
Tư vấn cho em thuốc tra mắt chữa tât cận thị với em cảm ơn nhiều??

Mình đã tìm hiểu và tham khảo được một cách rất hay và hiệu quả đó là sử dụng kính luyện mắt theo phương pháp của giáp sư Bates để thư giãn và giúp cho mắt trở về trạng thái cân bằng, hỗ trợ chữa các tật về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, ...
Kính gồm các lỗ nhỏ được bố trí đặc biệt để mắt có thể điều tiết theo hướng tích cực và hiệu quả, nó rất phổ biến tại Nhật Bản và các nước châu Âu, Amazon.com cũng bán nhiều.
Thông tin về kính luyện mắt bạn có thể tìm trên Google với từ khóa "kính luyện mắt" hoặc "Pinholes Glasses".
Chúc bạn vui!

Chào bạn
Ko có thuốc nhỏ mắt nào chữa khỏi đc cận thị đâu nhé bạn,
Cẩn thận với mổ cận thị bằng lasik
Một số trường hợp mổ cận thị bằng lasik, đang than phiền về khả năng nhìn. Vài trường hợp khác gặp rủi ro do dụi mắt vì tấm giác mạc mỏng manh tưởng đã liền lại bị xô lệch, thậm chí bong hẳn. Về lâu dài, các bác sĩ cảnh báo, cần dè chừng với kỹ thuật này.
Lệch vạt
Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ 28 tuổi bị chấn thương đụng dập vào mắt trái. Cách đó bốn năm, chị mổ cận bằng lasik (phương pháp mổ mắt cận tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay). Các bác sĩ cắt một vạt giác mạc mỏng, lật lên, rọi tia lazer vào lớp giác mạc bên trong rồi đậy lại như cũ.
Không có biến chứng nào xảy ra ở những năm đầu sau mổ. Tuy nhiên sau chấn thương, vạt giác mạc bị lật lên bốn năm trước nay bị xô lệch lên phía trên với các nếp nổi và dầy. Nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường.
Theo các bác sĩ, lệch vạt do chấn thương là biến chứng thường thấy sau lasik, nhiều nhất là sau khi mổ, với tỷ lệ 1% - 2%. Đã có những báo cáo mô tả những trường hợp bị lệch vạt muộn sau mổ lasik 38 tháng, nhưng trường hợp này được coi là lâu nhất với thời gian 47 tháng.
Trước đây người ta thường nghĩ giác mạc sau mổ lasik có khuynh hướng hóa sợi dần dần theo thời gian làm cho vạt không thể bị xô lệch được nữa. Nhưng trường hợp nói trên chứng tỏ vạt vẫn chỉ gắn yếu ớt vào giác mạc, có thể bị thương tổn do chấn thương, thậm chí do dụi mắt.
“Kinh nghiệm từ trường hợp này cho thấy cần thông báo với bệnh nhân trước và sau khi mổ về những biến chứng muộn của vạt có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào sau này, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ dễ bị chấn thương do tính chất nghề nghiệp như quân đội, cảnh sát v.v...” - bác sĩ Lê Việt Sơn, Phó trưởng Khoa Mắt, BV Bạch Mai, thừa nhận.
Rối loạn thị giác
Một số bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công, có kết quả rất tốt. Tuy nhiên họ vẫn than phiền có những rối loạn thị giác trong môi trường ánh sáng yếu như cảm giác mờ hơn ban ngày, lóa đèn, thấy hào quang quanh nguồn sáng. Điều này gây phiền toái và cản trở phần nào cuộc sống.
Vẫn theo bác sĩ Sơn, trước đây, các nhà lâm sàng thường chỉ dựa vào thị lực và khúc xạ sau mổ để đánh giá hiệu quả phẫu thuật lasik. Tuy vậy, thị lực chỉ phản ánh một lượng thông tin hạn chế về chức năng thị giác.
“Phương pháp lasik cực kỳ hiện đại, nhưng nói sau mổ sẽ hoàn toàn như mắt người không cận thì không phải”, bác sĩ Sơn khẳng định,
Trong các trường hợp này, chất lượng thị giác giảm mặc dù thị lực vẫn tốt. Các chuyên gia về mắt cho rằng để đánh giá kết quả phẫu thuật khúc xạ, ngoài việc đạt chính thị sau mổ và thị lực tốt, cần phải có thêm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ quang học mắt.
Mắt khô, mất cảm giác
Các nhà khảo cứu thấy mật độ thần kinh giác mạc giảm sau lasik kèm theo giảm mật độ tế bào giác mạc. “Thần kinh giác mạc cho những phản xạ cần thiết để tránh các kích thích có hại và bảo tồn những chức năng bình thường của giác mạc và cơ cấu của giác mạc. Chức năng cảm giác không còn khi thần kinh giác mạc bị cắt đứt hay bị loại bỏ sau lasik” – bác sĩ Sơn lý giải.
Những ảnh hưởng này có thể chỉ được nhận biết vài đến vài chục năm sau mổ.
“Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy đến trong và ngay sau khi mổ” - bác sĩ Nguyễn Anh Đức, Khoa Mắt trẻ em, BV Mắt Trung ương, nói - “Có những sự cố khi phẫu thuật như cắt vạt ngắn hơn dự định; cắt đứt cả vạt; cắt vạt quá mỏng, quá dầy gây tổn thương cho mắt”.
bác sĩ Đức còn đề cập đến tình trạng mắt cố định không tốt khi mổ làm vùng can thiệp lazer lệch khiến thị lực không tốt hoặc loạn thị. Đặc biệt, nhiễm trùng sau mổ là điều hoàn toàn có thể xảy ra và không thể nói trước được.
Cần nghiên cứu thêm
Theo các chuyên gia nhãn khoa, lasik dù đã xuất hiện khoảng vài chục năm trở lại đây, nhưng nó vẫn còn mới mẻ ngay cả với những nước tiên tiến trên thế giới.
Thời gian lasik xuất hiện chưa đủ để tiến hành các nghiên cứu dài hơi, cho phép đưa ra những kết luận cuối cùng về ảnh hưởng của phương pháp này tới sức khỏe lâu dài của đôi mắt.
“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm” - bác sĩ Sơn cho biết.
rong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu có lẽ trong vài chục năm nữa, thiết nghĩ việc thông tin đầy đủ cho bệnh nhân những rủi ro có thể xảy ra, những nguy cơ có thể xuất hiện về sau, tại các cơ sở y tế có dịch vụ mổ mắt lasik, là cần thiết và công bằng đối với bệnh nhân.
“Chúng tôi không bao giờ khuyên bệnh nhân nên mổ mà chỉ tư vấn những trường hợp nào có thể mổ, trường hợp nào không. Đây là phẫu thuật lựa chọn. Ai bằng lòng với kính thì cứ đeo!” – bác sĩ Đức Anh nói.

Điều trị cận thị
Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ (kính - điốp hay gọi là kính cận thị).
Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.
Ngoài kính gọng bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.
Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).
Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị.
Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.
Phẫu thuật:
- Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.
- Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng laser excimer (LASIK).
Cận thị tiến triển (tăng số kính) - đây không chỉ là đơn thuần rối loạn chức năng thị giác có thể chỉnh kính mà là một biểu hiện bệnh lý có biến chứng tương đối nguy hiểm. Phương pháp dùng laser hồng ngoại năng lượng thấp có độ dài bứơc sóng 1,3 micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập điều tiết trên máy là một trong những phương pháp mới, hiện đại điều trị tiến triển cận thị ở trẻ em dựa trên nguyên lý: Tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của cơ điều tiết - đang được áp dụng điều trị tại Bệnh viện Mắt TW.
Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).