Câu hỏi

30/05/2013 09:45
Tư vấn cho tôi vê viêm tai giữa thanh dịch?
Tôi có dấu hiệu tai đôi lúc bị ù và lọc ọc. Đi nội soi bác sĩ nói tôi bị viêm tai giữa thanh dịch. Tôi đã tiêm kháng sinh nhưng không thấy chuyển biến gì. Xin bác sĩ cho biết tôi phải diều trị như thế nào?
Xman
30/05/2013 09:45
Danh sách câu trả lời (1)

Đối với bệnh viêm tai giữa thanh dịch, ngoài thăm khám kỹ như nội soi tai, làm nghiệm pháp Valsava (bịt mũi, ngậm miệng thổi mạnh và quan sát xem màng nhĩ có chuyển động hay không) còn phải đo nhĩ lượng đồ.
Đây là một xét nghiệm rất khách quan, khi tai giữa có dịch, trên nhĩ lượng đồ sẽ có hình ảnh rất đặc trưng. Xét nghiệm này vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị theo dõi. Khi đã được chẩn đoán chính xác là bệnh viêm tai giữa thanh dịch thì việc quan trọng là phải nội soi vòm họng để đánh giá vòm họng, và kiểm tra lỗ vòi nhĩ để loại trừ có khối u hoặc tình trạng viêm nhiễm ở vùng này hay không, đặc biệt là trong viêm tai giữa thanh dịch một bên.
Việc điều trị bệnh lý này cũng hết sức khó khăn, bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh (nếu nhiễm trùng), kháng viêm và các thuốc hỗ trợ như tan dịch nhầy hoặc kháng dị ứng nếu có kéo dài hàng tháng, đồng thời thường xuyên theo dõi đánh giá lại, nếu sau 3 đến 6 tháng lượng dịch trong tai giữa không giảm đồng thời có giảm thính lực, có thể bác sĩ sẽ chỉ định đặt thêm một ống thông xuyên qua màng nhĩ để cân bằng áp lực giữa tai giữa và tai ngoài giúp bệnh mau chóng bình phục và không để lại biến chứng.
Đây là một xét nghiệm rất khách quan, khi tai giữa có dịch, trên nhĩ lượng đồ sẽ có hình ảnh rất đặc trưng. Xét nghiệm này vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị theo dõi. Khi đã được chẩn đoán chính xác là bệnh viêm tai giữa thanh dịch thì việc quan trọng là phải nội soi vòm họng để đánh giá vòm họng, và kiểm tra lỗ vòi nhĩ để loại trừ có khối u hoặc tình trạng viêm nhiễm ở vùng này hay không, đặc biệt là trong viêm tai giữa thanh dịch một bên.
Việc điều trị bệnh lý này cũng hết sức khó khăn, bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh (nếu nhiễm trùng), kháng viêm và các thuốc hỗ trợ như tan dịch nhầy hoặc kháng dị ứng nếu có kéo dài hàng tháng, đồng thời thường xuyên theo dõi đánh giá lại, nếu sau 3 đến 6 tháng lượng dịch trong tai giữa không giảm đồng thời có giảm thính lực, có thể bác sĩ sẽ chỉ định đặt thêm một ống thông xuyên qua màng nhĩ để cân bằng áp lực giữa tai giữa và tai ngoài giúp bệnh mau chóng bình phục và không để lại biến chứng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip