VicoTas
Câu hỏi
avatar banlaban3
30/05/2013 17:43

Tư vấn mùa thi 2009 ?

Bạn muốn biết các thông tin sau?

Tỷ lệ chọi các trường ĐH, CĐ?

Các lò luyện thi tốt nhất?

Địa điểm thuê trọ giá rẻ?

Các quán ăn bình dân?

Ăn gì giúp tăng trí nhớ?

Cách làm bài thi trắc ngiệm tốt nhất?

Cách ôn thi hiệu quả?

Thực phẩm giúp duy trì sức khỏe trong kỳ ôn thi?

Làm sao để thức đêm mà không buồn ngủ?

Các phương pháp Giảm căng thẳng khi ôn thi?

Hướng dẫn chỉ đường khi ra thành phố?

Gọi Ngay 1900 561 227 để được tư vấn giúp đỡ.

Danh sách câu trả lời (1)
avatar duongmanhduy 30/05/2013 17:43
Tỷ lệ chọi các trường ĐH, CĐ ấn vào đây


Các lò luyện thi tốt nhất


Trích dẫn:
Thay vì chen chúc ở các lò luyện thi đông đúc hàng trăm người dưới cái nóng nực của mùa hè, học sinh bây giờ luyện thi chuyên nghiệp hơn hẳn các bậc anh chị ngày trước. Với một máy tính nối mạng, một tài khoản đăng kí trên website ôn thi trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà, các bạn học sinh có thể thỏa sức ôn luyện với những bài giảng điện tử, tự đánh giá sức học của mình qua các bài kiểm tra, làm lại đề thi ĐH, trao đổi trực tuyến với các thành viên khác trên diễn đàn. Chỉ tính sơ sơ trên đầu ngón tay cũng có đến hàng chục website ôn thi đang dần trở nên quen thuộc với các bạn học sinh lớp 12.

Thầy giáo Trần Phương, người đã một thời làm mưa làm gió trong nghề luyện thi ĐH ở Hà Nội và Sài Gòn suốt 10 năm liền (từ 1991-2001) cho biết: “Đối với khoa học tự nhiên cần phải có sự ổn định, chính xác. Tuy nhiên sự lặp lại chính mình trong các bài giảng, phương pháp dạy, thậm chí là cả cách pha trò có thể giết chết sự sáng tạo. Để làm mới các bài giảng của mình, tôi tham gia luyện thi trên mạng với mong muốn các bài giảng này có thể đến được với đông đảo các bạn học sinh trên khắp mọi miền đất nước, bởi luyện thi trên mạng là không biên giới".

Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, phương pháp giảng dạy hiệu quả, khả năng giao tiếp cao, học sinh có thể chủ động sắp xếp thời gian học và môn học – đó chính là những ưu thế của chương trình học và luyện thi trên mạng này.

Những website ôn thi ĐH, CĐ trực tuyến:

www.onbai.com
www.dethi.com
www.onthi.com
www.hocmai.vn
www.truongtructuyen.vn
www.vietbao.vn/Tuyen-sinh/Luyen-thi-truc-tuyen/
http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/?ChannelID=345
www.thitructuyen.com
www.edu.net.vn
www.truongthi.com.vn
www.abconline.vn
www.leuchong.com


Cách làm bài thi trắc ngiệm tốt nhất

Thời gian cho mỗi môn thi trắc nghiệm không thể gọi là dài mà cũng không thể gọi là ngắn, nhiều thí sinh tham dự cuộc thi đã chia sẻ. Tưởng tượng có một đề thi trắc nghiệm trước mặt ngay bây giờ và có lệnh "mở đề - làm bài", làm sao để có cảm giác thoải mái làm bài, không muốn bị thời gian rượt theo khi thi dẫn đến nhiều sai sót?

Dễ trước, khó sau

Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức thi cử đã được áp dụng nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ với học sinh, bạn Nguyễn Quốc Hòa, người đoạt giải nhất, cho biết. Hòa cho biết mình thường có thói quen giải quyết đề thi bằng cách đánh dấu ngay vào đề thi toàn bộ những câu có thể trả lời ngay, các câu có mức độ khó hơn thì "nghiền ngẫm sau". Sau đó vừa tô câu trả lời lên bài thi vừa kiểm tra lại, chỗ nào vẫn còn "bí” thì ngồi hít thở một chút có thể sẽ có giải pháp tốt hơn sau đó.

Bạn Trương Vĩnh Duy, người đoạt giải nhì, cho rằng nên chọn những câu lý thuyết trong đề thi để giải quyết ngay vì không phải mất thời gian tính toán nhiều. Muốn vậy người thi cũng phải thủ cho mình một vốn lý thuyết kha khá. Nói cách khác, càng nắm được nhiều kiến thức, khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa càng tốt.

Những yếu tố kỹ thuật còn được bạn Lâm Ngọc Trần, giải ba của cuộc thi, cụ thể hơn: nhận được đề thi, đọc sơ qua và dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi, trong đó có cả những câu "đọc mãi cũng chưa hiểu muốn hỏi gì”. Thế nên cũng đừng mất thời gian vì những câu đọc mãi không hiểu mà tìm câu dễ hiểu hơn để ghi điểm vì trong đề thi hiện tại, tất cả các câu đều có mức điểm như nhau (2 điểm). Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú, đoạt giải khuyến khích cuộc thi, còn cho biết thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, cầm chắc đã có hai câu loại bỏ ngay và chỉ để ý, cân đo hai câu còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác nhất và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.

Bình tĩnh: quan trọng số 1

Hầu hết tất cả các bạn thí sinh của cuộc thi khi được hỏi đều đồng ý rằng tâm lý đi thi có quyết định rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định quan trọng nhất. Bạn Lê Hoàng Xuân An lý giải: hầu hết thí sinh khi chọn ngành, chọn trường đã lượng sức mình nên những người ngồi quanh mình trong phòng thi chưa hẳn đã "dữ" đến độ khiến mình mất tự tin. Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú còn khẳng định: học giỏi chưa chắc đã thành công với thi trắc nghiệm nếu không bình tĩnh, hết sức bình tĩnh. Đề thi tự luận còn có lúc để... thở chứ bài thi trắc nghiệm mà đã gặp rắc rối thì khó lấy lại bình tĩnh.

Nhưng để giữ bình tĩnh phải có điều kiện gì? Câu trả lời là: sức khỏe.

Đ.T.DUY

Những sai sót thí sinh thường mắc phải

* Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa

Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ qua những từ gợi ý quan trọng. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản và sử dụng nhầm công thức giải là phổ biến. Đọc đề chưa kỹ nên bỏ quên dữ kiện quan trọng hoặc tự cho thêm dữ kiện khi giải, dẫn đến các tình huống như thiếu dữ kiện để giải hoặc đưa ra hướng giải quyết sai.

Đọc và hiểu nhầm từ dẫn đến sai về ý nghĩa hóa học. Chẳng hạn xà phòng hóa este bằng NaOH có dư, cô cạn thu được rắn, do không đọc kỹ đề nên khi giải thí sinh (TS) nhầm "rắn" thành "muối" trong khi rắn gồm muối và NaOH còn dư!

Những sai sót về kiến thức cơ bản của hóa học là nhiều nhất, đây cũng là lỗi nặng nhất của TS. Ví dụ: Khi cho cùng một lượng Fe là 0,2 mol phản ứng hết với HCl và phản ứng hết với HNO3 dư, thu được muối clorua và muối nitrat có khối lượng chênh lệch m gam. Giá trị m là bao nhiêu? Trong câu này TS không nắm chắc luật hóa trị sẽ đưa ra kết quả sai là m=10,6 gam, trong khi kết quả đúng là m=23. Nguyên nhân sai là TS không nhớ đối với thí nghiệm 2 sắt có hóa trị (III).

Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh Viễn)

* Môn sinh: nên giải theo nhóm vấn đề

Đề thi có 50 câu thời gian 90 phút: TS không sử dụng hết thời gian này (có những TS dư đến 30 phút). Tại sao? Vì TS không hiểu kết cấu của đề trắc nghiệm nên thường làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50.

Nhóm 1 là nhóm ký ức. Cách làm nhóm này TS phải đọc câu hỏi, đọc sự lựa chọn sẽ thấy câu đúng. Ví dụ: Đột biến gen là gì? Nhóm 2 là nhóm phải suy luận. Cách làm là phải đọc câu hỏi, giải trong nháp có đáp số so sánh với bốn sự lựa chọn ta chọn câu đúng. Ví dụ: Đột biến ảnh hưởng đến aa 198, 199; hỏi gen cấu trúc liên quan đến cặp Nu nào? Còn nhóm 3 là nhóm tìm học sinh giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính quen thuốc của vi khuẩn gây bệnh, sâu bọ.

Khi làm nhóm 1 giải trước, nhóm 2 giải sau, nhóm 3 giải sau cùng. Một đề thi trắc nghiệm không phân bố tuần tự nhóm 1, 2, 3 (đảo câu hỏi). TS thường giải theo thứ tự câu 1, 2... đến câu 50 là chưa biết phân bố thời gian hợp lý, nên dư thời gian.

Điền Chi (Trường THPT Phan Đăng Lưu, TP.HCM)

* Môn toán: có nhiều sai sót dễ mắc phải


Những sai sót mà TS thường gặp khi làm bài thi môn toán là chưa học kỹ những điều đã học. Thiếu bình tĩnh khi làm bài. Tình trạng sức khỏe lúc thi không ổn định. Thiếu bình tĩnh và sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến thiếu sáng suốt, suy nghĩ không ra những điều mà bình thường có thể suy nghĩ ra. Đọc chưa kỹ đề, thế sai dữ liệu. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương.

Có cách ngắn hơn mà TS không biết, lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. TS thường quên những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp tham số m làm cho hàm số suy biến, trường hợp hệ số a của bất phương trình bậc 2 bằng 0. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai.

ThS PHẠM HỒNG DANH (giảng viên chính ĐH Kinh tế TP.HCM
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Lê Thị Hoa Hồng Tôi tốt nghiệp CĐ nghề nay muốn học liên thông lên ĐH nhưng không biết được không?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Tôi ở khu vực 2 nông thôn và là con thương binh thì tôi sẽ được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto ĐH Điện lực tuyển sinh các chương trình đào tạo liên kết quốc tế năm 2009

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto CĐ Giao thông vận tải tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2009

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

Uk Tôi muốn đăng ký học trung cấp tin học cho cháu thì có đủ tiêu chuẩn không?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

Phương ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh văn bằng ĐH thứ 2 hệ chính quy năm 2009

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Nếu không trúng tuyển vào trường này thì tôi có được nộp hồ sơ vào Trường trung cấp Quân y 2 năm 2009 không?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm 2009 em nộp hồ sơ ĐKDT Học viên An ninh Nhân dân tại CA thành phố nơi em Đăng ký HKTT thì em nhận giấy báo dự thi ở đâu?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Em muốn hỏi, trong kì thi Tốt nghiệp THPT 2009, mấy điểm là bị coi là liệt?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Ảnh trong hồ sơ thi ĐH năm 2009 của em khác nhau có sao ko?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

Mạnh Linh Em làm hồ sơ thi ĐH năm 2009 nhưng đã ghi sai mã tỉnh, vậy em phải làm thế nào?

Đăng lúc: 17:43 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Điểm chuẩn năm 2008 khối D của trường HV tài chính và trường ĐH kinh tế quốc dân thì trường nào sẽ có điểm cao hơn?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm 2009 thi địa lý có đc mang Atlat ko?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

Vinh Năm 2009 ĐH Huế: Tỷ lệ “chọi” cao nhất đúng ko cả nhà?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto HV Công nghệ Bưu chính tuyển sinh năm 2009 như thế nào?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm 2009 Nguyên tắc xét tuyển vào hệ ngân sách và hệ ngoài ngân sách của HV Bưu chính như thế nào

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Số lượng hồ sơ ĐKDT vào từng ngành đào tạo của trường Bưu chính năm 2009?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Em đang là sinh viên năm thứ 3 của 1 trường đại học chính quy vậy em muốn thi và học hệ tại chức của 1 trường khác năm 2009 luôn có được không?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Năm 2009 em có được cộng điểm khuyến khích không? Và cộng bao nhiêu điểm?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

nophoto Em ghi sai số chứng minh thư nhân dân khi làm hồ sơ thi ĐH năm 2009?

Đăng lúc: 17:42 - 30/05/2013 trong Tuyển sinh

Rao vặt Siêu Vip