
Thời tiết thế giới sẽ cực kỳ khắc nghiệt như thế nào

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Con người khiến thời tiết biến đổi khắc nghiệt hơn
|
Ngày 17/2, các nhà khoa học thế giới đã công bố hai nghiên cứu khoa học trên tạp chí Tự nhiên, trong đó lần đầu tiên nêu bật những bằng chứng khẳng định hoạt động của con người đã làm thời tiết biến đổi khắc nghiệt hơn trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.
Hai nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 1951 đến nay ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên được gắn trực tiếp với những biến đổi khí hậu và tác động của nó đến những thảm họa thời tiết khủng khiếp đối với con người và môi trường. Lượng mưa trung bình trong các trận mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ liên tục tăng về cường độ trong nửa cuối thế kỷ 20, tương ứng với sự biển đổi khắc nghiệt của các mô hình khí hậu, trong đó dấu ấn hoạt động của con người đến các mô hình khí hậu này là không thể phủ nhận. Các nghiên cứu trên dẫn những bằng chứng khoa học cho thấy trận lụt lịch sử ở Anh năm 2000 có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Myles Allen, nhà khoa học Trường Đại học Oxford, Anh nhấn mạnh các thí nghiệm mô phỏng thực tế cho thấy hậu quả của lượng khí thải tăng cao còn làm tăng gấp đôi nguy cơ dẫn đến các thảm họa thời tiết trên thế giới so với hiện nay. Sự ấm lên của Trái Đất do tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã trở thành mối đe dọa rõ ràng đối với sự ổn định và an ninh của các nước trên toàn cầu. Bà Christiana Figueres, Thư ký chấp hành Công ước khuôn khổ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, cảnh báo tác động bất ổn định này xuất phát từ sự khan hiếm nước đang tăng lên, năng suất mùa vụ nông nghiệp giảm sút và những thiệt hại khủng khiếp từ các thảm họa thời tiết ngày càng tăng về tần suất và cường độ trên toàn cầu. Tác động này đã và sẽ dẫn đến sự di cư quốc tế ồ ạt và các cuộc xung đột khu vực. Liên hợp quốc dự báo hàng trăm triệu người châu Phi sẽ đứng trước nạn hạn hán dai dẳng và mất an ninh lương thực trong thập kỷ này. Năm 2008, ít nhất 20 triệu người trên thế giới mất nhà cửa do thiên tai. Trong 40 năm tới, số người phải di cư do biến đổi khí hậu sẽ tăng lên từ 200 triệu đến 1 tỷ người. |
Theo TTXVN |

Trước khi kết thúc thế kỷ này, nhiều nơi trên thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều đợt nóng gay gắt gây chết người hơn, mưa dông dữ dội hơn và tình trạng khô hạn kéo dài hơn, dự báo của các nhà khoa học Mỹ trong một nghiên cứu gần đây nhất.
Nghiên cứu - do nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ thực hiện - cho biết các nghiên cứu khí hậu trước đây chỉ xem xét đến sự thay đổi lượng mưa hay nhiệt độ trung bình trong thế kỷ tới khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng; còn nghiên cứu lần này chú ý nhiều hơn đến những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết có thể xảy ra.
“Đây là những thay đổi khắc nghiệt, chứ không phải là trung bình, và là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại cho xã hội và ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái”, Claudia Tebaldi, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Các nhà nghiên cứu đã dựa vào công trình nghiên cứu mô phỏng từ 9 kiểu khí hậu khác nhau trong giai đoạn 1980-1999 và 2080-2099. Các mô phỏng này được tạo ra trên các siêu máy tính ở các trung tâm nghiên cứu tại Pháp, Nga, Nhật Bản và Mỹ. Họ đã tính toán được 10 chỉ số thay đổi khí hậu khác nhau, với 5 chỉ số có liên quan đến nhiệt độ và 5 chỉ số liên quan đến hơi ẩm. 10 chỉ số này bao gồm: thời gian nắng nóng, sự khác biệt giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm, sự kéo dài thời gian các mùa, ngày lạnh, đêm nóng và 5 yếu tố có liên quan đến lượng mưa.
Các tính toán cho thấy vào khoảng năm 2050-2080, số đêm cực nóng và thời gian các đợt nóng sẽ tăng đáng kể ở gần như tất cả các khu vực đất liền trên khắp thế giới; và vào các đợt nóng hay các đêm cực nóng, số ca tử vong có thể nhiều hơn do người dân ít có cơ may hạ nhiệt qua đêm hơn.
Đa số các khu vực phía bắc sẽ có nhiệt độ khoảng 41 độ C, như miền bắc nước Mỹ, Canada; còn đa số các khu vực châu Âu lại có nhiều ngày mưa to hơn. Thêm vào đó, tình trạng khô hanh có thể kéo dài ở khu vực miền tây nước Mỹ, nam châu Âu, đông Brazil và nhiều nơi khác. Khô hanh là một trong nhiều nhân tố sinh ra và làm gia tăng tình trạng hạn hán.
Thời gian các mùa cũng có thể kéo dài đáng kể ở đa số khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.
Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thế kỷ tới có thể giảm nguy cơ xảy ra các thay đổi khí hậu tồi tệ nhất

Nghiên cứu - do nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ thực hiện - cho biết các nghiên cứu khí hậu trước đây chỉ xem xét đến sự thay đổi lượng mưa hay nhiệt độ trung bình trong thế kỷ tới khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng; còn nghiên cứu lần này chú ý nhiều hơn đến những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết có thể xảy ra.
“Đây là những thay đổi khắc nghiệt, chứ không phải là trung bình, và là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại cho xã hội và ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái”, Claudia Tebaldi, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Các nhà nghiên cứu đã dựa vào công trình nghiên cứu mô phỏng từ 9 kiểu khí hậu khác nhau trong giai đoạn 1980-1999 và 2080-2099. Các mô phỏng này được tạo ra trên các siêu máy tính ở các trung tâm nghiên cứu tại Pháp, Nga, Nhật Bản và Mỹ. Họ đã tính toán được 10 chỉ số thay đổi khí hậu khác nhau, với 5 chỉ số có liên quan đến nhiệt độ và 5 chỉ số liên quan đến hơi ẩm. 10 chỉ số này bao gồm: thời gian nắng nóng, sự khác biệt giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm, sự kéo dài thời gian các mùa, ngày lạnh, đêm nóng và 5 yếu tố có liên quan đến lượng mưa.
Các tính toán cho thấy vào khoảng năm 2080-2099, số đêm cực nóng và thời gian các đợt nóng sẽ tăng đáng kể ở gần như tất cả các khu vực đất liền trên khắp thế giới; và vào các đợt nóng hay các đêm cực nóng, số ca tử vong có thể nhiều hơn do người dân ít có cơ may hạ nhiệt qua đêm hơn.
Đa số các khu vực phía bắc sẽ có nhiệt độ khoảng 40 độ C, như miền bắc nước Mỹ, Canada; còn đa số các khu vực châu Âu lại có nhiều ngày mưa to hơn. Thêm vào đó, tình trạng khô hanh có thể kéo dài ở khu vực miền tây nước Mỹ, nam châu Âu, đông Brazil và nhiều nơi khác. Khô hanh là một trong nhiều nhân tố sinh ra và làm gia tăng tình trạng hạn hán.
Thời gian các mùa cũng có thể kéo dài đáng kể ở đa số khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.
Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thế kỷ tới có thể giảm nguy cơ xảy ra các thay đổi khí hậu tồi tệ nhất