VicoTas
Câu hỏi
Mạnh Linh thieugia88
29/10/2013 01:23

Tranh chấp nuôi con 4 tuổi

Em muốn hỏi 2 vợ chồng muốn ly hôn, đã có 1 đứa con gái 4 tuổi và không thỏa thuận được quyền trực tiếp nuôi con. Vậy nếu ra Tòa thì tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện nào để quyết định quyền nuôi con.

Danh sách câu trả lời (2)
avatar bucophi 29/10/2013 01:23
Bạn vào đây nghiên cứu nhé

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/category/luat-hon-nhan-va-gia-dinh/
avatar congtudatinh 29/10/2013 01:23
Bạn tham khảo bài viết dưới đây nhá:

Các vấn đề của bạn hỏi đều nằm ở bài viết bên dưới:

1. Trường hợp người đồng nhất quyết đơn phương xin ly hôn mặc dù người vợ không đồng ý

Khoản 2, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ, nếu chồng chị vẫn kiên quyết đơn phương xin ly hôn và nộp đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn hoặc giải thích cho chồng chị về việc anh chưa có quyền yêu cầu ly hôn để anh tự nguyện rút đơn về. Sau khi được giải thích, nếu chồng chị vẫn kiên quyết không rút đơn thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung và quyết định bác đơn yêu cầu xin ly hôn của chồng chị. Trong trường hợp bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Vì vậy, nếu chị không đồng ý ly hôn (tức là không thuận tình ly hôn) thì chồng chị sẽ không có quyền đơn phương xin ly hôn cho đến khi đứa con thứ hai của chị được tròn 12 tháng tuổi. Do vậy cũng không phát sinh các vấn đề mà chị thắc mắc như quyền được trực tiếp nuôi hai con và nghĩa vụ của chồng sau khi ly hôn.

2. Trường hợp người vợ đồng thuận ly hôn

Nếu chị cân nhắc và quyết định đồng ý ly hôn với chồng, đồng ý ký vào đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết cho anh chị ly hôn nếu có đủ căn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi đó sẽ phát sinh các vấn đề sau:

2.1. Thứ nhất, về quyền trực tiếp nuôi con

Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Nếu đứa con đầu tiên của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được nuôi cháu và đứa con thứ hai sau khi sinh chị cũng sẽ được nuôi. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…

2.2. Thứ hai, về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

Điều 92 và 94 Luật HNGĐ quy định:

- Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

- Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

2.3. Thứ ba, Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

Điều 56 Luật HNGĐ quy định: Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Như vậy, nếu chị giành được quyền trực tiếp nuôi cả hai con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chị để chị có thêm điều kiện nuôi con. Vì đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề mà chị đang quan tâm, mong muốn chị sẽ có phương án giải quyết tốt nhất cho cuộc sống của mình.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Hôn nhân gia đình
nophoto Em gái tôi sinh ngày 28 tháng 06 năm 1992 đã đủ tuổi đăng ký kết hôn chưa

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Tôi muốn lấy chồng, nhưng lấy ai bây giờ đây

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

lê văn nguyên Bạn có chấp nhận không

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Có cách nào khắc phục được những xung khắc về tuổi của 2 vợ chồng ko

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Dùng tư thế lạ, có phải anh ấy hư hỏng

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Sao chàng hay ghen

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Giúp mình mới, mình đã có gia đình nhưng luôn nhớ người yêu cũ phải làm sao

Đăng lúc: 01:23 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Thế nào là tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Làm gì khi vợ bỏ về nhà mẹ đẻ

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Hiếm muộn con

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Tôi phải làm sao khi chồng đòi ly hôn

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Nhịp sinh học có ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto 8 kiểu đàn ông không nên lấy làm chồng các nàng or chàng zo xem nhe

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Hâm nóng tình cảm vợ chồng như thế nào mọi người nhỉ

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Cha tôi đang chung sống với người phụ nử khác , mẹ tôi muốn ly hôn thì tài sản cha mẹ có chia cho c

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

Chip chip Cho em hỏi biến chứng khi phá thai thuốc, ko thành công thai còn lưu lại.

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Khi có thai được 5 tuần toi đi hút điều hòa kinh nguyệt,hơn 1 tuần sau tôi dung que thử vẫn có hai v

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

Xuân Trọng Có nên lẳng lơ một chút để chồng quotyêuquot

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto Hai người đã đám cưới, nhưng chưa làm giấy đăng ký kết hôn.

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

nophoto HOÀ GIẢI CƠ SỞ LÀ THỦ TỤC BẮT BUỘC TRƯỚC KHI VỢ CHỒNG YÊU CẦU LY HÔN TẠI TOÀ ÁN

Đăng lúc: 01:22 - 29/10/2013 trong Hôn nhân gia đình

Rao vặt Siêu Vip