vì vậy, đây là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Ông Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho rằng, giải pháp nhằm cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ là trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy trì bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Việc nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tối ưu nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, là biện pháp có thể tác động nhiều nhất đến sự sống còn trong 2 năm đầu đời của trẻ.
Ngoài ra, trong vòng 1.000 ngày đầu đời của trẻ, sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì trẻ cần được cho ăn bổ sung dinh dưỡng đúng cách để có được các chất đầy đủ nhất cho sự phát triển.
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, GS. Kim Fleischer Michaelsen (ĐH Copenhagen, Đan Mạch) cho biết: Giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung thì mọi người nên cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn, chỉ nên khuyến khích trẻ ăn chứ không nên ép buộc trẻ. Cần có các biện pháp khích lệ để trẻ thích thú với việc tập ăn bằng cách kết hợp nhiều loại thức ăn, mùi vị khác nhau.
Trong quá trình cho trẻ ăn cần chú ý đến khẩu vị và sở thích của trẻ để khuyến khích trẻ thích thú với việc ăn uống. Việc ép buộc trẻ ăn thường khiến trẻ ăn ít đi, thậm chí còn sợ hãi việc ăn uống dẫn đến từ chối ăn. Cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ, khi cho ăn cần tăng dần độ đậm đặc của thức ăn và đa dạng thức ăn. Thậm chí, có thể cho trẻ ăn những thứ trẻ có thể cầm được ngay từ khi trẻ 8 tháng tuổi.
Trong quá trình cho trẻ ăn cần chú ý đến khẩu vị và sở thích của trẻ để khuyến khích trẻ thích thú với việc ăn uống. Việc ép buộc trẻ ăn thường khiến trẻ ăn ít đi, thậm chí còn sợ hãi việc ăn uống dẫn đến từ chối ăn. Cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ, khi cho ăn cần tăng dần độ đậm đặc của thức ăn và đa dạng thức ăn. Thậm chí, có thể cho trẻ ăn những thứ trẻ có thể cầm được ngay từ khi trẻ 8 tháng tuổi.
Nhiều người cho rằng cho trẻ ăn thức ăn rắn sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ, nhưng ít ai biết rằng việc chậm cho trẻ ăn thức ăn rắn (sau 8-10 tháng) sẽ tăng nguy cơ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ sau này. Trẻ sẽ ăn ít nhóm thức ăn hơn và gặp nhiều vấn đề về ăn uống khi lên 7 tuổi - GS. Kim khuyến cáo.
Bà Lotta Sylwander nhấn mạnh, để cải thiện chiều cao cho trẻ thì can thiệp dinh dưỡng cho trẻ ít nhất cần 4 lĩnh vực để giảm thấp còi, đó là các chương trình vi chất dinh dưỡng; điều trị suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng; hỗ trợ cộng đồng; nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung.
Bà Lotta Sylwander nhấn mạnh, để cải thiện chiều cao cho trẻ thì can thiệp dinh dưỡng cho trẻ ít nhất cần 4 lĩnh vực để giảm thấp còi, đó là các chương trình vi chất dinh dưỡng; điều trị suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng; hỗ trợ cộng đồng; nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip