
Tư vấn xây dựng cấu hình PC chuyên Game DX11 (High - Mid Setting)?

1.Công nghệ đồ họa trong game
Hiện tại thì các game sát phần cứng và các game sắp ra mắt đang được hỗ trợ rất nhiều công nghệ yêu cầu hệ thống xử lý đồ họa cao như: FXAA, HBAO, Ambient Occlusion, công nghệ vẽ cây của SpeedTree, Antialiasing 24x, PhysX của nVIDIA,... những công nghệ này làm ảnh hưởng nhiều đến đồ họa trong game, đồng nghĩa với việc yêu cầu phần cứng của nó cũng ko phải thấp Vì thế mà đa số các hãng game lớn nhỏ trên toàn thế giới cũng chỉ ứng dụng một số công nghệ trên nhằm tạo nên sự khác biệt giữ các game. Tuy vậy mà một số hãng game vẫn áp dụng nhiều công nghệ vào 1 game, lấy ví dụ các game hiện tại như Crysis 2 (DX11), Battlefiled 3, Cryostasis, HomeFront,... về Crysis 2 và Battlefield 3 thì chắc các bạn cũng đã biết về mức độ sát phần cứng của nó là như thế nào.

Riêng Cryostasis là một tựa game ra mắt từ năm 2009 nhưng vẫn được coi là sát thủ phần cứng đến thời điểm hiện tại, một phần vì game sử dụng Shader và các Effect phụ vào game và game áp dụng PhysX quá nhiều, khiến cho các gamer đang sử dụng VGA AMD phải cắn răng chịu đựng. HomeFront là một tựa game không quá nổi tiếng, game sử dụng công nghệ vẽ cây bằng SpeedTree, đây là công cụ vẽ cây rất đơn giản mà hiệu quả, thiết bị xử lý đồ họa cũng sẽ yêu cầu rất cao.
2.Công nghệ có sẵn của GPU
Các loại GPU của 2 hãng AMD và nVIDIA đều mang trong mình mỗi công nghệ riêng, ưu điểm riêng thí dụ như nVIDIA độc quyền PhysX, 3D Vision, AMD mang lại hình ảnh sáng hơn, từ HD5000 series trở đi khử răng cưa tốt hơn, cũng vì FXAA của nVIDIA làm việc tốt hơn MLAA cuả AMD nên người dùng VGA AMD sẽ đạt được khung hình cao hơn so với VGA nVIDIA khi thiết lập 1 cấu hình như nhau. Vì thế, một số game tuy không hỗ trợ các công nghệ như Ambient Occlusion, điển hình là series Call of Duty, bạn có thể vào nVIDIA Control Panel (đối với những người dùng VGA nVIDIA) hay Catalyst Control Center (đối với những người dùng VGA AMD) để bật nó lên và chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt đẹp + khung hình sụt đi không ít



3.Cấu hình tối ưu
Nếu như nhu cầu của các bạn chỉ là chơi game + xem phim HD và truy cập các ứng dụng nhẹ, lướt web thì mình sẽ đưa ra bộ cấu hình sau:
LCD: Sự thực là kích cỡ màn hình chẳng ảnh hưởng gì đến hiệu năng VGA cả. Có điều nếu sở hữu màn hình độ phân giải nhỏ, bạn sẽ chẳng cần tới các card đồ họa “khủng long” vẫn có thể chơi game max setting. Giả dụ như HD 5770 quá đủ để chiến game ở 1280 x 1024, GTX 460 cân tốt 1600 x 900... Với 1 hệ thống tầm trung, bạn ko nên xài màn hình Full-HD vì res cuả loại này rất lớn, nếu sử dụng màn hình này setting trong game từ mức high trở lên thì khung hình sẽ rất thấp, giải pháp tối ưu là bạn nên sử dụng màn hình LED có độ phân giải 1600x900 - kích cỡ cũng khác vừa, ko quá nhỏ và ngược lại.


MAIN: Khuyến khích xài main H77, có PCIe 3.0; USB 3.0; 6 port SATA; giá vừa phải. Một số main H77 có thêm Virtu Universal MVP càng tốt. Vài điều về Lucid Virtu: Là một phần mềm ứng dụng trên các bo mạch chủ Z68, có 2 tác dụng:

- Tự động chuyển đổi qua lại giữa đồ họa rời và đồ họa tích hợp nhằm tiết kiệm điện năng: khi hệ thống chạy các tác vụ bình thường, Virtu sẽ điều phối iGPU đảm nhận; khi cần chơi game hay các ứng dụng đồ họa nặng, VGA rời mới phải làm việc.
- Virtual Vsync: Theo như tìm hiểu của tôi, Virtual Vsync có tác dụng chống rách hình khi FPS quá cao so với tần số làm tươi của màn hình (refresh rate) – tương tự như Vsync hiện nay nhưng không khóa FPS ở ngưỡng 60.
.jpg)

VGA: Với một hệ thống chuyên game DX11 như mình vừa đề cập, VGA là phần quan trọng nhất để quyết định hiệu năng chơi game ngang mức nào (tất nhiên nó vẫn phụ thuộc vào CPU).

PSU:Đây là yếu tố cực kì quan trọng mà mọi người rất hay “quên”. Do nhiều lý do (chủ yếu là lý do tài chính), chúng ta thường trang bị bộ nguồn công suất lởm khi mua máy. Hậu quả là đến lúc rước VGA mới về, nhiều người mới ngã ngửa ra là... nguồn không kham nổi. Bởi vậy các gamer có kinh nghiệm đều đầu tư sẵn bộ nguồn tốt ngay từ đầu đề phòng nhu cầu nâng cấp về sau. Mình lưu ý với các bạn: hãy lưu ý đến công suất của PSU bạn đang sử dụng, có đủ nguồn cấp phụ cho VGA hay không. Nếu không bạn sẽ phải cân nhắc giữa các giải pháp sau: nâng cấp 1 lúc cả VGA cả nguồn; lựa chọn VGA hợp với bộ nguồn đang xài hoặc thậm chí... ngừng ý định nâng cấp. Chú ý: rất nhiều bộ nguồn cũ thịnh hành cách đây vài năm như Arrow, GOLDEN... tuy ghi công suất trên vỏ đến 500, 600W nhưng kì thực công suất thực chỉ khoảng 200 -> 250W, được gọi là nguồn noname. Hãy kiểm tra thật kĩ xem nguồn mình đang sử dụng có thuộc loại này không trước khi hí hửng cắm card vào. Sau đây là danh sách các PSU hiệu suất cao, giá rẻ trên thị trường VN (giá giao động từ 1tr3-1tr7):

+ FSP EPSILON 600w (full load 800w, hiệu suất cao)
+ Corsair GS 600w (hiệu suất, hiệu năng, công suất tải,.. Khá tốt)
+ SeaSonic S12II 520w (full load 590w, hiệu suất cao, sai số thấp, điểm cộng cho Single Rail)
+ AcBel R8II 600w (Single Rail, hiệu suất cao, an toàn vs môi trg, tiết kiệm điện)
Gear: Gồm Keyset và Gaming Mouse:
Gaming Mouse: Mình có vài lời khuyên khi lựa chọn gaming mouse:
Kích thước: Chuột có đẳng cấp, có tốt đến đâu mà không vừa tay thì cũng chẳng đủ điều kiện để gamer sử dụng trong thi đấu và tập luyện. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình dáng chuột thích hợp là ưu tiên hàng đầu trong các tiêu chí mua hàng. Nói chung, có nhiều cách để bạn đánh giá mức độ vừa tay, nhưng những yếu tố sau đây không nên bỏ qua. Thứ nhất, tương quan giữa kích thước chuột với lòng bàn tay, trọng lượng của chuột với khả năng di chuyển liên tục của cổ tay phải phù hợp, điều này hoàn toàn cần thử thật để cảm nhận. Bên cạnh đó, gamer cũng cần lưu ý thị trường chuột hiện nay đang đi theo hai phong cách thiết kế Ergonomic và Ambidextrous. Hình thái Ergonomic chỉ phù hợp cho một tay thuận nhất định (trái hoặc phải), có đặc điểm cầm nắm rất chắc tay và thoái mái. Trong khi Ambidextrous với hình dạng đối xứng, phù hợp cho cả hai tay. Yếu tố thứ hai cần quan tâm nằm ở thói quen cầm chuột, tùy theo ba phong cách: Palm Grip, Claw Grip hay Fingertips Grip thường dùng mà bạn có thể ngắm nghía các mẫu chuột phù hợp. Chuột có thân dài, trọng lượng phân bố đều hợp với Palm Grip, Claw Grip. Còn các sản phẩm có bố trí trọng tâm hơi lệch về sau, nút bấm dài như Razer Salmosa phù hợp với kiểu Fingertips Grip hơn.
DPI: Độ phân giải DPI cao không quá quan trọng như nhiều game thủ vẫn quan niệm. Nó còn tùy thuộc vào loại game bạn chơi, độ nhạy sensitivity thiết lập trong game (DPI cao thì sensitivity thường phải thiết lập thấp và ngược lại). Tất nhiên, DPI càng cao thì mức độ điều khiển chuột càng chính xác, nhưng DPI quá cao trong khi sensitivity thiết lập thấp lại thường dẫn tới hiện tượng khựng khi điều khiển chuột do giảm số FPS (khung hình/giây) mà cảm biến có thể xử lý.

Có đuôi hay cụt đuôi: Có rất nhiều lý do để bạn không nên lựa chọn chuột cụt đuôi, điển hình là độ trễ cao, p/p kém hay có thể noí là sự chênh lệch giữa giá thành và hiệu năng quá cao so với chuột có đuôi. Tất nhiên có những loại chuột không dây cao cấp như Razer Mamba thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua vấn đề này
Tần suất gửi tín hiệu: Tần suất gửi tín hiệu càng cao, càng liên tục thì chuyển động của chuột càng được PC ghi nhận chính xác bây nhiêu
Mousepad: Việc lựa chọn mousepad không phải khó, người ta lựa chọn mousepad với các tiêu chí sau: Độ dày, kích thước, mịn hay thô ráp. Cái này tùy sở thích của từng người. Mình thích sử dụng mousepad có bề mặt mịn, kích thước trung bình, độ dày 3,6 mm nhưng có người lại thích sử dụng mousepad có bề mặt thô ráp đòi hỏi kiểm soát độ chính xác chuột cao hơn trong khi mousepad bề mặt mịn đem lại tốc độ di chuyển tốt hơn.
Keyset: Bạn không cần kiếm một chiếc bàn phím quá màu mè vì nó không liên quan gì đến cảm giác bấm nút khi chiến game. Nếu đã đầu tư tiền cho Keyset, bạn nên mua bàn phím cơ. Bàn phím cơ hiện đại có ba loạ cơ bản: Cherry MX Blue, Cherry MX Black, Cherry MX Brown. Cherry MX Blue có đặc điểm là khi bấm, có cảm giác có khoảng dừng ở giữa một "nút thắt", giống như có lực phản hồi lại rất nhẹ nhàng, kèm theo âm thanh click phát ra khi bấm.


Cherry MX Black có đặc điểm là khi bấm, ta không có cảm giác một khoảng dừng ở giữa mà đồng nhất từ trên xuống dưới, do đó lực nhấn phải mạnh và đều hơn so với Cherry Blue, loại này tạo ra đề phòng gamer gác tay lên bàn phím đỡ bấm nhầm. Cherry MX Brown là con lai giữa 2 loại Blue và Black nên nó có chung đặc điểm của cả 2 loại Cherry MX Blue và Cherry MX Black.

Ngoài ra còn có một số loại như Cherry Red và các loại phím cơ cổ điển từ những năm 80-90 như Buckling Spring và APLS Orange