
Tư vấn mua các dụng cụ làm bánh?
Mua những dụng cụ gì để làm bánh và nên mua ở đâu?

Cách đây hơn 3 năm, mình chập chững bước vào thế giới của bánh trái. Xuất phát từ sự ngưỡng mộ đối với những chiếc bánh mà chị phó giám đốc bên công ty cũ thường làm và mang đến chia sẻ với mọi người, cộng với việc khi sang công ty mới, mình được làm việc cùng phòng với 1 “cao thủ bánh trái” – Dế Mun. Vậy là từ đó, bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình của Dế Mun, mình được làm quen với khuôn, bơ, bột, đường …
Với bản tính cả thèm chóng chán, sợ không theo được với ý thích này 1 cách lâu dài nên ban đầu mình chỉ đầu tư những dụng cụ cơ bản nhất, rẻ nhất và chỉ dừng ở mức đủ để làm được 1 số loại bánh cơ bản. Vậy, những thứ cơ bản mình có khi đó là gì?
- Một lò nướng Philips 28lít xin được của mẹ.
- Một máy đánh trứng cầm tay Philips.
- Một cân cơ Nhơn Hoà.
- Một số khuôn vuông, chữ nhật, khuôn tròn đáy rời/ đáy liền, khuôn trái tim, khuôn tart to, khuôn hoa, ring to và khuôn chiffon.
- Các loại khuôn nhỏ hơn: khuôn muffin, khuôn madelines, ring nhỏ, tim nhỏ các cỡ, khuôn tart, khuôn đổ caramel, cookies cutter các hình, khuôn ép há cảo, khuôn ép trứng luộc.
- Dụng cụ trang trí bánh kem: bàn xoay, đế bánh, dụng cụ tạo viền răng cưa, dụng cụ fết bánh, túi bắt kem, các loại đui, dao cắt bánh…
- Các thứ lỉnh kỉnh khác: Túi giấy bóng đựng cookies, cây cán bột, hộp mài vỏ cam, phới lồng, cây vét bột, dao cắt pizza, chổi silicon, chổi nhựa, dao cắt bơ, cupcake liners, ruybăng.
- Dụng cụ đong đo
- Một bộ cookie press để làm bánh quy.
- Một máy làm bánh waffle.
- Một lò nướng bánh mỳ tự động Breadman.
Chapter II ( updating…)
Vậy là sau một thời gian đắm đuối với bánh trái, mình đã vượt qua được quãng thời gian gọi là “thử thách”. “Thời gian thử thách” ở đây được mình đặt ra khi bắt đầu niềm đam mê này. “Thử thách” được đo bằng tần suất làm bánh, bằng việc thử nghiệm các công thức mới, bằng việc đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá các thành phần, cấu tạo của bánh, bằng việc cập nhật các dụng cụ, máy móc mới hàng ngày. Và rồi sau một thời gian, mình thấy niềm đam mê này không hề giảm sút đi mà ngày càng tăng lên để trở thành một phần cuộc sống của mình. Và đến bây giờ, khi thời gian thử thách đã qua, thì mình bắt đầu có ý định đầu tư nghiêm túc cho thú vui này của mình.
1. Lò nướng đã được thay mới. Chiếc lò cũ được trở lại với chủ cũ với mục đích thúc đẩy mẹ làm lại những chiếc bánh ngày xưa. Chiếc lò mới rộng rãi hơn, đủ để làm thật nhanh nhiều mẻ bánh: Electrolux EOB31002X.
2. Máy đánh trứng đã được “nâng đời”. KA Artisan, 350W, 5 quarts. Có khả năng trộn bột bánh mỳ khá tốt, đánh trứng rất nhanh và nhàn do không phải cầm tay.
Và giờ Artisan đã được thay bằng Studio của Đức với công suất 1200 W.
- Cân điện tử Kintrex, nhìn rất giống ….Iphone, dùng rất tiện, có thể trừ bì khi cân. Cân chuẩn xác từng gam. Rất xứng đáng để đầu tư.
- Đồng hồ hẹn giờ: tiện dụng để nhắc nhở khi ủ bột.
- Nhiệt kế đo nhiệt thức ăn: đặc biệt cần khi nấu các loại syrup, nấu kẹo, đun lòng trắng trứng, sữa …
- Nhiệt kế đo nhiệt lò nướng: được sử dụng để đảm bảo nhiệt trong lò đạt đúng nhiệt độ mong muốn. Dụng cụ này rất nên có, vì 95% các lò nướng đều bị sai số về nhiệt, giá thành cũng không đắt, chỉ từ 150 – 200k.
4. Các loại khuôn.
Phải nói rằng, được sở hữu những chiếc khuôn chuyên dụng, đẹp về cả chất liệu lẫn hình thức là một điều đáng mơ ước đối với mỗi chị em làm bánh chúng mình. Và để có được những chiếc khuôn ý, bản thân mình cũng phải sắm dần dần và rất kìm hãm để tránh bị sa đà quá nhiều gây tốn kém không cần thiết. Tạm thời, mình chia khuôn bánh của mình ra làm 5 loại:
A. Những chiếc khuôn mơ ước Nordicware:
+ Khuôn ô tô, đựơc lưạ chọn để dành riêng cho con trai.
+ Khuôn bundt cake, 1 bộ 2 chiếc giá khá rẻ 17$.
+ Khuôn các loại muông thú, mua được giá sale off từ topic mẹ Dứa.
+ Khuôn teacake 30 lỗ dành riêng cho những dịp cần làm bánh đãi tiệc số lượng lớn.
B. Khuôn chuyên dụng:
+ Khuôn cupcake to và nhỏ, mình thường làm cupcake nhỏ, còn khuôn cupcake to thường dùng để làm egg tart.
+ Khuôn bánh mỳ:
* Bánh mỳ sandwich: khuôn nhôm Hàng Thiếc.
* Bánh mỳbaguette: có lỗ thông khí ở đáy, giúp bánh giòn đều các mặt.
+ Khuôn mini cheesecake/ mousse đế rời: thích hợp làm ra những chiếc bánh nhỏ xinh vừa miệng, đế rời nên lấy bánh ra dễ dàng.
+ Khuôn donuts nướng, phần thưởng của Baking Challenge.
+ Khay nướng pizza, có nhiều lỗ và rãnh nhỏ giúp đế bánh giòn đều.
+ Khuôn trung thu: bằng nhựa cứng, có lò xo đẩy, cónhiều mặt thay thế, với 2 kích cỡ thông dụng là 63g và 85g.
C. Khuôn chống dính:
+ Khuôn springform: thành khuôn có thể tháo rời, thích hợp làm mousse, cheesecake.
+ Khuôn madelines: lớp chống dính giúp bánh lấy ra rất dễ dàng.
D. Khuôn silicon:
+ Khuôn madelines: bánh sò làm bằng khuôn silicon phải nói là rất thích, trộn bột xong chỉ việc fun vào khuôn, đưa vào lò nướng, bánh chín mang khuôn ra úp ngược, bánh rơi lộp bộp luôn.
+ Silpat: là tấm trải = silicon, dùng để lót bề mặt khay khi nướng bánh quy, bánh mỳ, … tái sử dụng được.
E. Khuôn đổ thạch:
+ Khuôn Ikea, bao gồm khuôn hoavà tim.
+ Khuôn nhựa các hình hoa và trái cây:
5. Các loại cutter:
- Cookie cutter:
+ Lady cutter:
+ Cracker cutter & dụng cụ châm lỗ:
- Pizza cutter:
- Donut cutter:
- Dao cắt lớp bánh gateau & tỉa thành bánh gateau: cần chọn loại dao thật mỏng, có răng cưa.
- Dao cắt bánh mỳ & dụng cụ cắt lát bánh mỳ sandwich:
6. Dụng cụ trang trí bánh kem:
- Bộ hoa văn trang trí mặt bánh kem (bộ này là của VN, nhái lại của nước ngoài, mua ở Hàng Thiếc, sắc nét và hình giống hệt bộ của Tây, mà lại rẻ bằng 1/4):
- Bộ dao trét bánh 7 món: là bộ dao chuyên dụng của bên mỹ thuật, dân lành bánh dùng ké để trét những chi tiết nhỏ và khó, hihi.
- Dao trét mặt và thành bánh.

13. Khuôn đế rời (Springform Pan)
- Có thể tháo rời bộ phận đế khuôn giúp dễ dàng lấy bánh ra, thường dùng để nướng bánh cheese hay các loại bánh theo yêu cầu.
- “Cake Mold” có thể tăng giảm to nhỏ từ 6-inch đến 12-inch (dùng làm khuôn bánh hay làm mousse ring cũng rất tiện).
- 3 cái khuôn tròn + thanh chặn để làm thành bánh ca rô
14. Khuôn bánh bông lan chiffon (Angel Food Cake Pan)
- Khuôn này cũng có phần đế rời, có lõi khuôn ở giữa giúp cho bánh leo nở được cao hơn. Loại khuôn này thường không dùng bơ hay bất cứ loại dầu chống dính nào.
15. Khuôn bánh… (Bundt Pan or Tube Pan)
- Khuôn này có rất nhiều mẫu mã khác nhau, chỉ có 1 điểm giống nhau là có lõi ở giữa. Thường dùng để làm bánh bông lan bơ (pound cake, butter cake), hay có thể ứng dụng tuỳ ý.
16. Khuôn bánh sò/Khuôn Muffin/Cupcake… (Madeleine pan/Muffin Pan…)
- Khuôn sò thường dùng cho bánh Madeleine. Khuôn tròn dùng cho bánh Muffin hoặc Cupcake (có sử dụng thêm cup bằng giấy) . Còn khuôn hoa thì tuỳ ý.
17. Khuôn bánh mì (Loaf Pan/Baguette Pan)
- Khuôn dạng hình chữ nhật dùng để làm bánh mì gối (sandwich), bánh mì bơ, bánh bông lan bơ… Khay rãnh dài dùng làm bánh mì ổ pháp hay bánh mì Việt Nam.
18. Khuôn bánh Pie/Tart (Pie Pan/Tart Pan)
- Khuôn bánh Tart có 2 loại đế liền và đế rời.
19. Giấy chống dính/giấy bạc/cup giấy (Parchment paper/Aluminum foil/Muffin or Cupcake cup)
- Cup giấy thường dùng để làm bánh cupcake or bánh muffin (khung giấy mềm nên cần dùng với khuôn muffin).
- Gíây chống dính còn được gọi là giấy nến & tấm màu xanh là tấm nhựa chống dính (xài loại này tốt & tiện lội hơn).
20. Khuôn các loại…
- Khuôn cắt bánh quy (cookie), khuôn ống loa dùng để quấn bánh ống (đựng kem ăn), Khuôn bánh mì Brioche, khuôn tart nhỏ.
21. Khuôn bánh flan/Custard/Souffle… (Ramekin/Souffle Dish)
22. Khuôn làm kẹo chocolate (Candy Mold Chocolate)
23. Đui & dù bắt bông kem (Master Tip Set)
- Đui dùng để bắt bông kem cho bánh sinh nhật…, dù tròn dùng để bắt hoa hồng. Có thể dùng để tạo hình bánh choux và các loại bánh cookie.
24. Các dụng cụ làm bánh kem
- Đồ cắt bánh bông lan, bàn xoay, dao trét/chà láng kem, lược răng cưa/miếng tam giác răng cưa (dùng để tạo vân trên kem), kéo cắt bông kem để di chuyển, túi nylông đựng kem…
- Khuôn in chữ/hoa để làm dấu trên bánh kem (sau đó mình dùng đui chỉ nhỏ để bóp kem chạy theo dấu in sẵn để tạo hình)
25. Các dụng cụ khác…
- Khuôn cắt bánh Pateso, đồng hồ đếm giờ, nhiệt kế, đồ dằm tơi bơ, đồ cắt bột (màu trắng), đồ lấy cookie, tấm nâng bánh để di chuyển (màu xám) .
26. Cây cán bột/cọ phết mặt bánh (Rolling Pin/Pastry Brush)
27. Dao & Khuôn cắt bánh mì:
- Dao dùng để cắt bánh mì, bánh bông lan, bánh kem, ….
- Khuôn/Thớt cắt bánh mì, giúp cắt ra từng lát bánh thật đều.
28. Bình đựng mật ong :

Dụng cụ làm bánh
NHỮNG DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH BÁNH TRÁI
1. Lò Nướng (Oven)
- Lò nướng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng cấu trúc của nó vẫn phải bao gồm: 2 thanh nhiệt trên & nhiệt dưới, nút chỉnh lửa trên lửa dưới, nút chỉnh nhiệt độ của lò.
2. Máy đánh trứng (Mixer) (bạn có thể chọn 1 trong 2 loại sau)
* * Máy đánh trứng để bàn:
* Phụ kiện đi kèm với máy đánh trứng để bàn:
- Phới lồng màu bạc: dùng đánh trứng, bơ mềm, cream.
- Chân quay dẹp: trộn bột, đánh tơi bơ…
- Chân quay xoắn: dùng để nhồi bột (bánh mì, bánh bao….)
* * Máy đánh trứng cầm tay:
- Que lồng: dùng để đánh trứng, đánh kem.
- Que xoắn: dùng để đánh tơi bơ lạnh cứng, trộn nhồi bột.
3. Cái cân (Scale)
- Cân dùng trong làm bánh nên mua loại có sức chịu nặng ít (khoảng 1 ký) hoặc dùng cân điện tử sẽ chính xác hơn.
4. Tô/Thau đánh trứng (Mixing bowl)
- Tô/thau dùng để đánh trứng nên có nhiều kích cỡ để tương ứng với số lượng trứng khi đánh (lưu ý là thể tích trứng sẽ tăng gấp 3 lần sau khi đánh). Nếu được dùng loại thuỷ tinh là tốt nhất.
5. Đồ rây bột (Strainer)
- Rây bột giúp cho bột tơi mịn không bị vón cục, thường dùng trong các loại bánh bông lan…
6. Phới trộn bột (Spatula)
- Dùng phới trộn mềm khi trộn sẽ dễ dàng vét kỹ phần dầu và bột phía dưới đáy thau giúp bánh không bị chai.
7. Khuôn nướng bánh ( Baking Pan)
- Đây là loại khuôn cơ bản nhất và có nhiều mẫu mã hình dáng khác nhau.
8. Khay nướng bánh (Baking tray)
- Khay nướng dùng để nướng các loại bánh quy, bánh mì….
9. Vỉ lưới (Cooling rack)
- Bánh sau khi nướng xong phải bỏ lên vỉ lưới để nguội, sẽ giúp bánh khô thoáng không bị ẩm hay hầm hơi.
NẾU MUỐN CHUYÊN NGHIỆP HƠN BẠN CÓ THỂ BỔ SUNG THÊM
10. Các dụng cụ đo lường nguyên liệu (Measuring)
- Sẽ giúp cho việc đo lường nguyên liệu đơn giản hơn với những công thức có đơn vị khác nhau như: ml, oz, cup,
tsp (muỗng cà phê),
Tbsp(muỗng súp)…
11. Phới lồng (Whisk)
- Dùng để đánh nổi trứng bằng tay (nhưng ít khi sử dụng vì mỏi tay lắm ), đơn giản hơn dùng để đánh tan trứng hay trộn, khuấy đều các hỗn hợp…
12. Đồ mài, nạo (Grater)
- Dùng để mài hay nạo vỏ chanh, cam & các loại hạt khô…

Mình có vài kinh nghiệm chia sẻ với bạn nhé: