Câu hỏi

29/05/2013 11:02
Tìm hiểu về Bộ Phân tần chủ động
Chào các bác ,hiện em đang sử dụng loa Mordaunt Short MS300 2 trung 1 treble bị thiếu dải Trung trầm ,có bác gợi ý em làm bộ phân tần chủ động và sử dụng bộ loa khác đảm nhận dải dưới .Em chưa hiểu lắm về khái niệm phân tần này.
Lắp ngoài hay lắp trong loa ?
Có thể điều chỉnh tần số cắt ko và điều chỉnh như thế nào ?
Còn nữa việc DIYcó khả thi không vì em rất muốn giữ lại cặp loa này vì tiếng trung cao quá hay?
Các bác góp mỗi người vài ý cho em nhé
Lucky
29/05/2013 11:02
Lắp ngoài hay lắp trong loa ?
Có thể điều chỉnh tần số cắt ko và điều chỉnh như thế nào ?
Còn nữa việc DIYcó khả thi không vì em rất muốn giữ lại cặp loa này vì tiếng trung cao quá hay?
Các bác góp mỗi người vài ý cho em nhé
Danh sách câu trả lời (1)

Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Ví dụ về một sơ đồ biểu thị tần số cắt của một bộ phân tần 3 đường tiếng tại các điểm 500Hz, 7KHz như sau :
Driver1: Làm việc từ 20Hz-500Hz
Driver2: Làm việc từ 500Hz-7kHz
Driver3: Làm việc từ 7kHz-20kHz
Khoảng tần số 20Hz-20kHz là ngưỡng mà tai người có thể cảm nhận --> Nghe được.
1- Phân tần thụ động - Pasive Crossover (PC)
Loa của hãng như của bác hoặc bán trên thị trường thì trong mỗi thùng loa có 1 bộ Crossover (phân tần) đi kèm có tác dụng chia tần số của tín hiệu từ Ampli đưa vào Crossover cho phù hợp với khả năng làm việc của từng Driver
Vậy sơ đồ làm việc là :
CD--> Ampli----> Passive Crossover(PC)----->
--->Driver 1
--->Driver 2
.................
--->Driver n
Khi đó:
Tín hiệu vào Ampli để tới Crossover có dải tần 20Hz-20kH
2- Phân tần chủ động động - Active Crossover (AC)
Ta hãy xem sơ đồ làm việc trước :
CD--> Active Crossover (AP)----->
Ampli 1---->Driver 1
Ampli 2 --->Driver 2
...............................
Ampli n --->Driver n
Khi đó :
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli 1 có dải tần 20Hz-a Hz
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli 2 có dải tần aHz-bkHz
.....
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli n có dải tần xHz-20kHz...
Sự khác nhau thể hiện ở chỗ :
- AC đấu thẳng Ampli vào Driver không qua Crossover
- Mỗi Driver cần 1 Ampli (1 kênh của một Ampli tích hợp hoặc 1 Ampli của một mono Ampli)
- Có thể tùy biến được trị số cắt tại các dải tần .
3 - Trường hợp nào dùng được AC hay PC ?
- Khi có các Diver riêng lẻ phù hợp với các dải tần mà AC đã có hoặc dự kiến sẽ chế tạo hay mua sắm .
- Tháo bỏ PC của thùng loa có sẵn để dùng với AC.
4 - Kết luận
Vậy trường hợp thùng loa có sẵn như bác mà không muốn gỡ bở PC có sẵn trong thùng để làm AC thì việc thêm 1 dải tần để bổ sung phần trung trầm là phức tạp và không kinh tế, trong trường hợp PC của thùng loa không ghi rõ khoảng tần số làm việc thì sẽ khó hơn khi xác định chính xác khả năng làm việc tốt nhất của từng Driver .
Ví dụ về một sơ đồ biểu thị tần số cắt của một bộ phân tần 3 đường tiếng tại các điểm 500Hz, 7KHz như sau :
Driver1: Làm việc từ 20Hz-500Hz
Driver2: Làm việc từ 500Hz-7kHz
Driver3: Làm việc từ 7kHz-20kHz
Khoảng tần số 20Hz-20kHz là ngưỡng mà tai người có thể cảm nhận --> Nghe được.
1- Phân tần thụ động - Pasive Crossover (PC)
Loa của hãng như của bác hoặc bán trên thị trường thì trong mỗi thùng loa có 1 bộ Crossover (phân tần) đi kèm có tác dụng chia tần số của tín hiệu từ Ampli đưa vào Crossover cho phù hợp với khả năng làm việc của từng Driver
Vậy sơ đồ làm việc là :
CD--> Ampli----> Passive Crossover(PC)----->
--->Driver 1
--->Driver 2
.................
--->Driver n
Khi đó:
Tín hiệu vào Ampli để tới Crossover có dải tần 20Hz-20kH
2- Phân tần chủ động động - Active Crossover (AC)
Ta hãy xem sơ đồ làm việc trước :
CD--> Active Crossover (AP)----->
Ampli 1---->Driver 1
Ampli 2 --->Driver 2
...............................
Ampli n --->Driver n
Khi đó :
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli 1 có dải tần 20Hz-a Hz
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli 2 có dải tần aHz-bkHz
.....
Tín hiệu sau khi được AC chia cắt vào Ampli n có dải tần xHz-20kHz...
Sự khác nhau thể hiện ở chỗ :
- AC đấu thẳng Ampli vào Driver không qua Crossover
- Mỗi Driver cần 1 Ampli (1 kênh của một Ampli tích hợp hoặc 1 Ampli của một mono Ampli)
- Có thể tùy biến được trị số cắt tại các dải tần .
3 - Trường hợp nào dùng được AC hay PC ?
- Khi có các Diver riêng lẻ phù hợp với các dải tần mà AC đã có hoặc dự kiến sẽ chế tạo hay mua sắm .
- Tháo bỏ PC của thùng loa có sẵn để dùng với AC.
4 - Kết luận
Vậy trường hợp thùng loa có sẵn như bác mà không muốn gỡ bở PC có sẵn trong thùng để làm AC thì việc thêm 1 dải tần để bổ sung phần trung trầm là phức tạp và không kinh tế, trong trường hợp PC của thùng loa không ghi rõ khoảng tần số làm việc thì sẽ khó hơn khi xác định chính xác khả năng làm việc tốt nhất của từng Driver .
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Âm thanh
Rao vặt Siêu Vip