VicoTas
Câu hỏi
avatar hachanuy
25/06/2013 21:24

Thừa kế tài sản chung, không có di chúc khi bị khởi kiện

Tài sản do ông bà để lại là một căn nhà. Giấy chủ quyền sở hữu gồm 8 người. Trong đó có 2 người đã xuất cảnh nước ngoài >10 năm. Nhà hiện nay có 2 gia đình đang ở được trên 20 năm. Hiện nay có 1 người trong 8 người được quyền thừa kế ở Việt Nam khởi kiện 1 người đang ở trong nhà cản trở việc chia tài sản thừa kế. Người này muốn bán chia tài sản cho tất cả mọi người có quyền thừa kế( khởi kiện tại tòa án Nhân Dân TP) Nhà đã ở trên 40 năm, việc duy trì căn nhà, cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế cho nhà nước được đến ngày hôm nay là do 2 người đang ở hiện tại bỏ tiền ra và sữa chữa. Trong TH này thì việc chia thừa kế sẽ như thế nào khi không hòa giải được. Nếu muốn tránh bỏ việc bị kiện cản trở chia tài sản thì phải làm thế nào?
Các người đã ở và giữ căn nhà có được những quyền lợi gì
Thanks

Danh sách câu trả lời (1)
avatar ncnncn 21/05/2013 10:42
Căn cứ theo khoản 1 Điều 676 Luật dân sự, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết". Di sản thừa kế còn lại để chia sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ của người chết, ví dụ như nợ nần...sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ rồi thì số di sản còn lại sẽ chia đều cho tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Trong trường hợp các bên không có văn bản ghi nhận di sản là tài sản chung nhưng chưa chia thì quá thời hạn 10 năm sẽ không được quyền yêu cầu Tòa giải quyết.bạn có thể tham khảo Nghị quyết số 02_2004_NQ-HDTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Tôi đã up lên diễn đàn mục văn bản dân sự tố tụng dân sự - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC)
xin trích dẫn nội dung sau trong Nghị quyết để bạn tham khảo:
"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".
cách mà không muốn khởi kiện thì chỉ có cách làm một bản thỏa thuận được giữa các thành viên thôi. Chúc bạn thành công.Tôi làm nghề Luật sư Nếu có vấn đề cần tôi giúp có thể email cho tôi: m_anhqn@yahoo.com.vn
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Thừa kế
Rao vặt Siêu Vip